Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 6 Cánh Diều năm 2022 - 2023
Mời các bạn tham khảo Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 6 sách Cánh Diều năm 2022 - 2023 có đáp án do VnDoc đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho các em học sinh tham khảo ôn luyện trước kì thi và thầy cô tham khảo ra đề.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2022 - 2023 sách Cánh diều
Đề thi Toán 6 giữa học kì 2 Cánh diều
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.
Câu 1: Cho 5 điểm trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Qua hai điểm vẽ được một đường thẳng. Số đường thẳng vẽ được là:
A. 10
B. 9
C. 12
D. 13
Câu 2: Cho hình vẽ. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là sai?
A. Điểm O là giao điểm của hai đường thẳng AB và CD.
B. Điểm O thuộc đoạn thẳng CD.
C. Điểm O thuộc đường thẳng AB.
D. Điểm O thuộc đoạn thẳng AB.
Câu 3: Quy đồng mẫu số của ba phân số \(\frac{1}{8};\frac{3}{2};\frac{2}{9}\) với mẫu số chung nhỏ nhất là số nào sau đây?
A. 12 | B. 18 | C. 72 | D. 144 |
Câu 4: Kết quả của phép tính: \(\frac{{ - 5}}{8} - \left( {\frac{3}{8} - \frac{7}{8}} \right)\)
A. \(\frac{{ - 1}}{8}\) | B. \(\frac{{ - 15}}{8}\) | C. \(- \frac{3}{8}\) | D. \(\frac{{ - 11}}{8}\) |
Câu 5: Gieo một con xúc sắc 6 mặt cân đối thì số chấm xuất hiện là 1 số. Số đó là số chính phương lớn hơn 2. Vậy số chấm xuất hiện là
A. 5 | B. 3 |
C. 2 | D. 4 |
Câu 6: Cho biểu đồ tranh thể hiện số cây hoa trồng trong vườn của nhà bốn bạn Mai; Lan; Huy; An
Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau:
A) Nhà An trồng nhiều hoa nhất.
B) Nhà Huy trồng ít hoa nhất.
C) Nhà Lan và nhà Mai trồng số hoa bằng nhau.
D) Tổng số hoa nhà Lan và Mai trồng được bằng tổng số hoa nhà Huy và An trồng được.
Câu 7: Cho đoạn thẳng AB = 12cm. Gọi O là trung điểm của AB. Độ dài OB là:
A) 12cm
B) 6cm
C) 10cm
D) 18cm
Câu 8: Nếu tung đồng xu 15 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt S, khi đó xác suất thực nghiệm của mặt N là:
A. \(\frac{1}{3}\) | B. \(\frac{1}{5}\) |
C. \(\frac{5}{6}\) | D. \(\frac{2}{3}\) |
Phần II. Tự luận (8 điểm):
Bài 1: (2 điểm) Thực hiện các phép tính:
a) \(\left( {\dfrac{7}{{16}} + \dfrac{{ - 1}}{8} + \dfrac{9}{{32}}} \right):\dfrac{5}{4}\)
b) \(10\dfrac{2}{9} + 2\dfrac{3}{5} - 6\dfrac{2}{9}\)
c) \(\dfrac{{ - 25}}{{30}}.\dfrac{{37}}{{44}} + \dfrac{{ - 25}}{{30}}.\dfrac{{13}}{{44}} + \dfrac{{ - 25}}{{30}}.\dfrac{{ - 6}}{{44}}\)
Bài 2: (1,5 điểm) Tìm x biết:
a) \(- x - \dfrac{3}{5} = - \dfrac{1}{{10}}\)
b) \(\dfrac{2}{3}:x = 2,4 - \dfrac{4}{5}\)
c) \(\dfrac{5}{4}\left( {x - \dfrac{3}{5}} \right) = \dfrac{{ - 1}}{8}\)
Bài 3 (1,5 điểm): Xếp loại thi đua ba tổ lao động của một đội sản xuất được thống kê như sau (đơn vị: người):
Tổ | Giỏi | Khá | Đạt |
Tổ 1 | 8 | 3 | 1 |
Tổ 2 | 9 | 2 | 1 |
Tổ 3 | 7 | 4 | 1 |
a) Mỗi tổ lao động có bao nhiêu người.
b) Đội trưởng thông báo rằng số lao động giỏi của cả đội nhiều hơn số lao động khá và đạt của cả đội là 12 người. Đội trưởng thông báo đúng hay sai.
Bài 4: (2,5 điểm) Vẽ đường thẳng xy. Lấy điểm O trên đường thẳng xy, điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy (A và B khác điểm O).
