Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Vật lý trường THCS Chu Văn An, Đắk Lắk năm 2020 - 2021

Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Vật lý trường THCS Chu Văn An, Đắk Lắk năm 2020 - 2021 bao gồm đáp án chi tiết cho từng dạng bài tập và bảng ma trận đề kiểm tra sẽ giúp các em học sinh ôn tập hệ thống lại kiến thức ôn tập ôn thi giữa 1 lớp 6 và cuối học kì 1 hiệu quả đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

1. Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 6 môn Vật lý

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Đo độ dài. Đo thể tích

1. Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.

2. Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.

3. Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.

4. Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3 (C1.4; C2.1; C2.3)

1,5 đ

15%

2(C3.2; C4.9)

1 đ

10%

1 (C4.3)

1 đ

10%

6

3,5 đ

35%

3. Khối lượng. Đơn vị đo khối lượng

5. Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1(C5.5)

0,5đ

5%

1

0,5đ

5%

4. Lực.

6. Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.

7. Nêu được đơn vị đo lực.

8. Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.

9. Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.

10. Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.

11. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2 (C6.10; C7.6)

1 đ

10%

1 (C6.1)

2 đ

20%

2 (C10.6; C11.8)

1 đ

10%

1 (C9,10.2)

2 đ

20%

6

6,0 đ

60%

Tổng số câu

TS điểm

Tỉ lệ %

7

5đ

50%

3

30%

3

2 đ

20%

13

10đ

100%

2. Đề bài kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 6

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2020 – 2021

Môn: Vật lí 6

Thời gian: 45 phút

(Không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Em hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi kết quả vào giấy bài làm. Ví dụ: Câu 1 chọn ý B đúng thì ghi 1B, câu 2 chọn ý C đúng thì ghi 2C... Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm.

Câu 1: Đơn vị đo thể tích chất lỏng thường dùng là:

A. Lít (l).             B. Mi-li- lít (ml).            C. Mét (m).              D. Đề-xi-mét khối (dm3).

Câu 2: Trên một cái thước học sinh có số lớn nhất là 30cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 5 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là:

A. GHĐ 30cm; ĐCNN 0 cm.                 C. GHĐ 30cm; ĐCNN 2 mm.

B. GHĐ 30cm; ĐCNN 1 mm.                D. GHĐ 30 cm; ĐCNN 5 mm.

Câu 3: Để đo thể tích chất lỏng, ta thường sử dụng dụng cụ nào?

A. Bình chứa.                                  C. Bình tràn.

B. Bình chứa và bình tràn.              D. Bình chia độ, ca, chai... có ghi sẵn dung tích.

Câu 4: Trong các thước sau thước nào không dùng để đo độ dài?

A. Thước kẻ.          B. Thước kẹp           C. Thước đo độ.            D. Thước cuộn.

Câu 5: Trên một hộp bánh có ghi khối lượng tịnh: 500g. Con số đó cho ta biết điều gì?

A. Sức nặng của hộp bánh.                        C. Thể tích của hộp bánh.

B. Khối lượng của bánh trong hộp.             D. Khối lượng của cả hộp bánh.

Câu 6: Đơn vị đo lực là đơn vị nào sau đây?

A. Lít (l).            B. Mét (m).            C. Niutơn (N).                D. Kilôgam (kg).

Câu 7: Chọn câu phát biểu sai trong các phát biểu sau.

A. Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì đứng yên.

B. Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lặc cân bằng thì tiếp tục chuyển động.

C. Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật, có độ mạnh bằng nhau, cùng phương, cùng chiều.

D. Hai lực cùng tác dụng vào một vật mạnh bằng nhau, cùng phương nhưng ngược chiều được gọi là hai lực cân bằng.

Câu 8: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?

A. Chỉ làm biến dạng quả bóng.

B. Chỉ làm biến đổi chuyến động của quả bóng.

C. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

D. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

Câu 9: Một bình chia độ chứa 60 cm3 nước. Thả hòn đá chìm trong nước thì mực nước dâng lên thêm 35 cm3. Thể tích của hòn đá là bao nhiêu?

A. 30 cm3             B. 35 cm3            C. 60 cm3              D. 95 cm3

Câu 10: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

A. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.

B. Lực của nam châm tác dụng lên miếng sắt.

C. Lực kết dính của tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng.

D. Lực của quả nặng tác dụng vào lò xo khi treo quả nặng vào lò xo.

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực?

Câu 2 (1 điểm): Cho một bình chia độ có thể tích nước ban đầu V1 = 100ml. Khi thả viên bi A vào bình chia độ, mực nước dâng lên V2 = 172ml, tiếp tục thả viên bi B vào bình, mực nước dâng lên V3 = 76ml. Hãy xác định thể tích của viên bi A và B?

Câu 3 (2 điểm): Treo một quả cầu vào một sợi dây mảnh không dãn như hình vẽ.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Vật lý trường THCS Chu Văn An, Đắk Lắk năm 2020 - 2021

a. Có những lực nào tác dụng vào quả cầu?

Nêu phương và chiều của các lực đó.

b. Em có nhận xét gì về các lực đó.

------------------HẾT-----------------

Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra, không làm bài trên đề thi này!

3. Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 5 điểm

Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

C

D

C

B

C

C

C

B

A

II. PHẦN TỰ LUẬN: 5 điểm

Câu 1: (2 điểm)

- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật. (1 điểm)

- Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều hướng về phía Trái Đất. (1 điểm)

Câu 2: (1 điểm)

- Thể tích của hòn bi A: VA = 172 – 100 = 72 cm3. (0,5 điểm)

- Thể tích của hòn bị B là: VB = 76 cm3. (0,5 điểm)

Câu 3: (2 điểm)

a. Có 2 lực tác dụng vào quả cầu là trọng lực và lực kéo của dây. (0,5 điểm)

- Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. (0,5 điểm)

- Lực kéo của dây: Có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. (0,5 điểm)

b. Hai lực tác dụng vào quả cầu là hai lực cân bằng. (0,5 điểm)

Học sinh làm cách khác đúng vẫn được điểm tối đa.

-----------------

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Vật lý trường THCS Chu Văn An, Đắk Lắk năm 2020 - 2021. Mời quý thầy cô và các em tham khảo thêm các đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 đã được chúng tôi cập nhật miễn phí.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 6

    Xem thêm