Đáp án Biển, đảo Việt Nam; Hải Phòng vươn ra biển lớn
Biển, đảo Việt Nam; Hải Phòng vươn ra biển lớn
Cuộc thi biển đảo Việt Nam Hải Phòng vươn ra biển lớn được tổ chức trong 3 tháng, từ tháng 4/2022 đến tháng 6/2022. Dưới đây là chi tiết đáp án, thể lệ cuộc thi cho các bạn học sinh cùng tham khảo chi tiết.
1. Đáp án Biển đảo Việt Nam Hải Phòng vươn ra biển lớn
Câu 1: Mục tiêu về phát triển kinh tế biển và du lịch đến năm 2025 của thành phố Hải Phòng được nêu trong Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố là:
A) Đến năm 2025, thành phố Hải Phòng là trọng điểm phát triển du lịch và kinh tế biển của cả nước.
B) Đến năm 2025, thành phố Hải Phòng là trọng điểm phát triển kinh tế biển, trung tâm du lịch quốc tế.
C) Đến năm 2025, thành phố Hải Phòng là trung tâm phát triển kinh tế biển và du lịch quốc tế.
D) Đến năm 2025, thành phố Hải Phòng là trung tâm phát triển kinh tế biển và du lịch của cả nước.
Câu 2: Mục tiêu: Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, đưa Hải Phòng trở thành địa phương mạnh về biển, giàu từ biển và là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước, là hạt nhân, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc và hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, được nêu tại văn bản nào?
A) Mục tiêu được nêu tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
B) Mục tiêu được nêu tại Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
C) Mục tiêu được nêu tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
D) Mục tiêu được nêu tại Chương trình hành động của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Câu 3: Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định một trong những mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là:
A) Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển.
B) Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh
C) Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh từ biển
D) Đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu, mạnh từ biển
Câu 4: Một trong những chủ trương lớn được nêu trong Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là:
A) Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển; là cửa ngõ, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng quốc tế Lạch Huyện; phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới.
B) Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh là cửa ngõ, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng quốc tế Lạch Huyện; phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới.
C) Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng quốc tế Lạch Huyện; phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới.
D) Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới.
Câu 5: Thứ tự các lĩnh vực ưu tiên về phát triển kinh tế biển được nêu tại Chương trình hành động của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là:
A) Đến năm 2030, Hải Phòng phát triển thành công, đột phá về các lĩnh vực kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (i) Dịch vụ và Du lịch biển; (ii) Kinh tế hàng hải; (iii) Công nghiệp ven biển; (iv) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (v) Kinh tế huyện đảo; (vi) Năng lượng tái tạo và ngành kinh tế biển mới.
B) Đến năm 2030, Hải Phòng phát triển thành công, đột phá về các lĩnh vực kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (i) Kinh tế hàng hải; (ii) Dịch vụ và Du lịch biển; (iii) Công nghiệp ven biển; (iv) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (v) Kinh tế huyện đảo; (vi) Năng lượng tái tạo và ngành kinh tế biển mới.
C) Đến năm 2030, Hải Phòng phát triển thành công, đột phá về các lĩnh vực kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (i) Kinh tế hàng hải; (ii) Công nghiệp ven biển; (iii) Dịch vụ và Du lịch biển; (iv) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (v) Kinh tế huyện đảo; (vi) Năng lượng tái tạo và ngành kinh tế biển mới.
D) Đến năm 2030, Hải Phòng phát triển thành công, đột phá về các lĩnh vực kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (i) Kinh tế hàng hải; (ii) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (iii) Dịch vụ và Du lịch biển; (iv) Công nghiệp ven biển; (v) Kinh tế huyện đảo; (vi) Năng lượng tái tạo và ngành kinh tế biển mới.
Câu 6: Ngày 19/11/2018, Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã được Quốc hội Khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019, trong đó xác định chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam là:
A) Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền.
B) Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu hoặc đề xuất về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền.
C) Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền.
D) Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam.
Câu 7: Việt Nam chính thức phê chuẩn tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 vào năm nào?
A) Năm 1982
B) Năm 1985
C) Năm 1994
D) Năm 1995
Câu 8: Luật biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào?
A) Ngày 01/01/2012
B) Ngày 01/01/2013
C) Ngày 01/01/2014
D) Ngày 01/01/2015
Câu 9: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp giáp biển?
A) 26
B) 27
C) 28
D) 29
Câu 10: Theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, một quốc gia ven biển có các vùng biển nào?
A) Nội thủy, Lãnh hải.
