Đề thi giáo viên giỏi môn Địa lý trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh năm 2014 - 2015
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường môn Địa lý
Đề thi giáo viên giỏi môn Địa lý trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh năm 2014 - 2015 có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu. Đây là tài liệu ôn tập hữu ích dành cho quý thầy cô giáo, không chỉ giúp quý thầy cô giáo luyện tập trước khi tham gia kì thi giáo viên dạy giỏi mà còn là tài liệu phục vụ giảng dạy hay. Mời quý thầy cô giáo tham khảo.
Đề thi Giáo viên dạy giỏi cấp THPT Thuận Thành số 1 tỉnh Bắc Ninh năm 2013
Đề thi giáo viên giỏi môn Tiếng Anh trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh năm 2014 - 2015
SỞ GD&ĐT TỈNH BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 | ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học 2014 - 2015 Môn: Địa lí Thời gian làm bài 120 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Câu I (2,0 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây:
BẢNG PHÂN PHỐI TỔNG LƯỢNG BỨC XẠ MẶT TRỜI Ở CÁC VĨ ĐỘ
(Đơn vị: cal/cm2/ngày)
Ngày tháng trong năm | Vĩ độ | |||||
00 | 100 | 200 | 500 | 700 | 900 | |
21-3 22-6 23-9 22-12 | 672 577 663 616 | 659 649 650 519 | 556 728 548 286 | 367 707 361 66 | 132 624 130 0 | 0 634 0 0 |
- Cho biết bảng số liệu trên thể hiện phân phối lượng bức xạ Mặt Trời ở các vĩ độ thuộc bán cầu nào? Vì sao?
- Hãy nhận xét và giải thích sự phân phối tổng lượng bức xạ Mặt Trời ở các vĩ độ.
Câu II. (3,0 điểm) Dựa Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
- Hãy chứng minh tài nguyên sinh vật nước ta đa dạng, phong phú. Giải thích nguyên nhân.
- So sánh sự phân bố dân cư giữa Tây Nguyên và Trung Du miền núi Bắc Bộ.
Câu III (3,0 điểm)
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng ngành thủy sản nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ.
- Phân tích ý nghĩa của việc đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
Câu IV (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao phát triển thủy điện ở Tây Nguyên có ý nghĩa quan trọng đối với vùng và cả nước, song cần thận trọng trong xây dựng và vận hành.
Đáp án đề thi giáo viên giỏi cấp trường môn Địa lý
Câu I (2,0 điểm)
1. Bảng số liệu trên thể hiện phân phối lượng bức xạ Mặt Trời ở bán cầu Bắc
Giải thích:
- Ngày 22/6 ở 200 là nơi có tổng lượng bức xạ cao nhất (Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 22027' B)
- Tổng xạ ở vĩ tuyến 900 cao vào ngày 22/6. Các ngày khác trong năm là 0 cal/cm2/ngày.
- Ngày 22/12 từ vĩ độ 700 đến 900B bằng 0. Từ 700 - 900 Mặt Trời không mọc.
2. Hãy nhận xét và giải thích sự phân phối tổng lượng bức xạ Mặt Trời ở các vĩ độ.
- Tổng bức xạ Mặt Trời có sự thay đổi theo vĩ độ và thời gian
- Tổng bức xạ giảm dần từ xích đạo về cực (trừ ngày 22/6, 22/12) vì góc nhập xạ giảm dần từ xích đạo về hai cực
- Ngày 22/6 tổng xạ mặt Trời cao nhất ở 200 B do có góc nhập xạ lớn, Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc, 23027' B. Vĩ độ 500B, 700B, 900B cao hơn ở xích đạo 00 do ở các vĩ độ đó có độ dài ngày lớn hơn so với xích đạo
- Ngày 22/12 tổng xạ Mặt Trời nhỏ nhấ ở các vĩ độ Bắc do có góc nhập xạ nhỏ, ngày ngắn
- Ở xích đạo 00: trong hai ngày 21/3 và 23/9 tổng lượng bức xạ cao nhất do Mặt Trời lên thiên đỉnh, góc nhập xạ là 900. Ngày 22/6 và 22/12 tổng lượng bức xạ nhỏ nhất trong năm do Mặt Trời ở thấp nhất giữa trưa, góc nhập xạ nhỏ, ngày ngắn.
Câu II. (3,0 điểm)
1. Chứng minh tài nguyên sinh vật nước ta đa dạng, phong phú. Giải thích nguyên nhân.
- Sự đa dạng về hệ sinh thái: Rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng rậm nhiệt đới lá rộng thường xanh; rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau (dẫn chứng)
- Sự đa dạng của các thảm thực vật (dẫn chứng).
- Đa dạng về loài: thành phần nhiệt đới chiếm ưu thế (Họ Đậu, Vang, Dâu
- tằm, Dầu); có thêm loài cận nhiệt, ôn đới (đỗ quyên, thiết sam, lãnh sam..)
- Đa dạng về nguồn gen: có 14.500 loài thực vật, hơn 11.000 loài động vật,
- nhiều loài chim, thú, bò sát....
- Nguyên nhân:
- Sinh vật chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: vị trí, khí hậu, địa hình, đất, con người...trong đó khí hậu đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp, còn địa hình đóng vai trò gián tiếp.
- Việt Nam có khí hậu, địa hình, đất phân hóa đa dạng tạo sự đa dạng của sinh vật.
2. So sánh sự phân bố dân cư giữa Tây Nguyên và Trung Du miền núi Bắc Bộ
- Giống nhau:
- Đều có mật độ dân số thấp so với cả nước, các vùng khác (Dẫn chứng)
- Đều có sự phân hóa rõ rệt về mật độ dân số: Trong nội bộ từng vùng; Giữa các tỉnh trong vùng và trong nội bộ từng tỉnh ...
- Khác nhau:
- Về mật độ dân số: Trung Du miền núi Bắc Bộ có mật độ dân số cao hơn
- (Minh họa mật độ phổ biến hai vùng, mật độ cao nhất).
- Về sự phân hóa:
- Trung Du miền núi Bắc Bộ có sự phân hóa rõ nét hơn: có tới 6 cấp mật độ dân cư, phân hóa rõ giữa trung du với miền núi; vùng ven biển với vùng sâu vùng xa (chênh nhau lớn về mật độ; số tỉnh có mật độ dân số cao nhiều hơn).
- Tây Nguyên mức độ chênh lệch ít hơn: chủ yếu 5 cấp (Trừ diện tích nhỏ đô thị lên tới 1001 – 2000 người/km²). Mật độ dân số cao nhất trên các cao nguyên ở khu vực phụ cận các tỉnh lị của các tỉnh (minh họa); thấp nhất ở Kon Tum, Đăk Nông (Minh họa)
Câu III (3,0 điểm)
1. Ngành thủy sản ở nước ta có sự phân bố không đều và phân hóa theo lãnh thổ: Giữa các vùng; giữa duyên hải và nội địa; giữa các tỉnh.
Phân hóa giữa các vùng
- Vùng có ngành thủy sản phát triển mạnh
- Vùng phát triển mạnh nhất là Đồng bằng sông Cửu Long: Tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản cao nhất so với các vùng: phần lớn trên 30% (Minh họa tỉnh điển hình); Các tỉnh đều có sản lượng thủy sản cao: cao nhất là Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp (một tỉnh bằng sản lượng một vùng); Cơ cấu thủy sản thiên về nuôi trồng, thể hiện ở các tỉnh trừ Kiên Giang.
- Đứng thứ hai cả nước là vùng Duyên hải Nam Trung bộ: Tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản cao; Tỉnh sản lượng cao...; Cơ cấu thủy sản thiên về đánh bắt (Minh họa).
- Đứng thứ ba là vùng Đông Nam Bộ: tỉ lệ giá trị thủy sản chủ yếu 5 – 20%, tuy nhiên Bà Rịa – Vũng Tàu có sản lượng rất cao...; cơ cấu thủy sản ven biển thiên về đánh bắt, nội địa thiên về nuôi trồng.
- Các vùng phát triển mức trung bình: Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ giá trị thủy sản chủ yếu 5 – 20%; sản lượng thủy sản ở mức trung bình (Minh họa tỉnh sản lượng cao nhất); trong cơ cấu thủy sản Đồng bằng sông Hồng thiên về nuôi trồng, Bắc Trung Bộ thiên về đánh bắt.
- Các vùng còn lại ngành thủy sản kém phát triển: Trung du miền Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh), Tây Nguyên: Tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản thấp dưới 10%, các tỉnh đều có sản lượng thấp, cơ cấu thủy sản thiên về nuôi trồng.
- Nguyên nhân sự phân hóa do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên:
- Các vùng có ngành thủy sản phát triển do có mạng lưới sông ngòi dày đặc, diện tích mặt nước rộng; thềm lục địa rộng, nguồn lợi thủy sản lớn...; Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển thủy sản..
- Các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên: địa hình miền núi, diện tích mặt nước hẹp, không giáp biển,...
2. Phân tích ý nghĩa của việc đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
- Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp thể hiện rõ nhất trong việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, ...
- Đa dạng hóa tạo ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, môi trường
- Về kinh tế
- Đa dạng hóa nông nghiệp sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn. Tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp.
- Khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bất lợi, giảm bớt sự bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Về xã hội: Cho phép sử dụng tốt hơn nguồn lao động, khắc phục tính mùa vụ trong sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động. Góp phần phân bố lại dân cư lao động trong phạm vi cả nước; Cho phép khai thác tốt hơn sự đa dạng, phong phú của TNTN, góp phần bảo vệ môi trường => cơ sở để phát triển bền vững.
Câu IV (2,0 điểm)
- Giới thiệu vị trí Tây Nguyên
- Phát triển thủy điện Tây Nguyên có ý nghĩa quan trọng vì:
- Tây Nguyên là vùng có tiềm năng thủy điện lớn, trong khi kinh tế còn kém phát triển. Việc phát triển thủy điện sẽ có ý nghĩa quan trọng:
- Sử dụng tốt hơn tài nguyên nước cho các vùng sâu, vùng xa.
- Tạo động lực phát triển kinh tế: khai thác, chế biến Bô xit để phát triển công nghiệp luyện kim..; cung cấp nguồn nước trong mùa khô phát triển vùng chuyên canh; Phát triển du lịch; phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản...
- Về xã hội: Nâng cao đời sống cho nhân dân các vùng dân tộc, giảm khoảng cách chênh lệch các vùng, tăng cường an ninh, quốc phòng...
- Về môi trường: Điều tiết dòng chảy, nguồn nước (đặc biệt cung cấp nước trong mùa khô)...
- Ý nghĩa với cả nước: cung cấp nguồn năng lượng, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tăng cường hợp tác, đầu tư...
- Cần thận trọng vì:
- Tây Nguyên là vùng cao, đầu nguồn các con sông nếu không thiết kế hợp lí có thể làm mất lớp phủ rừng, gây một loạt các tác động, tăng nguy cơ tai biến thiên nhiên...
- Ảnh hưởng về mặt xã hội: di dân, tổ chức lại cuộc sống, việc làm, phúc lợi của dân...