Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi bậc Tiểu học cấp huyện

Đề thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi bậc Tiểu học cấp huyện gồm 3 phần Thi: Trắc nghiệm, Tự luận và câu hỏi tình huống giúp quý thầy cô giáo chuẩn bị và ôn tập hiệu quả trước kì thi Giáo viên dạy giỏi. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Đề thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi bậc Tiểu học - Trắc nghiệm

(Thời gian làm bài 15 phút không kể thời gian giao đề)

Thầy (cô) Hãy chọn (khoanh tròn) một đáp án đúng nhất cho từng câu dưới đây:

(Mỗi câu trả lời đúng 0.2 điểm)

Câu 1: Có mấy nội dung bình bầu giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 2: Thông tư 22/2016 của Bộ GD&ĐT quy định đánh giá định kì về học tập của học sinh theo mấy mức?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 3: Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục tiểu học là:

A. Tất cả trẻ em đều được đi học cấp tiểu học

B. Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học

C. Tất cả trẻ em khuyết tật được đi học cấp tiểu học

D. Hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở

Câu 4: Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng BGDĐT) gồm mấy lĩnh vực, mấy yêu cầu và mấy tiêu chí?

A. 3 lĩnh vực; 5 yêu cầu; 4 tiêu chí.

B. 3 lĩnh vực; 9 yêu cầu; 36 tiêu chí.

C. 3 lĩnh vực; 15 yêu cầu; 60 tiêu chí.

D. 3 lĩnh vực; 15 yêu cầu ; 45 tiêu chí.

Câu 5: Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông, mỗi tuần có ít nhất 2 tiết sinh hoạt tập thể là để:

A. Chào cờ đầu tuần, nghe kể chuyện cuối tuần

B. Tổ chức các phong trào thi đua học tập

C. Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp

D. Sinh hoạt lớp, Sao nhi đồng, Đội thiếu niên, Sinh hoạt toàn trường

Câu 6: Đề kiểm tra định kì phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mấy mức?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 7: Đánh giá định kì về phẩm chất và năng lực vào các thời điểm nào?.

A. Cuổi học kì I, cuối học kì II và cuối năm học.

B. Cuối học kì I và cuối năm học

C. Giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học

D. Cuối học kì I và cuối học kì II

Câu 8: Thông tư 22/2016 quy định hồ sơ đánh giá gồm?

A. Học bạ và bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.

B. Học bạ, Sổ theo dõi kết quả giáo dục.

C. Sổ chủ nhiệm, sổ theo dõi kết quả giáo dục và học bạ.

D. Sổ chủ nhiệm, sổ theo dõi kết quả giáo dục, học bạ và các bài kiểm tra định kì.

Câu 9: Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chường trình lớp học thì:

A. Giáo viên chủ nhiệm quyết định việc hoàn thành hay chưa hoàn thành chương trình lớp học.

B. Giáo viên chủ nhiệm ôn tập và bồi dưỡng cho học sinh kiểm tra lại tối đa là 3 lần.

C. Giáo viên chủ nhiệm lập danh sách rèn luyện trong hè và cho kiểm tra lại vào cuối hè.

D. Giáo viên chủ nhiệm lập danh sách báo cáo với hiệu trưởng xem xét, quyết định việc lên lớp hay ở lại lớp.

Câu 10: Tiêu chí: “Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quả học tập của từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ” trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thuộc yêu cầu nào?

A. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động

B. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục

C. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

D. Lập được kế hoạch dạy học

Câu 11: Một trong những Tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước là:

A. Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

B. Có thái độ lao động đúng mực; hoàn thành các nhiệm vụ được phân công; cải tiến công tác quản lý học sinh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục

C. Chấp hành các quyết định của pháp luật, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gia đình và khu vực

D. Cả 2 câu B và C

Câu 12: Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, mỗi yêu cầu có bao nhiêu tiêu chí?

