Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 5 năm 2020

Giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 5 là cuộc thi nhằm giúp nâng cao ý thức tham gia giao thông cũng như tăng thêm sự hiểu biết của các em học sinh về Luật giao thông đường bộ. Từ đó góp phần xây dựng ý thức văn hóa giao thông ngày một văn minh. Dưới đây là toàn bộ câu hỏi thi Giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 5 năm 2020 có đáp án VnDoc xin được chia sẻ cùng các bạn.

Đề thi Giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 5 năm 2019 - 2020

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 1 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)

Câu 1: Em đi xe đạp đến đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt không có rào chắn, khi thấy
tàu hỏa đang đến gần, đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng em phải làm gì?

A. Phải đạp xe thật nhanh để vượt qua đoạn đường sắt

B. Phải ra hiệu xin đường rồi đi thật nhanh qua đường sắt

C. Phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất, khi đèn tín hiệu
đã tắt mới được đi qua

Câu 2: Khi đi ra đường, đặc biệt là những tuyến đường huyện, tỉnh, đường quốc lộ các em
nên đi với những người nào?

A. Đi với từ 2 bạn trở lên

B. Đi với người lớn

C. Đi với em gái

Câu 3: Biển báo chỉ dẫn có đặc điểm như thế nào?

A. Hình tam giác nền vàng, viền đỏ

B. Hình tròn nền xanh

C. Hình chữ nhật hoặc hình vuông nền màu xanh lam, ở giữa có hình vẽ hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng

Câu 4: Khi ngồi trên thuyền để đi qua sông ta cần lưu ý điều gì?

A. Mặc áo phao, vui chơi trên thuyền

B. Mặc áo phao và đi dạo quanh thuyền

C. Mặc áo phao đúng quy định, ngồi một chỗ không được thò tay, chân xuống nước

Câu 5: Khi tham gia giao thông đường bộ, mỗi học sinh cần phải làm gì?

A. Tìm hiểu, học tập để biết về Luật Giao thông đường bộ

B. Chấp hành đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường

C. Thực hiện tất cả các điều trên

Câu 6: Khi đi xe đạp từ ngõ nhỏ ra đường chính tầm nhìn bị che khuất em phải xử lý như thế nào?

A. Thoải mái đi xe ra đường

B. Giảm tốc độ hoặc dừng lại quan sát lắng nghe tiếng còi xe để nhận biết các xe đang đi tới,
nhường đường cho xe đang đi trên đường chính, khi thấy an toàn mới đi ra đường

C. Em rủ thêm các bạn cùng đi xe ra đường cho yên tâm

Câu 7: Khi đi trên đường, nếu nhìn thấy một vụ tai nạn giao thông, em sẽ làm gì?

A. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, báo cho một người lớn nào đó đến để họ tìm người giải
quyết, tham gia cấp cứu người bị nạn nếu có thể

B. Vào xem để thỏa trí tò mò

C. Bỏ chạy vì sợ

Câu 8: Theo em, quy định nào để bảo đảm an toàn trên đường đi?

A. Đi vào đường cấm, đường ngược chiều

B. Đi đúng hướng đường, làn đường cho phép

C. Đi xe máy che ô, buông thả một tay

Câu 9: Khi ngồi trong xe ô tô tham gia giao thông các em phải làm gì?

A. Ngồi trên ghế xe ô tô nghiêm túc, thắt dây an toàn nếu xe có trang bị dây an toàn, không mở
cửa thò đầu hoặc tay, chân ra ngoài

B. Ngồi trên ghế xe nghiêm túc, nếu thấy say xe thì thò đầu ra ngoài cho dễ chịu

C. Ngồi trên ghế xe ô tô nếu đi trên đoạn đường xa thì thắt dây an toàn

Câu 10: Đang đạp xe đi trên đường đi học thì em nghe thấy tiếng còi của xe cứu hỏa đằng sau,
em sẽ làm gì?

