Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 8 - Đề số 6
Đề kiểm tra 15 phút Vật lý lớp 8
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 8 - Đề số 6 với những câu hỏi trắc nghiệm kết hợp cùng bài tập tự luận nhằm giúp học sinh nắm được những kiến thức trọng tâm, rèn luyện nâng cao để đạt thành tích học tập tốt với môn Lý trong chương trình học lớp 8.
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 8 - Đề số 6
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Chọn câu sai.
A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.
B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn không có khoảng cách.
C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy oxi trong không khí hoà tan được vào nước mà không làm thay đổi thể tích dung dịch.
D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách.
Câu 2: Chọn câu sai.
A. Nhiệt năng, công và nhiệt lượng hoàn toàn giống nhau nên chúng có chung đem vị là jun (J).
B. Khi thực hiện một công lên miếng sắt, nhiệt năng của nó tăng.
C. Một hệ cô lập gồm hai vật nỏng, lạnh tiếp xúc nhau, nhiệt lượng sẽ truyền từ vật nóng sang vật lạnh.
D. Một chất khí thực hiện một công thì nhiệt năng của chất khí giảm.
Câu 3: Ở vùng khí hậu lạnh, người ta hay làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính. Vì sao?
A. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
C. Để tăng thêm bề dày cùa kính.
D. Đề phòng một lớp kính bị vỡ thì còn lớp kia.
Câu 4: Đối lưu nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:
A. Chỉ ở chất lỏng và khí.
B. Chỉ ở chất lỏng và rắn.
C. Chỉ ở chất khí và rán.
D. Ở cả chất rắn, lỏng và khí.
Câu 5: Nhiệt truyền từ bếp ga đến người đứng gần bếp ga chủ yếu bằng hình thức nào?
A. Dần nhiệt. B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt. D. Cả 3 hình thức trên.
Câu 6: Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu - nước có thể tích:
A. Bằng 100cm3.
B. Lớn hơn 100cm3.
C. Nhỏ hơn 100cm3.
D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3.
Câu 7: Chọn câu đúng.
A. Thỏi sắt nung nóng chứa 300J nhiệt lượng.
B. Nhiệt độ cùa miếng đồng càng cao thì công thực hiện lên miếng đồng càng lớn.
C. Nhiệt độ của vật càng thấp thi nhiệt lượng mà vật nhận vào càng nhỏ.
D. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 8: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền từ vật có
A. Nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
B. Nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C. Khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
D. Thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn.
Câu 9: Chọn câu sai.
A. Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
B. Đối lưu xảy ra khi một chất khí (lỏng) tiếp xúc với một vật có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chất khí (lỏng) đó.
C. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
D. Dùng sự hiểu biết về đối lưu có thể giải thích sự tạo thành gió trong tự nhiên.
Câu 10: Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng cách
A. Dẫn nhiệt.
B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
Phần tự luận
Câu 11: Tại sao đường tan được vào nước? Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hom tan vào nước lạnh?
Câu 12: Hai ấm nhôm giống nhau, nhưng ấm thứ nhất có một lớp muội đen mỏng bám vảo. Nêu đun nước bằng hai ấm nhôm này trên cùng một bếp lừa thì ấm nào sẽ nhanh sôi hơn? Nếu để nguội thỉ nước trong ấm nào sẽ nguội nhanh hơn?
Câu 13: Tại sao trời càng nắng to thì quần áo phơi càng nhanh khô?
Câu 14: Vì sao về mùa lanh, khi đặt tay lên một vật bằng sắt ta thấy buốt hom khi đặt tay vào một vật bằng gỗ? Có phải vì nhiệt độ của sắt lúc ấy thấp hơn nhiệt độ của gỗ không?
Đáp án Đề kiểm tra 15 phút Vật lý 8
Câu 1: B
Chất rắn có thể cho các phân tử chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn có khoảng cách.
Câu 2: A
Nhiệt năng, công và nhiệt lượng mặc dù chúng có chung đơn vị là Jun (J) nhưng không giống nhau.
Câu 3: B
Ở vùng khí hậu lanh, người ta hay làm cửa sổ có hai hoặc ba lớp kính vì không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt, làm giảm sự mât nhiệt trong nhà.
Câu 4: A
Đối lưu nhiệt là hình thức truyền nhiệt chỉ có thể xảy ra ở chất lỏng và khí, không xảy ra trong chất rắn.
Câu 5: C
Nhiệt truyền từ bếp ga đến người đứng gần bếp ga chủ yếu bằng hình thức bức xạ nhiệt.
Câu 6: C
Vì giữa các phân tử nước và phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi đổ rượu vào nưởc thì cốc phân tử rượu xen lẫn vào các phần tử nước nên thể tích của hỗn hợp rượu nước giảm.
Câu 7: D
Trong các câu trên chỉ có phương án D đúng: Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 8: B
Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Đó cũng là nguyên lí của sự truyền nhiệt.
Câu 9: B
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
Câu 10: D
Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng cả ba cách: bức xạ nhiệt, dẫn nhiệt, đổi lưu.
Câu 11:
Đường tan được vào nước vì đường và nước đều cấu tạo bởi các phân tử, nguyên tử. Các phân tử, nguyên tử luôn luôn chuyên động nên hiện tượng khuếch tán xảy ra vì thế đường tan vào trong nước.
Khi nước nóng thi chuyển động của các phân tử, nguyên tử nhanh hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn, do đó đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước nguội.
Câu 12:
Ta thấy ấm thứ nhất có một lóp muội đen mỏng bám vào dẫn nhiệt sẽ kém hơn. Nếu đun nước bằng hai ấm nhôm này trên cùng một bếp lửa thì ấm thứ hai (không có muội bám vào) sẽ nhanh sôi hơn.
Nếu để nguội nước trong ấm 2 sẽ nguội nhanh hơn vỉ ấm 1 có lớp muội đen là chất đẫn nhiệt kém. Do đó nhiệt truyền tử ấm ra ngoài môi trường sẽ chậm hơn.
Câu 13:
Trời càng nắng to, năng lượng của ánh sáng truyền đến càng nhiều, nhiệt độ vật bị phoi càng cao thì các phân từ chất lòng chuyển động càng nhanh hơn nên dễ dàng thoát ra khỏi quần áo làm quần áo mau khô hơn.
Câu 14:
Về mùa lạnh, khi đặt tay lên một vật bằng sắt ta thấy buốt hơn khi đặt tay vào một vật bằng gồ bởi vì sắt dẫn nhiệt tốt hơn gỗ rất nhiều, tay ta đặt vào thì nhiệt sẽ truyền từ tay ta vào sắt nhanh hơn, gây cho ta cảm giác lạnh hơn.