A. 6 tiêu chí

B. 5 tiêu chí

C. 4 tiêu chí

D. 3 tiêu chí

Câu 13: Ở cấp tiểu học, thời lượng mỗi năm học ít nhất là bao nhiêu tuần?

A. 35 tuần

B. 34 tuần

C. 33 tuần

D. 32 tuần

Câu 14: Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông, mỗi tháng có bao nhiêu tiết Giáo dục ngoài giờ lên lớp?

A. 4 tiết

B. 6 tiết

C. 8 tiết

D. 10 tiết

Câu 15: Theo điều lệ trường tiểu học được ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT quy định của giáo viên có mấy nhiệm vụ?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 16: Theo điều lệ trường tiểu học được ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT quy định của giáo viên có mấy quyền?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 17: Theo Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung điều 40; bổ sung điều 40a của Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT quy định tuổi của học sinh tiểu học là

A. Từ sáu đến mười một tuổi ( tính theo năm)

B. Từ sáu đến mười hai tuổi ( tính theo năm)

C. Từ sáu đến mười ba tuổi ( tính theo năm)

D. Từ sáu đến mười bốn tuổi ( tính theo năm)

Câu 18: Theo điều lệ trường tiểu học được ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT quy định giáo viên chủ nhiệm có mấy loại sổ sách?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 19: Mục tiêu quan trọng nhất của môn Tiếng Việt là:

A. Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng đọc, viết

B. Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng đọc, viết, nghe, nói

C. Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng nghe, nói

D. Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng nghe, viết

Câu 20: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 cấp tiểu học của Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Lăk ban hành ngày tháng năm nào?

A. 18/9/2016

B. 19/9/2016

C. 20/9/2016

D. 21/9/2016

Đề thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi bậc Tiểu học - Tự luận

PHẦN THI TỰ LUẬN

(Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (3 điểm) Thầy (cô) đã làm gì góp phần thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục – Đào tạo?

Câu 2: (2 điểm) Có phải Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ra đời sẽ thay thế Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT hay không? Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT được ban hành có gây xáo trộn gì trong các hoạt động dạy - học và đánh giá học sinh tiểu học ở các nhà trường hiện nay?

Câu 3: (1 điểm) Để được tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tiểu học cấp huyện lần này, trường thầy (cô) đã thực hiện như thế nào?

Đáp án Đề thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi bậc Tiểu học - Tự luận

Câu 1: Giáo viên dựa được vào 9 nhiệm vụ, giải pháp cơ bản trong Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục – Đào tạo để liên hệ đến thực tế bản thân ghi điểm ở mỗi nhiệm vụ, giải pháp như sau:

1- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo.

Đối với giáo viên là đảng viên làm tốt công tác tuyên truyền (0.5 điểm)

2- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động lĩnh hội tri thức (0.5 điểm)

3- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.

Thực hiện tốt việc đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT(1 điểm)

4- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

5- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng.

6- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu hiện nay (0.5 điểm)

7- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo.

8- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (0.5điểm)

9- Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.

Lưu ý: Các giải pháp không liên quan không chấm điểm

Câu 2: Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 22 nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Thông tư 30 chứ không thay thế Thông tư 30. Do đó, khi Thông tư 22 có hiệu lực (từ ngày 06/11/2016), việc đánh giá học sinh tiểu học thực hiện theo các quy định của Thông tư 30 và những sửa đổi, bổ sung được quy định trong Thông tư 22, thể hiện trong văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 Thông tư đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (1 điểm)

Thực tế chỉ có một số điểm được sửa đổi, bổ sung nhằm giúp cho giáo viên, nhà trường dễ dàng thực hiện hơn, khắc phục những khó khăn đã gặp phải khi thực hiện Thông tư 30 trong thời gian qua.

Các tư tưởng nhân văn: đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh,… trong Thông tư 30 vẫn được kế thừa và phát triển trong Thông tư 22.

Trong thời gian Thông tư 22 chưa có hiệu lực, giáo viên vẫn đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30.

