Đề thi cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016
Đề thi cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 11
Đề thi cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016 là đề kiểm tra kì I lớp 11 môn Sử có đáp án đi kèm, giúp các em ôn tập tốt, hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 1 lớp 11 được chắc chắn nhất. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra Học kỳ I lớp 11 năm 2012 - 2013, THPT Lê Thánh Tông tỉnh Gia Lai
SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2015 – 2016 Môn: Lịch sử 11 Ngày thi 03/01/2016 Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Câu 1: (5 điểm)
Tại sao trong bối cảnh lịch sử châu Á cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản lại thoát khỏi số phận của nước thuộc địa trở thành đế quốc phát triển?
Câu 2: (2 điểm)
"Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã gây ra những thảm hoạ hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ...Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la..."
Nguồn: Lịch sử 11, NXB Giáo dục Việt Nam, HN 2015
Từ kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất, em có suy nghĩ gì về công cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình cho nhân loại trong bối cảnh hiện nay?
Câu 3: (3 điểm)
Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ dưới thời tổng thống F.D. Roosevelt. Theo em chính sách nào trong đó có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ quốc tế?
Đáp án đề thi cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 11
Câu 1 (5 điểm)
1. Bối cảnh lịch sử châu Á
Chế độ phong kiến bước vào giai đoạn khủng hoảng, bị các nước phương Tây nhòm ngó, nhiều nước đã trở thành thuộc địa, phụ thuộc như: 1776 Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh hay 1884 Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp ...
2. Cuộc Duy Tân Minh Trị
- Tháng 1 – 1868, chế độ Mạc phủ sụp đổ, Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền và tiến hành cải cách đất nước.
- Nội dung
- Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Kinh tế: thống nhất thị trường, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống..
- Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.
- Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.
3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn ĐQCN
- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản, dẫn tới sự ra đời của các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mítsubisi, ... có vai trò to lớn trong kinh tế và chính trị Nhật Bản.
- Sự phát triển kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến: Chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung – Nhật (1894–1895), chiến tranh Nga – Nhật (1904–1905).
* HS giải thích đặc điểm của ĐQ Nhật là ĐQ phong kiến quân phiệt
Câu 2 (2 điểm)
- Nhận xét về hậu quả của chiến tranh: hết sức nặng nề và nỗi đau chủ yếu đổ lên đầu những người dân thường vô tội...
- Suy nghĩ về công cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình cho nhân loại:
- Nhân dân thế giới đoàn kết đấu tranh chống lại những âm mưu diễn biến hoà bình...
- Các nước cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình...
- Xây dựng và phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của các quốc gia, dân tộc để nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước.
Câu 3 (3 điểm)
1. Chính sách đối ngoại của Mĩ
- Thi hành Chính sách láng giềng thân thiện với các nước Mĩ latinh...
- Tháng 11-1933, chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô...
- Đối với các vấn đề quốc tế, Mĩ giữ vai trò trung lập trước sự xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ....
2. Chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ quốc tế.
Đối với các vấn đề quốc tế, Mĩ giữ vai trò trung lập trước sự xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. Chính sách này đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.