B) Nội thủy, Vùng đặc quyền kinh tế.
C) Lãnh hải, Thềm lục địa.
D) Nội thủy, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế và Vùng thềm lục địa.
Câu 11: Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội XII của Đảng được nêu trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về quốc phòng, an ninh, Đảng ta khẳng định:
A) Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.
B) Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.
C) Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.
D) Kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.
Câu 12: Một trong những kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố (nhiệm kỳ 2015 - 2020) về quốc phòng, an ninh được nêu tại Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XV, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI là:
A) Đẩy mạnh xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đảm bảo ổn định chính trị trong mọi tình huống, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo và an ninh quốc gia, bảo vệ Đảng, nhà nước và nhân dân.
B) An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo được tăng cường và giữ vững.
C) Quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường, chính trị xã hội ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, hoạt động đối ngoại được mở rộng và đạt được kết quả tích cực.
D) Quan tâm xây dựng lực lượng thường trực, dân quân tự vệ, dự bị động viên đủ số lượng, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập, khả năng sẵn sàng chiến đấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển, đảo của Tổ quốc.
Câu 13: Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ gì?
A) Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển.
B) Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển.
C) Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển.
D) Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Câu 14: Ngày 11/11/2020, Luật Biên phòng Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 10, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, trong đó xác định chức năng của Bộ đội Biên phòng Việt Nam là:
A) Bộ đội Biên phòng có chức năng thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
B) Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
C) Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
D) Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
Câu 15: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước phát triển trên thế giới về lĩnh vực khoa học và công nghệ, nhất là lĩnh vực khoa học và công nghệ biển là nhiệm vụ được nêu lại báo cáo chính trị trình tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ mấy?
A) Đại hội lần thứ XIII
B) Đại hội lần thứ XIV
C) Đại hội lần thứ XV
D) Đại hội lần thứ XVI
Câu 16: Dự toán tổng số người tham gia:.......
2. Thể lệ cuộc thi Biển, đảo Việt Nam; Hải Phòng vươn ra biển lớn
THỂ LỆ CUỘC THI TRỰC TUYẾN
“BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM; HẢI PHÒNG VƯƠN RA BIỂN LỚN”
(kèm theo Kế hoạch số 33 -KH/BTGTU ngày18/3/2022 của Ban Tuyên giáo Thành ủy)
-----
Điều 1. Tên gọi, phạm vi tổ chức, đối tượng thi, đơn vị tổ chức Cuộc thi
1. Tên gọi:Cuộc thi trực tuyến “Biển, đảo Việt Nam; Hải Phòng vươn ra biển lớn”.
2. Phạm vi tổ chức:Phát động, tổ chức trên phạm vi toàn quốc.
3. Đối tượng thi:Công dân Việt Nam ở trong nước và người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là thí sinh); trừ các cá nhân tham gia Ban Tổ chức, Bộ phận Thư ký, các cá nhân thuộc các đơn vị thiết kế phần mềm website hoặc trực tiếp vận hành trực tuyến phục vụ Cuộc thi.
4. Đơn vị tổ chức Cuộc thi
- Cơ quan chủ trì: Ban Tuyên giáo Thành ủy.
- Cơ quan phối hợp:
+ Sở Thông tin và Truyền thông.
+ Sở Ngoại vụ.
+ Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng.
+ Báo Hải Phòng.
- Mời tham gia: Cục hậu cần Hải quân.
Điều 2. Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức Cuộc thi
1. Nội dung:Tìm hiểu các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và thành phố Hải Phòng về quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế; về quốc phòng, an ninh, biển, đảo; chiến lược phát triển kinh tế biển được nêu tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố Hải Phòng; các kiến thức về biển, đảo Việt Nam; Luật Cảnh sát biển Việt Nam...
2. Hình thức thi, tài liệu tham khảo
- Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại địa chỉ website https://biendao.tuyengiaohaiphong.vn
- Thí sinh có thể tra cứu, tìm hiểu thông tin, thể lệ, ngân hàng câu hỏi trên website https://biendao.tuyengiaohaiphong.vn
3. Thời gian tổ chức Cuộc thi
Cuộc thi được tổ chức trong 3 tháng, từ tháng 4/2022 đến tháng 6/2022.
Điều 3. Cơ cấu giải thưởng
1.1. Giải thưởng tập thể
- 01 giải Nhất: Kỷ niệm chương của Ban Tổ chức Cuộc thi và phần thưởng tiền mặt trị giá 5.000.000 đồng.
