Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 7 - Đề 9

Đề kiểm tra Sinh học 7

Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 7 - Đề 9 do VnDoc đăng tải, với các câu hỏi lý thuyết kết hợp bài tập trắc nghiệm Sinh khác nhau nhằm củng cố kiến thức đã được học, nâng cao kết quả học tập lớp 7.

Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 7 học kì 1 - Đề 9

Câu 1. Vì sao giun móc câu dễ nhiễm ở những vùng mà người dân, do lao động phải đi chân đất (như làm ruộng, thợ mỏ)?

A. Vì ấu trùng giun xâm nhập vào cơ thể người qua da bàn chân.

B. Vì ấu trùng giun xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa.

C. Vì giun móc câu thích nghi với nơi sống ở nơi đất ẩm.

D. Vì ấu trùng giun xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp.

Câu 2. Động vật nào trong hình dưới đây không được xếp vào cùng ngành so với những động vật còn lại?

Đề kiểm tra Sinh học 7

Câu 3. Nhóm sinh vật nào sau đây có hại đối với cả người và động vật?

A. Ong mật và tằm dâu.

B. Sán dây, giun đũa, chấy.

C. Tôm, mực, vẹm, cua.

D. Ốc vặn, sâu hại, mực.

Câu 4. Đặc điểm giúp cá giảm sứa cản của nước khi di chuyển là

A. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân.

B. Vây có da bao bọc, trong có nhiều tuyến nhầy.

C. Sự sắp xếp vảy trên thân khớp với nhau như lợp ngói.

D. Vây có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp với thân.

Câu 5. Hãy chú thích thay cho các số trong hình sau:

Đề kiểm tra Sinh học 7

Chú thích
1 - ……………
2 - ……………
3 - ……………
4 - ……………
5 - ……………
6 - ……………

Câu 6. Quan sát hình 2 và điền đánh dấu “x” và bảng tên dưới sao cho phù hợp.

Đề kiểm tra Sinh học 7

Đặc điểmĐộng vậtThực vật
Có khả năng di chuyển
Tự dưỡng, tổng hợp các chất hữu cơ từ nước và CO2
Có hệ thần kinh và giác quan
Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn)
Không có khả năng tồn tại nếu thiếu ánh sáng mặt trời.
Có khả năng phản xạ, tự vệ và tấn công.

Câu 7. Hô hấp ở châu chấu khác với ở tôm sông như thế nào?

Câu 8. Trình bày các biện pháp phòng ngừa bệnh kiết lị.

Câu 9. Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?

Đáp án đề kiểm tra Sinh học 7

Câu 1: A

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: A

Câu 5: Chú thích

1 – Miệng

2 – Tua miệng

3 – Tua dù

4 – Tần keo

5 – 6 – Khoang tiêu hóa

Câu 6.

Đặc điểmĐộng vậtThực vật
Có khả năng di chuyểnx
Tự dưỡng, tổng hợp các chất hữu cơ từ nước và CO2x
Có hệ thần kinh và giác quanx
Dị dưỡng ( khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn)x
Không có khả năng tồn tại nếu thiếu ánh sáng mặt trờix
Có khả năng phản xạ tự vệ và tấn côngx

Câu 7.

Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần thành các nhánh nhỏ và các đầu nhánh nhỏ kết thúc đến các tế bào, khắc hẳn với tôm sông, thuộc lớp Giáp xác (chúng hô hấp bằng mang).

Câu 8.

Để phòng tránh bệnh kiết lị thì ta phải loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và truyền bệnh.

- Rửa tay sạch trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

- Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kĩ tránh ruồi nhặng.

- Vệ sinh phân, rác, quản lí việc dùng phân trong nông nghiệp.

- Đặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

- Điều trị người lành mang bào mang.

- Tiêm các loại vacxin phòng bệnh này theo định kì.

Câu 9.

Giun đất có nhiều lợi ích với trồng trọt như:

- Làm tơi, xốp đất, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất.

- Làm tăng độ màu mỡ và phì nhiêu cho đất: do phân và bài tiết của giun thải ra.

- Giun đất làm thức ăn cho gia súc.

- Giun đất giúp xử lí các chất thải hữu cơ (giun đất làm sạch bùn thải).

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm