Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh 10 chuyên Hóa Sở GD&ĐT Hà Nội 2020

Sáng 19/07/2020, Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội chính thức tổ chức kì thi chung tuyển sinh vào lớp 10 Chuyên năm 2020 môn Vật Lý, Hóa học, Sử, Địa Lý và Sinh học. Đề thi Hóa học vào 10 Hà Nội diễn ra trong thời gian 120 phút. Đề thi & Đáp án sẽ được VnDoc.com đăng tải mời các bạn tham khảo

Các em học sinh gửi đề thi cho Fanpage VnDoc.com tại: VnDoc.com để có đáp án NHANHCHÍNH XÁC nhất.

1. Đáp án Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Hóa Hà Nội năm 2020

Câu I.

1.  

Vì trong không khí có 1 lượng CO2, Ca(OH)2 để ngoài trời sẽ phản ứng với CO2 taọ thành kết tủa trắng CaCO3

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Lượng CO2 trong không khí ít, lượng CaCO3 được tạo thành từ từ, lâu ngày tạo thành mảng váng trắng bám trên bề mặt,

2. 

a) Hiện tượng: Mẩu than gỗ cháy làm mồi cho day sắt cháy. Khi đưa vào bình đựng sẵn khí oxi thì dây sắt cháy sáng chói trong bình, không tạo lửa, tạo ra hạt nhỏ cháy màu nâu đỏ sắt Fe3O4

3Fe + 2O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) Fe3O4

b) Nhỏ vài giọt AgNO3 và dung dịch NaCl thấy xuất hiện kết tủa trắng là AgCl do có phản ứng: AgNO3 + NaCl→ AgCl↓ + NaNO3

Sau đó lọc kết tủa AgCl đưa ra ngoài ánh sáng thì ta thấy xuất hiện chất rắn trắng màu xám là bạc, do AgCl dễ bị phân hủy khi có ánh sáng.

PTHH: 2AgCl(rắn)\overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2Ag(rắn) + Cl2 (khí)

(trắng)             (trắng xám)

c) Cho mẩu natri vào ống thí nghiệm đựng nước. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có vuốt dẫn khí bằng thủy tinh xuyên qua. Sau một gian, đốt khí thoát ra từ vuốt dẫn khí

Hiện tượng: Cho mẩu natri vào ống nghiệm đựng nước ⇒ Natri chạy tròn trên bề mặt ống nghiệm, natri tan dần tạo ra khí không màu thoát ra bên ngoài, phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Đốt khí thoát ra ta thấy khí cháy cho ngọn lửa màu xanh nhạt, xuất hiện những giọt nước tạo thành.

PTHH:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2H2 + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) H2O

Câu II. 

1.

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

CH3COOH + Na2CO3 → CH3COONa + CO2 + H2O

Fe3O4 + 4CO \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 3Fe + 4CO2

4HCl + MnO2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Cl2 + MnCl2 + 2H2O

2. 

Sử dụng quỳ tím nhận biết được 2 nhóm: nhóm 1: HCl, H2SO4 quỳ chuyển sang đỏ

Nhóm 2: Không đổi màu quỳ là Na2SO4 và NaNO3

Cho dung dịch BaCl2 vào 2 nhóm trên:

Nhóm 1:  ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng BaSO4 là axit H2SO4, không hiện tượng gì là HCl

Nhóm 2: ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng BaSO4 là muối Na2SO4, không hiện tượng gì là NaNO

PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl

BaCl2 + Na2SO4  → BaSO4 + 2NaCl

Câu III.

1. 

a) Y là khí O2

2KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2KCl + 3O2

b) Khi ngừng thu khí oxi ta phải tháo rời ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn vì: Nếu tắt đèn cồn trước sẽ có sự chênh lệch nhiệt độ, áp suất giảm đột ngột làm cho nước bị hút ngược trở lại, ống nghiệm đang nóng gặp lạnh sẽ vỡ

2. 

Quy đổi hỗn hợp Fe, FeS, FeS2, S thành Fe ( x mol), S ( y mol)

nSO2 = 0,12 mol

Quá trình trao đổi electron

Feo  →  Fe+3 + 3e              S+6 + 2e → S+4

x →                 3x                     0,24        0,12

So → S+6 + 6e

y    →         6y

Áp dụng BTE:  3x + 6y = 0,24 (1)

Theo đề bài: 56x + 32y = 2,080 (2)

Giải hệ phương trình: x = 0,02, y = 0,03

Dung dịch X: Fe2(SO4)3 = 0,01 mol

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO

0,01                            → 0,02 mol

2Fe(OH)3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe2O3 + 3H2O

0,02 →        0,01 => mrắn = 0,01 .160 = 1,6 gam

Câu IV. 

1.

nKMnO4 = 0,012 mol

2KMnO4 + 16HCl \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2

0,012                                                            →  0,03

BT Cl => nAgCl = 2nCl2 = 0,06 mol

=> mAgCl = 0,06.143,5 = 8,61 gam < 12,93 gam

=> Ngoài kết tủa AgCl thì còn có kết tủa khác

Kim loại M có phản ứng với AgNO3

Khi cho Cl2 tác dụng hết với kim loại M (có hóa trị không đổi)

nCl2 + 2M \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2MCl

0,06        →  0,06/n

Hỗn hợp chất rắn X gồm MCln (0,06/n) và M dư (a mol)

mX = 0,06/n.(M + 35,5n) + a.M (1)

Khi cho X tác dụng với AgNO3 dư:

MCln + nAgNO3 →  nAgCl + M(NO3)n

0,06/n                    →  0,06

M + nAgNO3 →  nAg + M(NO3)n

a                            na

=> mkết tủa = 0,06 .143,5 + 108.an = 12,93 => an = 0,04 mol

=> a = 0,04/n thay vào (1)

0,06/n.(M+35,5.n) + (0,04/n).M = 5,38

=> 0,06M + 2,13n + 0,04M = 5,38n

=> M = 32,5n

Biện luận với các giá trị n lần lượt: 1,2,3  với n = 2 ta được M = 65 => Kim loại M là Zn

2. 

Goi số mol FeO, Cu, Fe2O3 lần lượt là x, y, z

Khi cho X tác dụng với HCl vừa đủ thu được dung dịch Y gồm 2 chất tan => Y chứa FeCl2 và CuCl2

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

x                  → x

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

z                        → 2z

2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2

2z        → z    →2z        →z

Cu phản ứng vừa đủ với FeCl3 => z = y (1)

Dung dịch Y chứa FeCl2 (x + 2z mol) và CuCl2 (z mol)

Khi cho dung dịch Y tác dụng với AgNO3 dư:

FeCl2 + 3AgNO3 → 2AgCl + Ag + Fe(NO3)3

(x + 2z) →                2(x+2z)  → (x+2z)

CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Cu(NO3)2

z      →                       2z

=> mkết tủa AgCl, Ag = 143,5 .(2x + 6z) + 108.(x+2z) = 36,8 (2)

BTNT Fe => nFe2O3 = 1/2nFeO + nFe2O3 = 0,5.x + z mol

BTNT Cu => nCuO = nCu = y (mol)

=> mchất rắn = 160.(0,5.x + z) + 80y = 8 (3)

Giải hệ phương trình được: x = 0,025 mol, y = 0,025 mol; z = 0,025 mol

=> m = 0,025.72 + 0,025.160 + 0,025.64 = 7,4 gam

Mặt khác cho X phản ứng với H2SO4 đặc:

Quá trình trao đổi e:

Fe2+ → Fe3+ + 1e        S+6 + 2e → S+4 

Cuo → Cu2+ + 2e

Áp dụng BTE: nFeO + 2nCu = 2nSO2 => nSO2 = 0,0375 mol

=> V = 0,84 lít

Câu V. 

Y làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ => Y là axit => CTCT Y: CH3COOH: axit axetic

CTCT X: CH3CH2OH: rượu etylic (hoặc ancol etylic)

CTCT Z: CH3COOCH2CH3: etyl axetat

PTHH:

CH3COOH + CH3CH2OH \overset{H^{+},xt }{\rightarrow}\(\overset{H^{+},xt }{\rightarrow}\) CH3COOCH2CH3 + H2O

2. 

Ta có:

nX = 0,135 mol

nH2O = 0,27 mol

Số nguyên tử H trung bình = 2nH2O/nX = 2.0,27/0,135 = 4

Gọi công thức tổng quát của hỗn hợp là CnH4

=> Độ bão hòa trung bình được tính: k = (2C + 2 - H)/2 = (2n+2-4)/2 = n - 1

CnH4 + (n-1)Br2

0,04/(n-1)←0,04

=> mX = 0,04/(n-1). (12n + 4) = 1,92 => n = 13/9

C13/9H4 + 22/9O2 → 13/9CO2 + 2H2O

0,135 → 0,33 → 0,195

=> m = 0,195.44 = 8,58 gam

V = 7,392 lít

2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Hóa Hà Nội năm 2020

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Hóa chuyên Hà Nội

Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Hóa Hà Nội có đáp án

Đáp án đề thi tuyển sinh 10 môn Hóa chuyên Hà Nội

.............................

Mời bạn đọc tham khảo thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 năm 2020 các môn khác nhau như: ôn thi vào lớp 10 môn Toán, ôn thi vào lớp 10 môn Văn, ôn thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh ... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Hóa học

    Xem thêm