- 03 giải Nhì: Kỷ niệm chương của Ban Tổ chức Cuộc thi và phần thưởng tiền mặt trị giá 3.000.000 đồng/1 giải.
- 05 giải Ba: Kỷ niệm chương của Ban Tổ chức Cuộc thi và phần thưởng tiền mặt trị giá 2.000.000 đồng/1 giải.
1.2. Giải thưởng cá nhân
- 01 giải Nhất: Kỷ niệm chương của Ban Tổ chức Cuộc thi và phần thưởng tiền mặt trị giá 3.000.000 đồng.
- 03 giải Nhì: Kỷ niệm chương của Ban Tổ chức Cuộc thi và phần thưởng tiền mặt trị giá 2.000.000 đồng/1 giải.
- 05 giải Ba: Kỷ niệm chương của Ban Tổ chức Cuộc thi và phần thưởng tiền mặt trị giá 1.000.000 đồng/1 giải.
Điều 4. Cách thức thi
Bước 1: Sử dụng các thiết bị đa phương tiện (máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng…) có kết nối Internet truy cập vào website https://biendao.tuyengiaohaiphong.vn hoặc đường link được đăng tải trên các website: tuyengiaohaiphong.vn ; thanhdoanhaiphong.gov.vn; haiphong.gov.vn; baohaiphong.com.vn; biendaohaiphong.gov.vn
Bước 2: Sau khi truy cập website Cuộc thi, thí sinh lựa chọn “THAM GIA THI”, màn hình sẽ hiển thị cửa sổ để đăng nhập các thông tin của thí sinh; thí sinh phải điền đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân vào các trường thông tin, bao gồm:
(1) Họ và tên;
(2) Ngày, tháng, năm sinh;
(3) Số điện thoại;
(4) Chọn đơn vị tham gia thi: Thí sinh lựa chọn thẻ thông tin “HẢI PHÒNG” hoặc “KHÁC”
- Thẻ “HẢI PHÒNG” dành cho các thí sinh đang sinh sống, làm việc và học tập tại thành phố Hải Phòng. Ban Tổ chức Cuộc thi chia theo các Khối thi, cụ thể:
+ Thí sinh là cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng Hải Quân chọn thi theo Khối CỤC HẬU CẦN HẢI QUÂN.
+ Thí sinh là cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố chọn thi theo Khối BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ THÀNH PHỐ.
+ Thí sinh là cán bộ chiến sỹ thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng chọn thi theo Khối BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG HẢI PHÒNG.
+ Thí sinh là cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng Cảnh sát biển chọn thi theo Khối VÙNG CẢNH SÁT BIỂN 1.
+ Thí sinh là đoàn viên, thanh niên thuộc các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, đơn vị trực thuộc Thành đoàn chọn thi theo khối THÀNH ĐOÀN HẢI PHÒNG.
+ Các thí sinh còn lại lựa chọn theo đơn vị hành chính (quận, huyện) nơi thí sinh đang cư trú.
- Thẻ “KHÁC” dành cho thí sinh ngoài Hải Phòng. Thí sinh chọn tỉnh, thành phố nơi thí sinh đang cư trú.
Bước 3: Chọn nút “BẮT ĐẦU THI”
Bước 4: Thí sinh trả lời các câu hỏi của Cuộc thi bằng hình thức trắc nghiệm: Lựa chọn 01 đáp án đúng nhất để trả lời bằng cách nhấn vào đáp áp đó. Thí sinh phải trả lời hết 15 câu hỏi của Cuộc thi và trả lời câu hỏi dự đoán số người tham gia thi. Thời gian làm bài thi là 50 phút/1 lần thi. Trong thời gian làm bài, thí sinh có thể thay đổi đáp án trả lời của các câu hỏi.
Sau khi hoàn thành, thí sinh chọn nút “NỘP BÀI” để kết thúc và nộp bài thi.
* Thí sinh bấm nút “TIẾP TỤC” để thi lần 2, lần 3... hoặc truy cập lại để thi lần tiếp theo bằng số điện thoại của mình và mật khẩu (được mặc định là dãy số 123456). Mỗi thí sinh được tham gia thi tối đa 05 lần. Máy chủ sẽ tự động chấm điểm để lấy kết quả bài thi có số điểm cao nhất, thời gian làm bài nhanh nhất và dự đoán số người tham gia Cuộc thi gần đúng nhất của thí sinh.