1. Trong 3 điểm A, O, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
2. Lấy điểm M nằm giữa hai điểm O và A. Điểm O có nằm giữa hai điểm B và M không?
3. Nếu OA = 3cm, AB = 6cm thì điểm O có là trung điểm của đoạn thẳng AB không?
Bài 5: (0,5 điểm)Tìm các số nguyên n để biểu thức sau nhận giá trị là số nguyên: \(A = \dfrac{{3n - 4}}{{3 - n}}.\)
Đáp án đề kiểm tra Toán 6 giữa học kì 2 Cánh diều
Phần I: Trắc nghiệm
1. A | 2. D | 3. C | 4. A |
5. A | 6. D | 7. B | 8. D |
Phần II: Tự luận
Bài 1
a) \(\left( {\dfrac{7}{{16}} + \dfrac{{ - 1}}{8} + \dfrac{9}{{32}}} \right):\dfrac{5}{4}\)
\(= \left( {\dfrac{7}{{16}} + \dfrac{{ - 2}}{{16}} + \dfrac{9}{{32}}} \right):\dfrac{5}{4}\)
\(= \left( {\dfrac{5}{{16}} + \dfrac{9}{{32}}} \right):\dfrac{5}{4}\)
\(= \left( {\dfrac{{10}}{{32}} + \dfrac{9}{{32}}} \right):\dfrac{5}{4}\)
\(= \dfrac{{19}}{{32}}:\dfrac{5}{4} = \dfrac{{19}}{{40}}\)
b) \(10\dfrac{2}{9} + 2\dfrac{3}{5} - 6\dfrac{2}{9}\)
\(= \left( {10\dfrac{2}{9} - 6\dfrac{2}{9}} \right) + 2\dfrac{3}{5}\)
\(= 4 + \dfrac{{13}}{5} = \dfrac{{33}}{5}\)
\(c) \dfrac{{ - 25}}{{30}}.\dfrac{{37}}{{44}} + \dfrac{{ - 25}}{{30}}.\dfrac{{13}}{{44}} + \dfrac{{ - 25}}{{30}}.\dfrac{{ - 6}}{{44}}\)
\(= \dfrac{{ - 25}}{{30}}.\left( {\dfrac{{37}}{{44}} + \dfrac{{13}}{{44}} + \dfrac{{ - 6}}{{44}}} \right)\)
\(= \dfrac{{ - 5}}{6}.\dfrac{{44}}{{44}}\)
\(= \dfrac{{ - 5}}{6}\)
Bài 2
a) \(- x - \dfrac{3}{5} = - \dfrac{1}{{10}}\)
\(\begin{array}{l}x = \dfrac{1}{{10}} - \dfrac{3}{5}\\x = \dfrac{1}{{10}} - \dfrac{6}{{10}}\\x = - \dfrac{5}{{10}}\\x = - \dfrac{1}{2}\end{array}\)
Vậy \(x = \dfrac{{ - 1}}{2}.\)
b)\(\dfrac{2}{3}:x = 2,4 - \dfrac{4}{5}\)
\(\begin{array}{l}\dfrac{2}{3}:x = \dfrac{{12}}{5} - \dfrac{4}{5}\\\dfrac{2}{3}:x = \dfrac{8}{5}\\\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{2}{3}:\dfrac{8}{5}\\\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{5}{{12}}\end{array}\)
Vậy \(x = \dfrac{5}{{12}}.\)
c) \(\dfrac{5}{4}\left( {x - \dfrac{3}{5}} \right) = \dfrac{{ - 1}}{8}\)
\(\begin{array}{l}x - \dfrac{3}{5} = \dfrac{{ - 1}}{8}:\dfrac{5}{4}\\x - \dfrac{3}{5} = \dfrac{{ - 1}}{{10}}\\x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{{ - 1}}{{10}} + \dfrac{3}{5}\\x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{{ - 1}}{{10}} + \dfrac{6}{{10}}\\x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{5}{{10}} = \dfrac{1}{2}\end{array}\)
Vậy \(x = \dfrac{1}{2}.\)
Bài 3
a) Số người lao động của tổ 1 là:
8 + 3 + 1 = 12 (người)
Số người lao động của tổ 2 là:
9 + 2 + 1 = 12 (người)
Số người lao động của tổ ba là:
7 + 4 + 1 = 12 (người)
b) Số lao động giỏi của cả đội là:
8 + 9 + 7 = 24 (người)
Số lao động khá của cả đội là:
3 + 2 + 4 = 9 (người)
Số lao động đạt của cả đội là:
1 + 1 + 1 = 3 (người)
Số lao động giỏi nhiều hơn số lao động khá và đạt của đội số người là:
24 – (9 + 3) = 24 – 12 = 12 (người)
Vậy đội trưởng đã nói đúng.
Bài 4
1. Vì A thuộc tia Ox, B thuộc tia Oy.
Mà Ox và Oy là hai tia đối nhau nên O nằm giữa A và B.
2. Vì M nằm giữa O và A nên OM cũng chính là tia OA.
Mà OA và OB là hai tia đối nhau nên OM và OB cũng là hai tia đối nhau.
Suy ra O nằm giữa B và M.
3. Vì O nằm giữa A và B nên AO + OB = AB
Hay 3 + OB = 6.
Suy ra OB = 6 – 3 = 3 (cm)
Vì OA = OB (=3cm) và O nằm giữa A và B nên O là trung điểm của AB.
Bài 5
\(\begin{array}{l}A = \dfrac{{3n - 4}}{{3 - n}} = \dfrac{{3n - 9 + 5}}{{ - n + 3}}\\\,\,\,\,\, = \dfrac{{3n - 9}}{{ - n + 3}} + \dfrac{5}{{ - n + 3}}\\\,\,\,\,\, = \dfrac{{ - 3\left( { - n + 3} \right)}}{{ - n + 3}} + \dfrac{5}{{ - n + 3}}\\\,\,\,\,\, = - 3 + \dfrac{5}{{ - n + 3}}\end{array}\)
Để A nhận giá trị nguyên thì \(- 3 + \dfrac{5}{{ - n + 3}} \in \mathbb{Z} \Rightarrow \dfrac{5}{{ - n + 3}} \in \mathbb{Z} \Rightarrow - n + 3 \in \left\{ { \pm 1; \pm 5} \right\}\)
Ta có bảng giá trị sau:
Vậy \(n \in \left\{ {2;4; - 2;8} \right\}.\)
Trên đây là toàn bộ Đề thi và đáp án môn Toán sách Cánh Diều giữa học kì 2 lớp 6. Để luyện thêm các đề khác, mời các bạn vào chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 6 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp Đề thi các môn học khác Toán, Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Công nghệ, Công dân, Tiếng Anh liên tục được VnDoc sưu tầm, cập nhật cho các bạn theo dõi.