Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 8 - Đề số 8

Đề kiểm tra 15 phút Vật lý lớp 8

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 8 - Đề số 8 là tài liệu tham khảo hữu ích hỗ trợ quá trình dạy và học môn Vật lý của thầy cô cùng các em học sinh, đồng thời làm quen nhiều dạng bài tập trắc nghiệm Lý 8 khác nhau.

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 8 - Đề số 8

Câu 1: Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào của một vật?

A. Q = mc∆t, với ∆t là độ giảm nhiệt độ.
B. Q = mc∆t, với ∆t là độ tăng nhiệt độ.
C. Q = mc(t1 - t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
D. Q = mc(t1 + t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.

Câu 2: Hình sau vẽ các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của 3 vật a, b, c nhận được những nhiệt lượng như nhau trong những khoảng thòi gian bằng nhau. Biết cả 3 vật đều được làm bằng thép và có khối lượng ma > mb > mc.
Nếu bỏ qua sự toả nhiệt ra môi trường xung quanh thì trường hợp nào dưới đây là đúng.

Vật lý 8

A. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật c, đường III ứng với vật a.
B. Đường I ứng với vật a, đường II ứng với vật c, đường III ứng với vật b.
C. Đường I ứng với vật c, đường II ứng với vật b, đường III ứng với vật a.
D. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật a, đường III ứng với vật c.

Câu 3: Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng toả ra của một vật?

A. Q = mc(t2 - t1), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
B. Q = mc(t1 - t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
C. Q = mc(t1 + t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối cùa vật.
D. Q = mc∆t, với ∆t độ tăng nhiệt độ của vật.

Câu 4: Pha một lượng nước nóng ở nhiệt độ t vào nước lạnh ở 10°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 20°C. Biết khối lượng nước lạnh gấp 3 lần khối lượng nước nóng. Hỏi nhiệt độ lúc đầu t của nước nóng bằng bao nhiêu?

A. 50°C B. 60°C. C. 70°C D. 80°C

Câu 5: Khối nước và khối đất riêng biệt cùng khối lượng. Biết nhiệt dung riêng của nước và đất lần lượt là Cn = 4200 J/kgK và Cđ = 800 J/kgK. Để hai khối này có độ tăng nhiệt độ như nhau thi phải cung cấp nhiệt lượng cho nước nhiều gấp bao nhiêu lần so với nhiệt lượng cung cấp cho đất?

A. 2,25 B. 4,25. C. 5,25 D. 6,25

Câu 6: Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng toả ra của một vật?

A. Q = mc(t2 – t1), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
B. Q = mc(t1 – t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
C. Q = mc(t2 + t1), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.

Câu 7: Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian cùa cùng một khối lượng nước, đồng, nhôm khi nhận được cùng một nhiệt lượng trong cùng một khoảng thời gian. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?

Vật lý 8

A. Đường I ứng với đồng, đường II với nhôm, đường III với nước.
B. Đường I ứng với nưởc, đường II với đồng, đường III với nhôm,
C. Đường I ứng với nước, đường II với nhôm, đường III với đồng.
D. Đường I ứng với nhôm, đường II với đồng, đường III với nước.

Câu 8: Trong động cơ nổ 4 kì, trong kì nào động cơ sinh công có ích?

A. Kì thứ nhất. B. Kì thứ hai. C. Kì thứ ba. D. Kì thứ tư.

Câu 9: Để đun m (kg) nước từ 20°C nóng lên 100°C. Bỏ qua sự thất thoát nhiệt ra môi trường xung quanh, người ta phải dùng khối lượng dầu là 33,6 (g). Biết nhiệt dung riêng cùa nước là cn = 4200 J/kgK; năng suất toả nhiệt của dầu là qd = 44.106 J/kg. Khối lượng m là

A. 44g. B. 440g. C. 44kg. D. 4,4kg.

Câu 10: Pha m (g) nước ở 100°C vào 50g nước ở 30°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 50°C. Khối lượng m là

A. 10g B. 20g. C. 30g. D. 40g.

Câu 11: Người ta đổ 1kg nước sôi vào 2kg nước ở nhiệt độ 25°C. Sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước là 45°C. Tính nhiệt lượng mà nước đã toả ra môi trường ngoài.