Điều 5. Cách thức tính điểm, xét giải, điều kiện đạt giải, trao giải thưởng
1. Cách thức tính điểm:Mỗi câu trả lời đúng tương ứng với 01 điểm, tổng số điểm tối đa bài thi của thí sinh là 15 điểm/15 câu hỏi.
2. Cách thức xét giải, điều kiện đạt giải
a. Đối với giải thưởng cá nhân
Thứ tự xếp giải sẽ được lấy từ cao xuống thấp cho đến khi chọn đủ số lượng giải theo Điều 3 Thể lệ này. Ban Tổ chức Cuộc thi xét lần lượt theo các tiêu chí sau: số điểm làm bài thi, thời gian làm bài thi.
Trường hợp có từ 02 thí sinh trở lên có bài thi đạt điểm số bằng nhau, thời gian làm bài thi như nhau, thí sinh nào dự đoán số người tham gia thi gần đúng nhất so với kết quả tổng hợp cuối cùng về số lượng người tham gia thi sẽ đạt giải cao hơn.
b. Đối với giải thưởng tập thể
Ban Tổ chức Cuộc thi xét giải đối với các tập thể thuộc thành phố Hải Phòng.
Thứ tự xếp giải sẽ được lấy từ cao xuống thấp cho đến khi chọn đủ số lượng giải theo Điều 3 Thể lệ này. Ban Tổ chức Cuộc thi xét lần lượt theo các tiêu chí sau: tổng số người tham gia thi, tổng số điểm của các bài thi.
Trong trường hợp có từ 02 tập thể trở lên có số người tham gia thi bằng nhau, tổng số điểm của các bài thi bằng nhau, tập thể nào có tổng thời gian làm bài thi ít hơn sẽ xếp giải cao hơn.
c. Trao giải
Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ tổ chức trao giải vào dịp kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng (01/8/1930 - 01/8/2022).
Kết quả thi và thông tin về giải thưởng sẽ được Ban Tổ chức Cuộc thi đăng tải trên website https://biendao.tuyengiaohaiphong.vn và các phương tiện thông tin truyền thông khác.
Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ liên hệ trực tiếp với các cá nhân bằng điện thoại (theo số điện thoại đăng ký khi tham gia thi) và thông báo bằng văn bản tới tập thể đạt giải.
Điều 6. Không công nhận kết quả, giải quyết khiếu nại
1. Không công nhận kết quả
Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ không công nhận kết quả và trao thưởng trong các trường hợp sau:
a. Nếu thông tin của thí sinh không trùng với thông tin trên bài thi và Ban Tổ chức Cuộc thi không liên hệ được với thí sinh qua số điện thoại đã đăng ký trong thời gian 10 ngày tính từ ngày công bố kết quả Cuộc thi.
b. Thí sinh sử dụng thông tin không có thật hoặc sử dụng thông tin của người khác để đăng ký thi.
c. Sử dụng phần mềm, kỹ thuật, công nghệ thông tin để tự động làm nhiều bài thi.
d. Thực hiện hành vi vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục; làm ảnh hưởng đến tính nghiêm túc, công bằng, khách quan, an toàn thông tin của Cuộc thi.
e. Tập thể có thí sinh vi phạm các khoản c, d của điều này.
2. Giải quyết khiếu nại
a. Trường hợp có khiếu nại liên quan đến kết quả Cuộc thi, người khiếu nại gửi văn bản đến Ban Tổ chức Cuộc thi để xem xét, giải quyết theo quy định (Địa chỉ nhận khiếu nại: Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng, số 128 Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng).
b. Thời gian nhận khiếu nại: 10 ngày kể từ thời điểm Ban Tổ chức Cuộc thi công bố kết quả Cuộc thi.
c. Cấp giải quyết khiếu nại duy nhất là Ban Tổ chức Cuộc thi.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Giao Phòng Tuyên truyền, Báo chí, Xuất bản, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng là bộ phận thường trực của Cuộc thi (liên hệ đồng chí Trần Trọng Tuân, số điện thoại: 0936.517.345).
2. Các cơ quan, đơn vị phối hợp tổ chức vận hành trang website Cuộc thi và đăng tải Thể lệ Cuộc thi, đặt banner, logo, đường link Cuộc thi, tuyên truyền sâu rộng về Cuộc thi trên website, cổng thông tin của ngành, địa phương, đơn vị.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thể lệ Cuộc thi có hiệu lực từ ngày được Ban Tổ chức Cuộc thi ban hành và hết hiệu lực khi Cuộc thi kết thúc theo kế hoạch tổ chức Cuộc thi./.