A. Em đạp xe thật nhanh để kịp giờ học

B. Em đạp xe chậm lại, chuyển hướng hoặc dừng lại sát lề đường bên phải theo chiều đi của
mình, nhường đường cho xe cứu hỏa

C. Em đạp xe như bình thường

PHẦN B: VIẾT (Từ 10 đến 15 dòng):

Hiện nay vẫn còn nhiều bạn học sinh không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, em sẽ làm gì để các bạn nâng cao ý thức chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm?

>> Tham khảo đề thi cho giáo viên: Câu hỏi an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên 2020

Đáp án Giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 5

1. C

2. B

3. C

4. C

5. C

6. B

7. A

8. B

9. A

10. B

PHẦN B: VIẾT (Từ 10 đến 15 dòng)

Gợi ý trả lời:

Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn thường gây tử vong hoặc thương tật nặng, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đối với tinh thần và đời sống của gia đình và xã hội. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nêu gương xấu đối với xã hội. Hành vi bất chấp pháp luật này sẽ khiến nhiều người bắt chước, gây bất mãn trong xã hội nếu không bị nghiêm trị. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông, làm tăng tỷ lệ tai nạn, gây mất ổn định trật tự an toàn giao thông. Chính vì vậy ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm là rất to lớn, vừa giúp chúng ta giảm thiểu thương vong khi gặp tai nạn, tăng thêm nét đẹp trong văn hóa tham gia giao thông.

Chính vì những ảnh hưởng nặng nề và tác hại khôn lường của việc không đội mũ bảo hiểm chúng ta phải:

  • Nghiêm chỉnh chấp hành quy định về đội mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
  • Nắm rõ Luật giao thông đường bộ và sử dụng mũ bảo hiểm đạt chất lượng, đúng quy cách để đảm bảo an toàn trong tham gia giao thông.
  • Nhắc nhở các bạn bè hay những người xung quanh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
  • Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa để tuyên truyền lợi ích cũng như những nguy hiểm tiềm ẩn khi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
  • Tổ chức diễn các tiểu phẩm về an toàn giao thông trong đó nhấn mạnh sự nguy hiểm khi không đội mũ bảo hiểm.
  • Cùng các bạn đến thư viện và trao đổi các kiến thức về an toàn giao thông.
  • Mời các bạn cùng xem các ấn phẩm báo chí hay video hướng dẫn cách tham gia giao thông an toàn.
  • In các khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông để dán ở lớp học.

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ - khối lớp 5 năm 2018 - 2019

Họ và tên: …………………………………………….……………….……..……….

Ngày sinh: …………………………………………….……………………..……….

Lớp: …………………………………………….……………………….…..……….

Trường: ……………………………………..….…..…………………………….......

Địa chỉ nhà trường (Xã/phường; Quận/huyện; Tỉnh/T.phố): ………………..…...….

……………...…………………….…………………..………………………………

Số điện thoại nhà riêng (nếu có): ……………..….…………………………………..

Phần A: Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: tại các ngã ba, ngã tư, không có cầu vượt, hầm hoặc vạc kẻ đường cho người đi bộ, em đi bộ qua đường như thế nào để đảm bảo an toàn?

A. Phải quan sát kỹ các xe từ các hướng, chỉ khi thấy an toàn mới qua đường.

B. Chạy thật nhanh qua đường

C. Quan sát thấy có xe nào cũng sang đường thì bám theo sau

Câu 2: Em hãy sắp xếp thứ tự các bước qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông cho người đi bộ.

(1). Quan sát trước sau trái phải để kiểm tra an toàn

(2). Đèn xanh cho người đi bộ bật sáng

(3). Đèn xanh cho người đi bộ màu đỏ, dừng lại chờ đèn xanh

(4). Qua đường và giơ cao tay để các xe khác biết

A. (1)-(2)-(4)-(3)

B. (3)-(1)-(4)-(2)

C. (3)-(2)-(1)-(4)

Câu 3: Em được học biển báo cấm là biển hình tròn, viền màu đỏ, nền màu trắng, hình vẽ hiển thị màu đen, đi đường em gặp biển báo giao thông hình bát giác có chữ Stop, em hiểu là dừng lại nhưng có bắt buộc phải dừng lại không?

