Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử trường THCS Mỹ Đức năm học 2017 - 2018

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử trường THCS Mỹ Đức

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử trường THCS Mỹ Đức năm học 2017 - 2018 do thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm. Đây là đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử lớp 8 dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài Lịch sử được ngắn gọn và thông minh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo

A. Trắc nghiệm: 7đ

Chọn phương án đúng

1. Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ là

A. Bảo vệ đạo Gia-tô.

B. Mở rộng thị trường buôn bán.

C. “Khai hóa văn minh” cho nhân dân Việt Nam.

D. Nhà Nguyễn tấn công các tàu buôn của Pháp trên Biển Đông.

2. Chỉ huy cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng chống lại quân Pháp là

A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn tri Phương.

C. Phan Thanh Giản. D. Trương Định.

3. Trước thái độ chống Pháp một cách yếu ớt của quân triều đình tại Gia Định, nhân dân địa phương đã

A. Sơ tán khỏi Gia Định.

B. Tự động nổi dậy đánh giặc.

C. Tham gia cùng quân triều đình đánh giặc.

D. Nổi dậy chống cả quân Pháp và quân triều đình.

4. Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của

A. Trương Định. B. Phan Tôn.

C. Nguyễn Đình Chiểu. D. Nguyễn Trung Trực.

5. Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là

A. Đuy - puy. B. Ri-vi-e.

C. Gác-ni-ê. D. Hác-măng.

6. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế là

A. Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.

B. Phái chủ hòa trong triều đình Huế đứng về phía Pháp, cô lập phái chủ chiến.

C. Quân Pháp ra lệnh bắt vua Hàm Nghi để đưa đi đày ở An-giê-ri.

D. Quân Pháp ra lệnh bắt giam Tôn Thất Thuyết .

7. Người chỉ huy cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế là

A. Vua Hàm Nghi. B. Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Thiện Thuật. D. Phan Đình Phùng.

8. Sự kiện đánh dấu mở đầu phong trào Cần vương là

A. Khởi nghĩa Ba Đình bùng nổ.

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy bùng nổ.

C. Khởi nghĩa Hương Khê bùng nổ.

D. “Chiếu Cần vương” được ban bố.

9. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là

A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Yên Thế.

10. Khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ là để

A. Chống lại chính sách cai trị và bóc lột nông dân một cách hà khắc của triều đình.

B. Chống lại sự bình định và bóc lột của Pháp.

C. Chống lại sự cướp phá của quân Thanh.

D. Hưởng ứng Chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi.

11. Vị thủ lĩnh có uy tín nhất của phong trào nông dân Yên Thế trong những năm 1884 - 1892 là

A. Nguyễn Thiện Thuật. B. Phan Đình Phùng.

C. Đề Nắm. D. Đề Thám.

12. Nét nổi bật của tình hình nước ta nửa cuối thế kỉ XIX là

A. Triều đình Huế thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

B. Bộ máy chính quyền mục ruỗng; nông nghiệp, công thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt.

C. Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.

D. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết.

13. Hạn chế cơ bản nhất của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX là

A. Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

B. Chưa xuất phát từ cơ sở bên trong.

C. Chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

D. Nhiều nội dung cải cách dập khuôn hoặc mô phỏng của nước ngoài khi mà điều kiện nước ta có khác biệt.

14. Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp được tiến hành bắt đầu vào năm

A. 1884. B. 1888. C. 1897. D. 1914.

15. Hệ thống giáo dục phổ thông được thực dân Pháp chia làm

A. 2 bậc: Tiểu học và Trung học.

B. 3 bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.

C. 3 bậc: Tiểu học, Trung học và Trung học nghề.

D. 4 bậc: Ấu học, Tiểu học, Trung học và Trung học nghề.

16. Những giai cấp, tầng lớp ở nước ta lúc bấy giờ có thể tham gia phong trào cách mạng giải phóng dân tộc là

A. Địa chủ, nông dân, tư sản.

B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản.

C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, địa chủ vừa và nhỏ.

D. Công nhân và nông dân.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Đề KSCL học kì 2 lớp 8 môn Hóa học trường THCS Tân Viên năm học 2017 - 2018

Đề KSCL học kì 2 lớp 8 môn Sinh học trường THCS Tân Viên năm học 2017 - 2018

Đề KSCL học kì 2 lớp 8 môn Công nghệ trường THCS Tân Viên năm học 2017 - 2018

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 8

    Xem thêm