Thời điểm Thông tư 22 có hiệu lực (ngày 06/11/2016) cũng chính là thời điểm chuẩn bị cho việc đánh giá giữa học kì I theo kế hoạch thời gian năm học 2016-2017. Do đó, việc ban hành Thông tư 22 sẽ không gây xáo trộn gì trong các hoạt động dạy - học và đánh giá học sinh tiểu học ở các nhà trường. (1điểm)

Câu 3: Đây là câu hỏi để tổng hợp, đánh giá quá trình thực hiện ở cơ sở nên tất cả giáo viên nêu được thực tế việc chọn lựa tại cơ sở (dù chu đáo hay chưa chu đáo) vẫn ghi 1 điểm.

Câu hỏi tình huống thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi bậc Tiểu học

Câu 1: Trống báo hiệu giờ vào lớp. Tôi bước vào lớp không khí lớp ồn ào không như những buổi học trước. Các em đứng dậy chào giáo viên, có tiếng khóc dưới lớp. Tôi cho các em ngồi xuống, tôi hỏi em H vì sao em khóc? Em thưa cô, mẹ em cho tiền đi nộp tiền bảo hiểm em cất trong cặp giờ chơi vào em không tìm thấy tiền đâu cả. Nói xong, em lại tiếp tục khóc. Là giáo viên chủ nhiệm lớp trong tình huống như vậy thầy (cô) xử lý thế nào?

Câu 2: Đang trong giờ học, Long đứng dậy thưa:

- Thưa cô, bạn Hoà lấy bút của em ạ!

- Thưa cô, em không lấy. Hoà trả lời.

- Chính mắt em nhìn thấy ngòi bút của em nằm trong hộp bút của bạn ấy Long khẳng định.

Vậy thầy (cô) sẽ xử lý như thế nào?

Câu 3: Trong khi chấm bài kiểm tra, thầy (cô) thấy có một trường hợp học sinh mức học chỉ ở mức độ trung bình nhưng bài kiểm tra xuất sắc. Với trường hợp như vậy thầy (cô) xử lý như thế nào?

Câu 4: Ở lớp 4A có phong trào thi đua "Giữ vở sạch, viết chữ đẹp" đã được học sinh nhiệt tình hưởng ứng. Sau khi kiểm tra bài cũ, cô giáo ghi đầu bài của tiết học lên bảng, em Dũng cặm cụi, cẩn thận ghi đầu bài vào vở sạch sẽ. Bỗng cô giáo phát hiện ra mình ghi nhầm nên xóa đi viết lại. Em Dũng cảm thấy bực bội xé ngay trang vở vừa viết và càu nhàu nói “Viết như vậy mà cũng viết” cô giáo nghe thấy. Vào tình huống này thầy (cô) xử lí như thế nào?

Câu 5: Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh học rất kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong giờ học lại thường ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của em ấy nhằm trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học tốt thì mẹ của em lại xin cho con thôi học. Lý do là vì bố em mất sớm, em lại có em nhỏ, mẹ em muốn xin cho em thôi học, ở nhà trông em để mẹ đi bán hàng kiếm tiền nuôi các con.

Câu 6: Một học sinh lớp bạn được cả lớp bầu làm chủ tịch HĐTQ nhưng phụ huynh của em đó lại đến đề nghị với bạn là để em nghỉ vì họ sợ làm chủ tịch HĐTQ sẽ ảnh hưởng đến học tập của con. Bạn sẽ giải quyết thế nào ?

Câu 7: Cô Hiền chủ nhiệm lớp 5A. Lớp của cô hầu hết đều rất ngoan và lễ phép. Tuy nhiên, cũng có một số các em nam nghịch ngợm, lười học, hay bị cô giáo phê bình. Nhiều lần, khi gặp những em học sinh này trong sân trường, cô Lan nhận thấy học sinh của mình thường lảng tránh, giả vờ nhìn đi chỗ khác để không phải chào cô. Nếu là cô Hiền, bạn sẽ làm như thế nào? Tại sao bạn lại làm như vậy ?

