Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 trường THCS Tạ Tồn, Lâm Đồng năm học 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 trường THCS Tạ Tồn, Lâm Đồng năm học 2015 - 2016. Đề thi giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài thi sao cho hợp lí để đạt được kết quả cao nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 trường THCS Biên Giới, Châu Thành năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Sinh học lớp 8 trường THCS Hương Sơn, Mỹ Đức năm 2014 - 2015

Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Sinh học lớp 8 trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, Ninh Thuận năm 2014 - 2015

TRƯỜNG THCS TẠ TỒNĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC LỚP 8
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. Nêu vai trò của hệ bài tiết, thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết khỏi các tác nhân có hại. (2,0 điểm)

Câu 2. Mô tả đặc điểm cấu tạo của da và chức năng có liên quan đến cấu tạo. (2,0 điểm)

Câu 3. Mô tả cấu tạo của đại não (2,0 điểm)

Câu 4. Nêu quá trình tạo ảnh ở màng lưới. (2,0 điểm)

Câu 5. Bằng khái niệm, phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Lấy ví dụ cụ thể cho từng phản xạ. (2,0 điểm)

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8

Câu 1

  • Vai trò củ hệ bài tiết: Thải loại các chất dư thừa và các chất độc hại trong cơ thể, duy trì tính ổn định của môi trường trong.
  • Thói quen sống khoa học: Giữ vệ sinh cho cơ thể cũng như cho hệ bài tiết, khẩu phần ăn uống hợp lí, đi tiểu đúng lúc.

Câu 2. Cấu tạo của da:

  • Lớp biểu bì: Tầng sừng, tầng tế bào sống.

Chức năng: Bảo vệ.

  • Lớp bì: cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, thụ quan, dây thần kinh, mạch máu.

Chức năng: Tiếp nhận kích thích, điều hoà thân nhiệt, làm da mềm mại.

  • Lớp mỡ dưới da: Dự trữ và cách nhiệt.

Câu 3. Cấu tạo đại não:

  • Chất xám nằm ngoài là trung tâm phản xạ có điều kiện.
  • Chất trắng nằm trong là các đường dẫn truyền.
  • Bề mặt đại não gồm nhiều nếp gấp tạo thành các khe và rãnh, có tác dụng làm tăng diện tích bề mặt, chia bề mặt thành các thuỳ và các hồi não.

Câu 4: Quá trình tạo ảnh ở màng lưới: Ánh sáng từ vật qua môi trường trong suốt ở cầu mắt Tác động làm hưng phấn tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới dây thần kinh thị giác vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật. 2,0 điểm

Câu 5

  • PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập, rèn luyện.

Ví dụ:

  • PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.

Ví dụ:

Đánh giá bài viết
1 659
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 2 lớp 8

    Xem thêm