A. Trong trường hợp đặc biệt em có thể tiếp tục đi

B. Đây là biển báo cấm có hình dạng đặc biệt ngoại lệ, em vẫn phải dừng lại

C. Đây không phải dạng biển báo cấm em được học, em vẫn đi bình thường

Câu 4: Em được bố mẹ cho đi du lịch ngắm sông nước Tràng An bằng thuyền, em đã biết bơi rồi thì có nhất thiết phải mặc áo phao không?

A. Không phải mặc

B. Em vẫn phải mặc áo phao, cài dây an toàn hoặc sử dụng dụng cụ nổi để an toàn

C. Em chỉ cần khoác áo phao, không cần cài dây áo phao

Câu 5: Em hãy cho biết, hành vi nào sau đây là nguy hiểm khi đi xe đạp

A. Buông cả hai tay, đi xe đạp bằng một tay

B. Đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng

C. Cả hai đáp án trên

Câu 6: Khi đi xe đạp từ cổng trường ra đường chính em phải xử lý như thế nào?

A. Chú ý quan sát xung quanh, lắng nghe tiếng còi xe để nhận biết các xe đang đi tới, nhường đường cho xe đi trên đường chính,khi thấy an toàn mới ra đường.

B. Người tham gia giao thông đều biết trường học của em, người ta sẽ tự tránh đường, em cứ thoải mái phóng xe ra đường.

C. Em rủ vài bạn cùng phóng xe ra đường cho yên tâm.

Câu 7: Em hãy điền từ, cụm từ vào chỗ trống để hoàn thiện hành vi an toàn khi đạp xe đến ngã tư mà gặp đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu vàng.

….…..tốc độ…………trước vạch dừng, khi đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh thì…….., tiếp tục hành trình.

A. Tăng, vượt qua, khẩn trương

B. Giảm, dừng lại, nhanh chóng

C. Giảm, dừng lại, quan sát an toàn xung quanh

Câu 8: Khi được mẹ đưa đến trường bằng xe máy điện, em có phải đội mũ bảo hiểm không?

A. Chỉ bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô, xe gắn máy nên em không phải đội mũ bảo hiểm.

B. Bất cứ lúc nào ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe máy điện đều phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, vừa với cỡ đầu.

C. Khi đi qua các đoạn đường nhiều xe cộ đi lại

Câu 9: Theo những hành vi nào sau đây được coi là nguy hiểm khi ngồi trên ô tô

A. Hạ cửa kính thò đầu ra ngoài

B. Không chốt cửa xe ô tô

C. Cả hai phương án trên

Câu 10. Vì sợ muộn giờ học của em nên bố chở em phóng thật nhanh trên đường, nghe thấy tiếng còi ủ của xe cứu thương đằng sau em sẽ làm gì?

A. Em tiếp tục thúc giục bố phóng nhanh để kịp giờ học

B. Em nhắc bố quan sát và đi xe vào lề bên phải theo chiều đi nhường đường cho xe cứu thương.

C. Em cứ yên tâm ngồi sau xe bố không cần quan tâm đến những việc khác.

Phần B. Câu hỏi tự luận

Hiện nay vẫn còn nhiều bạn học sinh không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, em sẽ làm gì để nâng cao ý thức chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm đối với các bạn học sinh?

Xem thêm: Em sẽ làm gì để nâng cao ý thức chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm

Trên đây là đáp án phần thi giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông cho khối lớp 5 VnDoc đã chia sẻ đến các bạn. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm đáp án một số cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông khác để có thêm những kiến thức an toàn giao thông thật bổ ích nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
172
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Vinh Lê
    Vinh Lê

    hay


    Thích Phản hồi 29/12/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cuộc thi An toàn giao thông

    Xem thêm