Câu 12: Một tấm đồng khối lượng 32,5g ở nhiệt độ 200°C, được cho vào nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 60g chứa 50g nước ở nhiệt độ 10°C. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của hệ là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là Cđ - 400J/kgK và Cn = 4200J/kgK.

Đáp án Đề kiểm tra 15 phút Vật lý 8

Câu 1: B

Công thức Q = mc∆t, với ∆t là độ tăng nhiệt độ là công thức tính nhiệt lượng thu vào của một vật.

Câu 2: C

Biết cả 3 vật đều được làm bằng thép và có khối lượng ma > mb > mc, nhận được những nhiệt lượng như nhau vì thế vật c khối lượng nhỏ nhất nên tăng nhiệt độ nhanh nhất nên đồ thị là đường I, vật a khối lượng lớn nhất nên tăng nhiệt độ chậm nhất nên đồ thị là đường III.

Câu 3: B

Công thức tính nhiệt lượng toả ra của một vật: Q = mc(t1 – t2).

Câu 4: A

Nhiệt lượng nước nóng toả ra: Q1 = m1.c ∆t1.

Nhiệt lượng nước lạnh thu vào: Q2 = m2.c ∆t2 Vì nhiệt lượng toả ra bằng nhiệt lượng thu vào nên ta có: Q1 = Q2 Hay m1.c ∆t1. = 3 m2.c ∆t2
⇔ ∆t1 = 3∆t2 = 3.10 = 30°C. Nhiệt độ lúc đầu t của nước nóng t = 20 + ∆t1 = 50°C

Câu 5: C

Nhiệt dung riêng của nước gấp 5,25 lần của đất thì phải cung cấp nhiệt lượng cho nước nhiều gấp 5,25 lần so với nhiệt lượng cung cấp cho đất.

Câu 6: B

Công thức tính nhiệt lượng toả là Q = mc(t1 – t2 ), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.

Câu 7: A

Nhiệt lượng một thu vào: Q = m.c ∆t. Vì cùng một khối lượng nước, đồng, nhôm khi nhận được cùng một nhiệt lượng nên do Cnước > Cnhôm > Cđồng nên ∆tđ của đồng lớn nhất nên nhiệt độ tăng nhanh nhất và ứng với đường I, ∆tn nhỏ nhất nên nước có nhiệt độ tăng chậm nhất và ứng với đường III.

Câu 8: C

Trong động cơ nổ 4 kì (hút, nén, nổ, xả) thì trong kì 3 (nổ) động cơ sinh công có ích.

Câu 9: D

Nhiệt lượng nước thu vào Q = mc(t1 – t2 ) - m.4200.80 = 336000.m

Nhiệt lượng dầu toả Q = qm = 33,6.44.103 = 1,4784.106 (J)

m = \frac{Q}{c.\left(t_2\ -\ t_1\right)} = \frac{1,4784.\ 10^6}{0,336.\ 10^6} = 4,4kg

Câu 10: B

Nhiệt lượng nước nóng toả ra: Q1 = m1.c∆t1.

Nhiệt lượng nước lạnh thu vào: Q2 = m2.c ∆t2

Vì nhiệt lượng toả ra bàng nhiệt lượng thu vào nên ta có: Q1 = Q2

Hay m.c ∆t1 = 3m.c∆t2 ⇔ m.50 = 50.20= 1000 => m = 20g

Câu 11:

Nhiệt lượng nước nóng toả ra là: Qtỏa = c.m1 (to – t1o) = c(100 – to)

Nhiệt lượng nước lạnh thu vào là: Qthu = c.m2 (t2 – t1) = 2c(to – 25)

Ta có phương trình cân bằng nhiệt:

Qthu = Qtỏa => c(100 – to) = 2c(to – 25) => to= 25oC

Độ chênh lệch nhiệt độ so với thực tế: 5°C.

Nhiệt lượng toả ra môi trường ngoài là: Q = c.5.(m1 + m2) = 63000J.

Đánh giá bài viết
6 1.520
Sắp xếp theo

    Vật lý lớp 8

    Xem thêm