Câu 8: Là một giáo viên mới ra trường, tình cờ bạn nghe được hai học sinh đi trước đang nói chuyện và có ý chê bai bài giảng của bạn kém hấp dẫn, chẳng hiểu gì cả. Trong tình huống đó, bạn sẽ làm gì ?

Câu 9: Ở lớp 5C sau khi giảng bài xong, cô giáo Lan hỏi vui:

- Nếu cô cho các em một điều ước trong khả năng của cô, các em sẽ ước gì ?
Cả lớp cười, bỗng cô nghe thấy cuối lớp có tiếng học sinh đáp:

- Thưa cô, em ước được nghỉ tiết học của cô ạ.

Câu 10: Bạn được giao chủ nhiệm một lớp 5 bao gồm những học sinh đều có học lực khá giỏi,nhưng trong đó có 2 học sinh nữ thường xuyên nói chuyện riêng, nói leo khi bạn giảng bài. Bạn có những biện pháp gì giúp 2 học sinh này bỏ thói quen xấu trong học tập ?

Câu 11: Trung 11 tuổi, đã học kém lại hay vẽ bậy lên tường và bàn ghế trong lớp học. Cô giáo đã nhắc nhở nhiều lần nhưng Trung không thay đổi. Cô quyết định phạt Trung 1 tuần trực nhật (bao gồm cả quét lớp học và dọn vệ sinh trường).

+ Bạn nghĩ gì về cách xử lý của cô giáo?

+ Nếu là cô giáo của Trung bạn sẽ làm thế nào?

Câu 12: Trong tiết Khoa học lớp 5C, khi giảng bài “ Các chất gây nghiện”, cô giáo giảng về hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, cô giáo nói: “ Qua những gì chúng ta vừa tìm hiểu thì thuốc lá thật sự rất độc hại và gây ra nhiều bệnh cho con người, vì vậy các em không nên hút thuốc và các em khuyên người thân không nên hút thuốc lá, tránh xa thuốc lá” thì có một học sinh đứng dậy nói là hôm qua em nhìn thấy thầy Hiệu trưởng trường mình hút thuốc. Với tình huống đó thì nếu bạn là cô giáo đó bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Câu 13: Đến giờ đón con mình đang học lớp 1C một phụ huynh đưa con đến và nói với cô giáo: “ Hôm nay, cháu học gì hả cô? Sao hôm trước tôi đón cháu về và hỏi xem hôm nay cô giáo dạy gì thì con tôi lắc đầu nói: “Cô giáo con còn bận trang trí lớp nên không học gì?”. Nếu bạn là cô giáo đó thì bạn trình bày như thế nào để phụ huynh yên tâm?

Câu 14: Trong buổi sinh hoạt chuyên môn, bạn mạnh dạn trình bày ý kiến về đổi mới phương pháp dạy học. Một đồng nghiệp lớn tuổi ngồi bên cạnh nói bâng quơ: “Ngựa non háu đá”. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

Câu 15: Trong giờ tự nhiên xã hội lớp 3, có một học sinh đứng dậy và nói: “Bố con bảo chỉ cần học giỏi Toán và Tiếng việt, không cần học các môn khác”. Nếu là bạn thì bạn xử lý như thế nào?

Đề thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi bậc Tiểu học cấp huyện bao gồm 4 đề thi có đáp án chi tiết, đầy đủ cho các thầy cô tham khảo. Ngoài ra, để chuẩn bị cho các kì thi giáo viên giỏi cấp trường, các thầy cô tham khảo chi tiết các tình huống sư phạm thường gặp và các đề thi giáo viên giỏi và các mẹo chuẩn bị cho các bài thi giáo viên dạy giỏi đạt kết quả cao. VnDoc thường xuyên cập nhật các đề thi mới nhất cho các thầy cô tham khảo và ôn luyện tốt nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi giáo viên dạy giỏi

    Xem thêm