Đề cương ôn tập lớp 8 môn Vật lý học kì II trường THCS Tân Thành, Vĩnh Long
Đề cương ôn tập lớp 8 môn Vật lý học kì II trường THCS Tân Thành
Đề cương ôn tập lớp 8 môn Vật lý học kì II trường THCS Tân Thành, Vĩnh Long được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì 2 môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
Đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 môn Vật lý Phòng GD&ĐT Phong Điền năm học 2017 - 2018
Đề KSCL học kì 2 lớp 8 môn Vật lý trường THCS Tân Viên, An Lão năm học 2017 - 2018
Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Vật lý lớp 8
I. NỘI DUNG LÍ THUYẾT:
1. Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công? Nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức?
A = F. S. Trong đó:
+ A là công thực hiện (J)
+ F là lực tác dụng (N)
+ S là quãng đường dịch chuyển (m)
2. Nêu định luật về công?
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiều lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại,
3. Công suất là gì? Viết công thức tính công suất. Nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức?
- Công suất là công thực hiện trong một giây.
- Công thức tính công suất: P = A: (1). Trong đó:
+ A là công thực hiện (J).
+ t là thời gian thực hiện công (s).
+ P công suất (W) P = F.v (2). Trong đó:
+ F là lực tác dụng (N)
+ v là vận tốc (m/s)
4. Cơ năng:
a. Thế năng hấp dẫn là gì? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào gì?
Thế năng hấp dẫn là cơ năng của vật có được do vị trí của vật so với mặt đất hay do vị trí của vật so với vật khác được chọn làm mốc để tính độ cao. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào m, h
b. Động năng là gì? Động năng phụ thuộc vào gì?
Động năng là cơ năng của vật có được do chuyển động. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật
3. Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. (Định luật bảo toàn cơ năng: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn).
5. Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
II. Bài tập
3. Động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 4 000N. Biết ô tô chuyển động đều với vận tốc 36km/h. Trong 5 phút, công của lực kéo của động cơ là bao nhiêu.
4. Một máy bay trực thăng khi cách cánh, động cơ tạo ra một lực phát động 11 600 N, sau 1 phút 20 giây máy bay đạt được độ cao 720m. Hãy tính công suất động cơ của máy bay?
5. Một ấm nhôm có khối lượng 360g chứa 1,2 lít nước. Biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 24°C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4 200 J/kg.K. Hãy tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước trong ấm?
6. Một ấm nhôm khối lượng 500g, chứa 2 lít nước ở 20oC. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước.
7. Một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1,5 lít nước ở 20°C. Muốn đun sôi âm nước này cần một nhiệt lượng bao nhiêu?
8. Bỏ 100g đồng ở 120°C vào 500g nước ở 25°C. Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt?