Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 8 - Đề số 7

Đề kiểm tra 15 phút Vật lý lớp 8

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo bài Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 8 - Đề số 7 do VnDoc sưu tầm và biên soạn, với những câu hỏi trắc nghiệm Lý khác nhau nhằm ôn luyện trước bài kiểm tra vật lí 8 sắp tới.

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 8 - Đề số 7

Câu 1: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của nhiệt dung riêng?

A. J.kg B. J/kg C. J D. kg.K

Câu 2: Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm.
B. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng
C. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.
D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng.

Câu 3: Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng?

A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.
C. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng.
D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau.

Câu 4: Thả hai miếng đồng, nhôm có cùng khối lượng và ở cùng một nhiệt độ vào một cốc nước nóng. Nếu gọi nhiệt lượng cửa miếng đồng, nhôm thu vào cho tới khi cân bằng nhiệt là QD và QN, thì kết luận nào sau đây là đúng? (biết CD = 380J/kg.K và CN = 880J/kg.K)

A. QN < QD B. QN = QD C. QN > QD D. Không kết luận được

Câu 5: Thả vào chậu nước có nhiệt độ ti một thỏi nhôm được đun nóng đến nhiệt độ t’1 (t'1 > t1). Sau khi cân bằng nhiệt, cả hai có nhiệt độ là

A. t2 > t1 > t’1 B. t’1 > t2 > t1 C. t1 > t2 > t’1 D. t1 > t2 = t’1

Câu 6: Câu nào sau đây nổi về công và nhiệt lượng là đúng?

A. Công và nhiệt lượng là hai đại lượng không có cùng đơn vị đo.
B. Công và nhiệt lượng là hai cách làm thay đổi nhiệt năng.
C. Công và nhiệt lượng là các dạng năng lượng.
D. Một vật chi thực hiện công khi nhận được nhiệt lượng.

Câu 7: Khối thép m = 10g ở nhiệt độ 30oC, sau khi nhận nhiệt lượng 46J thì tăng lên đến nhiệt độ 40°C. Nhiệt dung riêng của thép là:

A. 2500J/kgK. B. 460J/kgK. C. 4200J/kgK. D. 130J/kgK.

Câu 8: Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100°c vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi cỏ sự cân bằng nhiệt là 30°C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường ngoài?

A. 5°C. B. 15°C. C. 10°C. D. 1,52°C

Câu 9: Nhiệt lượng cẩn truyền cho 5kg đồng để táng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC là bao nhiêu? Cđ = 380 J/kg.K

A. 57000kJ B. 57000J C. 5700J D. 5700kJ

Câu 10: Để đun 8,8kg nước từ 5°C nóng lên 85°C. Bỏ qua sự thất thoát nhiệt ra môi trường xung quanh, người ta phải dùng khối lượng dầu là m (g), nhiệt dung riêng của nước là cn = 4200 J/kgK; Biết rằng khi đốt cháy 1 kg dầu thì thu được năng lượng q = 44.106 J, tính m.

A 6,72g B. 0,672g C. 67,2g D. 672g

Đáp án Đề kiểm tra 15 phút Vật lý 8

Câu 1: D

Đơn vi nhiệt dung riêng là J/kg.K

Câu 2: C

Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt sẽ truyền từ nước sang thìa làm nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.

Câu 3: A

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

Câu 4: C

Nhiệt lượng mỗi vật nhận là Q = c.m∆t°. Ở đây m và ∆t° như nhau, cn của nhôm lớn hơn của đồng cd vậy QN > QD

Câu 5: B

Thỏi nhôm toả nhiệt lạnh đi, nước nóng lên nên t’1 > t2 > t1

Câu 6: B

Công và nhiệt lượng là hai cách làm thay đổi nhiệt năng. Đấy là câu nói về công và nhiệt lượng là đúng.

Câu 7: B

Nhiệt lượng vật nhận

Q = c.m∆t° ⇒ c = \frac{Q}{m.\triangle t}\(\frac{Q}{m.\triangle t}\) = \frac{46}{0,01.\ 10}\(\frac{46}{0,01.\ 10}\) = 460J/kgK

Câu 8: D

Nhiệt lượng đồng toả ra: Q1 = m1.c (t°1 - t°).

Nhiệt lượng nước thu vào: Q2 = m2.c2 (t°1 – to2).

Vì nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào nên ta có: Q1 = Q2.

Hay (t° – to2).. Vậy nước nóng thêm 1,520C.

Câu 9: B

Nhiệt lượng đồng thu vào: Q = m.c (t°1 – to).= 5.380(50 - 20) = 57000J.

Câu 10: C

Nhiệt lượng nước thu vào Q = mc(t1 – t2). = 8,8.4200.80 = 2956800J

Lượng dầu cần: m = \frac{Q}{q}\(\frac{Q}{q}\) = \frac{2,9568.\ 10^6}{44.\ 10^6}\(\frac{2,9568.\ 10^6}{44.\ 10^6}\) = 0,0672kg = 67,2g.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật lý lớp 8

    Xem thêm