Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2017 - 2018

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2017 - 2018 là đề thi chuẩn theo Thông tư 22 được vnDoc sưu tầm, tổng hợp có đáp án và bảng ma trận chi tiết cho các em học sinh tham khảo, chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

TRƯỜNG TIỂU HỌC

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2017-2018

MÔN: TIẾNG VIỆT 4

(Thời gian làm bài: 80 phút)

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thầm (7 điểm)

CHIẾC LÁ

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

- Bạn đừng giấu ! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa rất biết ơn bạn?

- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.

- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.

Theo Trần Hoài Dương

Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:

Câu 1. Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào nói với nhau?

A. Chim sâu và bông hoa

B. Chim sâu và chiếc lá

C. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá

Câu 2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?

A. Vì là suốt đời chỉ là chiếc lá bình thường.

B. Vì lá đem lại sự sống cho cây.

C. Vì lá có lúc biến thành mặt trời

Câu 3. Trong câu “Chim sâu hỏi chiếc lá” sự vật nào được nhân hóa?

A. Chỉ có chiếc lá được nhân hóa

B. Chỉ có chim sâu được nhân hóa

C. Cả chim sâu và chiếc lá được nhân hóa

Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Lá đóng vai trò quan trọng đối với cây.

B. Vật bình thường mới đáng quý.

C. Hãy biết quý trọng những người bình thường.

Câu 5. Theo em trong câu chuyện trên dấu gạch ngang có tác dụng gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại

B. Đánh dấu phần chú thích trong câu

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

Câu 6. Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu văn sau:“Bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày.”

………………………………………………………………………………………

Câu 7. Câu “Cuộc đời tôi vốn rĩ rất bình thường” thuộc kiểu câu kể nào?

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

Câu 8. Chủ ngữ trong câu “Ngày nhỏ phải chăng tôi là một búp non.” Là:

A. Ngày nhỏ

B. Tôi

C. Một búp non

D. Ngày nhỏ phải chăng tôi

II. Đọc thành tiếng: (3 Điểm)

Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài.

Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, SGK Tiếng Việt 4, tập II. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. (Phần đọc thành tiếng 2,5 điểm, trả lời câu hỏi 0,5 điểm).

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. Chính tả (3 điểm )

1.Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài:“Hoa học trò ”. Tiếng Việt 4 – Tập II, trang 43 (Từ đầu …. nỗi niềm hoa phượng) trong khoảng thời gian 15 phút.

2. Bài tập: Điền vào chỗ trống d, r hay gi?

- chậm ...ãi; cây sồi .......à;

II. Tập làm văn (7 điểm)

Đề bài: Em hãy tả cây bóng mát mà em yêu thích.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM LỚP 4 MÔN TIẾNG VIỆT

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

* Đọc (2,5 điểm)

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, bước đầu đọc diễn cảm được đoạn văn, đọc tốc độ đạt yêu cầu khoảng 80 tiếng/ phút. (4 điểm)

+ Đọc sai 1, 2 tiếng hoặc ngắt nghỉ hơi đôi chỗ còn chưa đúng, bước đầu đọc diễn cảm được đoạn văn, đọc tốc độ đạt yêu cầu khoảng 80 tiếng/ phút. (3,5 điểm)

+ Đọc sai 3,4 tiếng hoặc ngắt nghỉ hơi đôi chỗ còn chưa đúng, bước đầu đọc diễn cảm được đoạn văn, đọc tốc độ đạt yêu cầu khoảng 80 tiếng/ phút. (3 điểm)

+ Đọc sai 5,6 tiếng hoặc ngắt nghỉ hơi đôi chỗ còn chưa đúng, đọc tốc độ đạt yêu cầu khoảng 80 tiếng/ phút. (2,5 điểm)

+ Đọc còn sai hoặc ngắt nghỉ hơi chưa đúng; đọc tốc độ đạt yêu cầu khoảng 80 tiếng/ phút. (2 điểm)

+ Đọc sai nhiều, ấp úng hoặc ngắt nghỉ hơi không đúng, tốc độ đọc chậm (1,5 điểm)

+ Đọc sai nhiều, còn phải đánh vần, tốc độ đọc chậm (1 điểm)

* Ttrả lời câu hỏi (0,5 điểm)

- Tùy vào nội dung phần trả lời của học sinh mà giáo viên cho các mức điểm:

+ Trả lời đúng đủ nội dung câu hỏi, diễn đạt tốt ( 0,5 điểm)

+ Trả lời còn chưa đủ (0,25 điểm)

+ Trả lời sai (Không cho điểm)

II. Đọc hiểu (5 điểm)

Đáp án đúng và biểu điểm:

Câu 6: (1 điểm) Bác gió làm gì?

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm).

I. Chính tả:

1) Bài viết: 2,5 điểm

- Bài viết không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng; đúng mẫu chữ; đảm bảo độ cao, rộng; nét chữ trơn đều; trình bày bài đúng thể thức (4 điểm)

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai về phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định…trừ 0,25 điểm.

- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tùy thuộc vào bài viết của học sinh mà giáo viên chấm các mức điểm tương ứng, phù hợp.

2) Bài tập (0,5 điểm):

- Điền đúng mỗi chỗ chấm cho 0,25 điểm

II. Tập làm văn (7 điểm)

1. Nội dung: (6,5 điểm)

a) Mở bài: (1,0 điểm)

- Giới thiệu được cây bóng mát yêu thích.

b) Thân bài: (4,5 điểm)

+ Tả bao quát: (1,5 điểm)

+ Tả chi tiết các bộ phân tiêu biểu (2,0 điểm)

- Tả được tác dụng của đồ vật đó (1 điểm)

c) Kết bài: (1,0 điểm)

- Nêu được cảm nghĩ đối với cây mình tả

2. Hình thức: (0,5 điểm)

- Bài viết đủ 3 phần trình bày đúng các phần , chữ viết rõ ràng, cả bài không sai quá 5 lỗi chính tả. (0,5 điểm)

Lưu ý: Tùy thuộc vào nội dung miêu tả trong bài làm của học sinh mà giáo viên chấm các mức điểm tương ứng, phù hợp.

Các em học sinh tham khảo chi tiết đề thi và bảng ma trận

Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi giữa học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 4, và môn Toán 4. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
80
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 4

    Xem thêm