Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 7 - Đề 8

Đề kiểm tra Sinh học 7

Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 7 - Đề 8 do VnDoc đăng tải, với các câu hỏi lý thuyết kết hợp bài tập trắc nghiệm Sinh khác nhau nhằm củng cố kiến thức đã được học, nâng cao kết quả học tập lớp 7.

Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 7 học kì 1 - Đề 8

Câu 1. Giun đũa thường kí sinh ở bộ phận nào trong ống tiêu hóa của người?

A. Ruột già.

B. Ruột non.

C. Dạ dày.

D. Gan.

Câu 2. Em hãy chú thích thay cho các chữ số trong hình dưới đây.

Đề kiểm tra Sinh học 7

Chú thích

1 - …………..

2 - …………..

3 - …………..

4 - …………..

5 - …………..

6 - …………..

Câu 3. Khi nói về muỗi vằn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chỉ muỗi đực mới hút máu.

B. Chỉ muỗi cái mới hút máu.

C. Muỗi đực và muỗi cái đều hút máu.

D. Muỗi đực chỉ hút máu vào mùa xuân, còn muỗi cái chỉ hút máu vào mùa hè.

Câu 4. Biện pháp nào sau đây không dùng để phòng ngừa giun sán cho người?

A. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.

B. Sử dụng nước sạch để tắm rửa.

C. Mắc màn khi đi ngủ.

D. Rửa sạch rau trước khi chế biến.

Câu 5. Em hãy nghiên cứu thông tin của bảng dưới đây và nhìn vào hàng cuối cùng của bảng “Tên các tế bào để lựa chọn” để điền vào côt “Tên tế bào” thay cho các chữ cái A, B, C, D, E.

Bảng: Cấu tạo, chức năng một số tể bào thành cơ thể thủy tức

Đề kiểm tra Sinh học 7

Câu 6. Dựa vào sơ đồ vòng đời của giun đũa dưới đây, em hãy cho biết tại sao phải rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa?

Đề kiểm tra Sinh học 7

Câu 7. Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?

Câu 8. Mẹ Na mua trai ở ngoài chợ, Na quan sát thấy hầu hết những con trai mẹ mua đang khép vỏ. Em hãy giải thích tại sao? Vậy muốn lấy phần mềm bên trong để chế biến món ăn thì mẹ Na phải làm gì?

Đáp án đề kiểm tra Sinh học 7

Câu 1: B

Câu 2:

Chú thích

1 – Kìm.

2 – Chân xúc giác

3 – Chân bò

4 – Khe hở

5 – Lỗ sinh dục

6 – Núm tuyến tơ.

Câu 3: B

Câu 4:C

Câu 5:

A – Tế bào gai.

B – Tế bào thần kinh

C – Tế bào sinh sản

D – Tế bào mô cơ – tiêu hóa.

E – Tế bào mô bì – cơ.

Câu 6.

- Rửa tay trước khi ăn nhằm mục đích loại trừ trứng gian sán và các bào tử, nấm mốc có hại.

- Không ăn rau sống vì rau sống ( xà lách, rau diếp, rau thơm) ở nước ta, theo thói quen toàn tưới bằng phân tươi chưa chứa đầy trứng giun. Nhờ thế, rau được xanh tốt, mỡ màng, nhưng cũng mang theo một số lượng trứng giun rất nhiều mà dẫu rửa nhiều lần vẫn không thể sạch được. Nên khi người ăn thì trứng giun sẽ theo đường tiêu hóa vào kí sinh trong cơ thể, lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, gây bệnh giun đũa.

Câu 7.

- Vỏ kitin có ngấm nhiều canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn vừa là chỗ bám của cơ, làm cơ sở cho các chuyển động.

- Nhờ sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với môi trường, giúp chúng tránh khỏi sự phát triển của kẻ thù.

Câu 8.

- Khi trai được đánh bắt lên bờ thì trai luôn trong trạng thái tự vệ, tức là trai co chân, khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn phần mềm cơ thể chúng.

- Muốn lấy phần mềm để chế biến thức ăn thì mẹ Na phải luộc trai lên, khi trai chết vỏ trai sẽ mở ra, ta lấy được phần mềm để chế biến thức ăn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm