Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn GDCD trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn GDCD trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn GDCD trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội năm học 2019-2020 để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn tập môn GDCD, mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn GDCD trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội năm học 2019-2020 là bộ đề cương được giáo viên của trường THPT Xuân Đỉnh biên soạn. Đề cương tổng hợp toàn bộ kiến thức của môn Giáo dục công dân lớp 11 trong học kì 1. Đề cương gồm các phần câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1

MÔN GDCD LỚP 11

Câu 1: Sản xuất của cải vật chất là gì? phân tích các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất?

Câu 2: vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với sự phát triển của xã hội ? ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội là gì?

Bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thị trường

Câu 3: Hàng hóa là gì? Tại sao người bán cần giá trị của hàng hóa, còn người mua cần giá trị sử dụng của hàng hóa đó?

- Bản chất của tiền tệ là gì? Tại sao tiền được cố định ở Vàng? Tiền tệ có những chức năng cơ bản nào?

- Thị trường là gì? Chức năng cơ bản của thị trường là gì?

Bài 3: Qui luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Câu 4: Nêu nội dung của qui luật giá trị? Phân tích tính hai mặt của qui luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Câu 5 Cạnh tranh là gì? Phân tích tính hai mặt của qui luật cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? Thế nào là cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh? Nếu em là chủ thể kinh tế, khi thấy có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, em sẽ xử lý như thế nào?

Bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Câu 6: Cung – Cầu là gì? Em hãy lấy ba ví dụ để minh họa về sự điều tiết của Nhà nước, khi trên thị trường quan hệ cung cầu bị rối loạn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân?

Câu 7: Khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO ), theo em, mối quan
hệ cung – cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra như thế nào?

a) Thuận lợi.

b) Khó khăn.

c) Vừa thuận lợi, vừa khó khăn.

Tại sao em lại chọn phương án đó?

Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 8: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì? Qua thực tiễn và ví dụ cụ thể, em hãy chứng minh
luận điểm sau: «Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn
thời gian, vừa có bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt.»

Câu 9: Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời với dịch chuyển cơ cấu lao động? Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động của nước ta hiện nay?

Câu 10: Là một công dân, trong khi học và sau khi tốt nghiệp THPT, em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lý kinh tế của nhà nước.

Câu 11: Thành phần kinh tế là gì? trình bày các thành phần kinh tế cơ bản ở nước ta hiện nay? nêu cai trò của mỗi thành phành phần kinh tế đó? lấy ví dụ minh họa?

Một số câu hỏi trắc nghiệm hs có thể tham khảo:

1. Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là

A. Cơ sở tồn tại của xã hội.

B. tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.

C. giúp con người có việc làm.

D. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2. Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?

A. Đối tượng lao động.

B. Sức lao động.

C. Tư liệu lao động.

D. Máy móc hiện đại.

3. Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động?

A. Không khí.

B. Sợi để dệt vải.

C. Máy cày.

D. Vật liệu xây dựng.

4. Một sản phẩm trở thành hàng hóa cần có mấy điều kiện?

A. Hai điều kiện.

B. Bốn điều kiện.

C. Ba điều kiện.

D. Một điều kiện.

5. Hàng hóa có hai thuộc tính là

A. giá trị và giá cả.

B. giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.

C. giá cả và giá trị sử dụng.

D. giá trị và giá trị sử dụng.

6. Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?

A. Thước đo giá trị.

B. Phương tiện lưu thông.

C. Phương tiện cất trữ.

D. Phương tiện thanh toán.

7. Tiền tệ có mấy chức năng?

A. Hai chức năng.

B. Ba chức năng.

C. Bốn chức năng.

D. Năm chức năng.

8. Bà A bán thóc được 2 triệu đồng. Bà dùng tiền đó mua một chiếc xe đạp. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?

A. Thước đo giá trị.

B. Phương tiện lưu thông.

C. Phương tiện cất trữ.

D. Phương tiện thanh toán.

9. Thông tin của thị trường giúp người mua

A. biết được giá cả hàng hóa trên thị trường.

B. mua được những hàng hóa mình cần.

C. biết được số lượng và chất lượng hàng hóa.

D. điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.

10. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.

B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

D. Chi phí cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

11. Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh Blaf 2 giờ, anh C là 3
giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người trên ai thực hiện tốt qui luật của giá trị?

A. Anh A.

B. Anh B.

C. Anh C.

D. Anh A và anh B.

12. Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của

A. cạnh tranh.

B. thi đua.

C. sản xuất.

D. kinh doanh.

13. Câu tục ngữ «Thương trường như chiến trường » phản ánh qui luật kinh tế nào dưới đây?

A. Qui luật cung cầu.

B. Qui luật cạnh tranh.

C. Qui luật lưu thông tiền tệ.

D. Qui luật giá trị.

14. Ở trường hợp nào dưới đây thì người tiêu dùng sẽ có lợi khi mua hàng?

A. Cung = cầu.

B. Cung > cầu.

C. Cung < cầu.

D. Cung cầu.

15. Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hường nào dưới đây?

A. Cung tăng, cầu giảm.

B. Cung giảm, cầu tăng.

C. Cung tăng, cầu tăng.

D. Cung giảm, cầu giảm.

16. Quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công là chính sang lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là

A. công nghiệp hóa.

B. hiện đại hóa.

C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. tự động hóa.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn GDCD trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội năm học 2019-2020 mong rằng bạn đọc có thể ôn tập tốt hơn môn Giáo dục công dân nhé. Bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức của các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, Ngữ văn 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập GDCD 11

    Xem thêm