Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử 12 Sở GD&ĐT Quảng Nam năm học 2020 - 2021

Đề thi HK2 môn Sử 12 năm 2021 tỉnh Quảng Nam

Mời các bạn tham khảo Đề kiểm tra cuối học kì 2 lớp 12 môn Lịch sử có đáp án Sở GD&ĐT Quảng Nam năm học 2020 - 2021 do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đề thi HK2 Sử 12 của tỉnh Quảng Nam bao gồm 3 mã đề thi khác nhau, là tài liệu hữu ích cho các em học sinh làm quen với đề, chuẩn bị cho kì thi học kì sắp tới đạt kết quả cao.

Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử 12 Sở GD&ĐT Quảng Nam năm học 2020 - 2021 nằm trong bộ đề thi học kì 2 lớp 12 với đầy đủ các môn, là tài liệu hữu ích cho các thầy cô giáo tham khảo ra đề và các em học sinh ôn thi, chuẩn bị kĩ lưỡng cho bài thi học kì sắp tới cũng như kỳ thi THPT Quốc gia 2021.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

Môn: LỊCH SỬ – Lớp 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề có 4 trang)

Họ tên : ............................................................... Số báo danh : .................

Mã đề 622

Câu 1: Yếu tố nào sau đây được Mĩ và chính quyền Sài Gòn xem như “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam?

A. Ấp chiến lược.

B. Chính quyền Sài Gòn.

C. Đô thị.

D. Quân đội Sài Gòn.

Câu 2: Thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam Việt Nam trong chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) của Mĩ là

A. Ấp Bắc (1963).

B. Bình Giã (1964-1965).

C. An Lão (1965).

D. Vạn Tường (1965).

Câu 3: Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là kết hợp

A. đấu tranh trên ba mặt trận: chính trị, quân sự và ngoại giao.

B. khởi nghĩa ở nông thôn với đấu tranh chính trị của quần chúng ở đô thị.

C. khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với nổi dậy ở các đô thị.

D. tiến công của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng nhân dân.

Câu 4: Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, đế quốc Mĩ thực hiện âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành

A. đồng minh duy nhất của Mĩ.

B. căn cứ quân sự bậc nhất của Mĩ.

C. căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á.

D. thị trường xuất nhập khẩu ở Đông Dương.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của cách mạng Miền Bắc đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975?

A. Là nơi tiếp nhận nguồn viện trợ từ bên ngoài.

B. Là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ.

C. Là hậu phương lớn chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến.

D. Giáng những đòn quyết định đánh bại từng chiến lược chiến tranh của Mĩ.

Câu 6: Đặc điểm nổi bật của tình hình miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 là

A. miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng.

B. Quân giải phóng miền Nam tiếp quản thành phố Sài Gòn.

C. Mĩ đưa quân viễn chinh trở lại miền Nam Việt Nam.

D. Mĩ rút quân nhưng chính quyền Sài Gòn chưa bị lật đổ.

Câu 7: Thắng lợi ngoại giao của nhân dân Việt Nam trong chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1973) là

A. buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam tại Pari.

B. thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

C. thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

D. tiến hành Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Câu 8: Chiến dịch nào sau đây đã mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?

A. Đường 14 - Phước Long.

B. Hồ Chí Minh.

C. Tây Nguyên.

D. Huế - Đà Nẵng.

Câu 9: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là

A. hàn gắn vết thương chiến tranh, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. cùng với miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

D. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 10: Ý nào sau đây phản ánh tính linh hoạt và nhân văn trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam?

A. Tranh thủ thời cơ, đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của.

B. Giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976.

C. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.

D. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5 năm 1975).

Câu 11: Chiến thắng nào dưới đây của quân dân miền Nam Việt Nam mở ra khả năng đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) của Mĩ

A. Núi Thành (1965).

B. Ấp Bắc (1963).

C. Mậu Thân (1968).

D. Vạn Tường (1965).

Câu 12: Chiến thắng trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long (6-1-1975) đã chứng tỏ

A. khả năng can thiệp nhanh chóng của quân đội Mĩ.

B. sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta.

C. sự phản ứng quyết liệt của quân đội Sài Gòn.

D. tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 13: Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) và chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là

A. tính chất chiến tranh.

B. mục tiêu chiến tranh.

C. vai trò quân Mĩ trên chiến trường.

D. vai trò của chính quyền Sài Gòn.

Câu 14: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân để Mĩ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1973)?

A. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam của nhân dân Mĩ lên cao.

B. Do thất bại trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ".

C. Mĩ muốn kết thúc chiến tranh trong hòa bình.

D. Mĩ muốn lợi dụng xương máu người Việt để tiếp tục cuộc chiến tranh.

Câu 15: Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975 xuất phát từ nhận định

A. có sự chi viện kịp thời của hậu phương miền Bắc.

B. chính quyền Sài Gòn đã bị sụp đổ hoàn toàn.

C. Mĩ đã rút hết quân viễn chinh ra khỏi miền Nam.

D. thời cơ chiến lược đã đến sau chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

Câu 16: Một trong những nội dung của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là

A. Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sau hai năm.

B. các bên thực hiện ngừng bắn, tiến hành tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực.

C. các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

D. nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1973)?

A. Tăng cường viện trợ cho quân đội Sài Gòn.

B. Tăng cường viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

C. Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.

D. Ồ ạt đưa quân đội Mĩ vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam.

Câu 18: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam là

A. “dùng người Việt đánh người Việt”.

B. “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

C. tạo sức mạnh áp đảo để kết thúc chiến tranh.

D. “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở miền Nam Việt Nam?

A. Buộc Mĩ chấp nhận kí Hiệp định Pari.

B. Buộc Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

C. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.

D. Buộc Mĩ tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 20: Chiến thắng Ấp Bắc (1-1963) chứng tỏ quân và dân miền Nam Việt Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh nào sau đây của Mĩ?

A. Chiến tranh cục bộ.

B. Chiến tranh đặc biệt.

C. Việt Nam hóa chiến tranh.

D. Chiến tranh đơn phương.

Câu 21: Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954-1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân

A. tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc.

B. hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước.

C. thực hiện nhiệm vụ đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. hoàn thành cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong cả nước.

Câu 22: Chiến dịch Tây Nguyên (1975) thắng lợi có ý nghĩa quan trọng là

A. tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân ta nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại ở Nam Bộ.

B. là cơ sở để Bộ Chính trị đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.

C. đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ tiến công chiến lược thành Tổng tiến công chiến lược.

D. đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.

Câu 23: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 21 (7-1973) của Đảng Lao động Việt Nam đã xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là

A. chống Mĩ - Diệm, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

B. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm giành chính quyền.

D. khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục nền kinh tế.

Câu 24: Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976) đã

A. tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh của đất nước.

B. đánh dấu việc hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực.

C. là điều kiện trực tiếp để Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.

D. đánh dấu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã hoàn thành.

Câu 25: Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam Việt Nam đã

A. giáng đòn quyết định đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ.

B. buộc Mĩ tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.

C. buộc Mĩ tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược Việt Nam.

D. giáng đòn quyết định đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ.

Câu 26: Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất đã quyết định

A. tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

B. tiến hành đổi mới đất nước.

C. thống nhất đất nước về nhà nước.

D. tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 27: Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?

A. Dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm.

B. Đưa quân đồng minh vào tham chiến.

C. Rút hết quân viễn chinh về nước.

D. Tăng thêm quân đội viễn chinh.

Câu 28: Thắng lợi nào dưới đây không góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

A. Đồng Xoài (1965).

B. Núi Thành (1965).

C. Ba Gia (1965).

D. An Lão (1965).

Câu 29: Nguyên nhân khách quan góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) là

A. nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, đoàn kết nhất trí, chiến đấu dũng cảm.

B. có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao.

D. có sự ủng hộ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới.

Câu 30: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc là

A. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

B. thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà.

C. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. đấu tranh chống Mĩ - Diệm.

------ HẾT ------

Đáp án đề thi học kì 2 Sử 12 năm 2021

1

A

6

D

11

D

16

D

21

A

26

D

2

D

7

D

12

B

17

D

22

C

27

A

3

D

8

C

13

C

18

A

23

B

28

B

4

C

9

D

14

C

19

A

24

A

29

D

5

D

10

A

15

D

20

B

25

B

30

C

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử 12 Sở GD&ĐT Quảng Nam năm học 2020 - 2021, chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của đề thi rồi đúng không ạ? Đề thi được tổng hợp gồm có 30 câu hỏi trắc nghiệm, thí ính làm bài trong thời gian 45 phút. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12 nhé. Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau Toán lớp 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Đánh giá bài viết
3 1.929
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Lịch Sử

    Xem thêm