Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2024 - 2025

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2024 - 2025 hệ thống lại các kiến thức trọng tâm và các dạng bài cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện các dạng bài tập Tiếng Việt, chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết từng sách như sau:

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

1) Tập đọc:

Đọc, trả lời câu hỏi và nêu nội dung các bài tập đọc sau:

  • Hải Thượng Lãn Ông.
  • Quả ngọt cuối mùa.
  • Tiếng ru.
  • Con muốn làm một cái cây.
  • Vườn của ông tôi.

2) Luyện từ và câu:

  • Ôn danh từ, động từ, tính từ;
  • Hai thành phần chính của câu.
  • Trạng ngữ.

3) Viết:

Đề bài 1: Em hãy viết đoạn văn (10 -15 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em về một người thân mà em yêu quý (bố, mẹ, …..)

Đề bài 2: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã dọc, đã nghe.

Đề ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 4 KNTT

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

THẢ DIỀU

Cánh diều no gió
Sáo nó thổi vang
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng.

Cánh diều no gió
Tiếng nó trong ngần
Diều hay chiếc thuyền
Trôi trên sông Ngân.

Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời.

Trời như cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em – lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại.

Cánh diều no gió
Nhạc trời reo vang
Tiếng diều xanh lúa
Uốn cong tre làng.

Ơi chú hành quân
Cô lái máy cày
Có nghe phơi phới
Tiếng diều lượn bay?

Trần Đăng Khoa

Câu 1 (0,5 điểm). Cánh diều được so sánh với những hình ảnh nào?

A. Trăng vàng, chiếc thuyền, sông Ngân, lưỡi liềm.

B. Trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm.

C. Trăng vàng, hạt cau, sông Ngân, lưỡi liềm.

Câu 2 (0,5 điểm). Từ nào dưới đây không phải từ miêu tả âm thanh tiếng diều?

A. No gió.

B. Chơi vơi.

C. Trong ngần.

Câu 3 (0,5 điểm). Hai câu thơ Tiếng diều xanh lúa/ Uốn cong tre làng có ý nghĩa gì?

A. Tiếng sáo diều nhuộm xanh cả đồng lúa và uốn cong lũy tre làng.

B. Tiếng sáo diều làm lúa xanh hơn, cây tre làng uốn cong hơn.

C. Tiếng sáo diều hay đến mức khiến đồng lúa, lũy tre trở nên đẹp hơn.

Câu 4 (0,5 điểm). Bài thơ thể hiện nội dung chính là gì?

A. Vẻ đẹp của cánh diều trên bầu trời quê hương gắn với những sự vật thân thuộc, giản dị, gần gũi nơi làng quê.

B. Vẻ đẹp của ánh trăng vàng quê hương.

C. Vẻ đẹp của những người nông dân lao động trên cánh đồng quê hương.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Tìm các danh từ trong khổ thơ sau:

Ơi chú hành quân

Cô lái máy cày

Có nghe phơi phới

Tiếng diều lượn bay?

Câu 6 (2,0 điểm).

a. (1,0 điểm) Lựa chọn các động từ phù hợp để điền vào chỗ trống.

(1) Bạn Tú ………. (hát/học) rất hay.

(2) Cậu ấy đang ………. (đứng/chạy) ở cổng trường chờ mẹ đến đón.

b. (1,0 điểm) Đặt câu theo yêu cầu:

- Đặt câu chứa một động từ chỉ hoạt động của học sinh khi ở trường.

- Đặt câu chứa một động từ chỉ hoạt động của con vật.

B. TẬP LÀM VĂN ( 4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Cây chuối mẹ

Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

Theo Thép Mới

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.

….…………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………..

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn văn trong các bài đọc từ tuần 19 đến tuần 26. Học sinh đọc đảm bảo đúng tốc độ khoảng 85 - 90 tiếng/ phút.

- Học sinh trả lời 1 câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (8 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

Sự tích bánh chưng, bánh giầy

Sau khi dẹp được giặc Ân, Hùng Vương thứ sáu có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu xuân, vua cho họp các hoàng tử lại và bảo:

– Trong các con, ai tìm được món ăn ngon nhất, có ý nghĩa nhất để dâng cúng Trời Đất, tổ tiên, thì ta sẽ truyền ngôi cho.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên vua cha. Riêng người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu, vì mẹ mất sớm, không có người chỉ dạy nên rất lo lắng, không biết chọn món gì. Một hôm, Lang Liêu nằm mơ gặp được một vị thần. Thần nói với chàng:

– Trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Rồi lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành.

Tỉnh dậy, Lang Liêu vô cùng mừng rỡ. Chàng chọn gạo nếp thật ngon làm bánh vuông để tượng hình Đất, lấy lá xanh bọc ở ngoài và đặt nhân ở trong ruột bánh. Sau đó, chàng đem nấu chín và đặt tên là bánh chưng. Chàng lại giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử nô nức đem món ngon đến. Riêng Lang Liêu chỉ có bánh chưng và bánh giầy. Sau khi đi một vòng, vua cha dừng lại rất lâu trước mâm bánh của Lang Liêu, nghe chàng kể lại chuyện thần báo mộng và giải thích ý nghĩa của hai món bánh. Vua nếm thử, thấy bánh ngon, lại có ý nghĩa nên quyết định truyền ngôi lại cho Lang Liêu.

Kể từ đó, mỗi khi đến tết Nguyên đán, người dân đều làm bánh chưng và bánh giầy để dâng cúng Trời Đất, tổ tiên.

Theo Kho tàng truyện dân gian Việt Nam

* Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Cha của Lang Liêu là vua Hùng Vương thứ mấy?

A. Vua Hùng Vương thứ sáu.

B. Vua Hùng Vương thứ bảy.

C. Vua Hùng Vương thứ tám.

D. Vua Hùng Vương thứ chín.

Câu 2: Vua Hùng ra điều kiện sẽ truyền ngôi cho người như thế nào?

A. Ai tìm được món ăn ngon nhất sẽ được truyền ngôi.

B. Ai tìm được món ăn quý hiếm sẽ được truyền ngôi.

C. Ai tìm được nhiều món ăn ngon sẽ được truyền ngôi.

D. Ai tìm được món ăn ngon nhất, có ý nghĩa nhất sẽ được truyền ngôi.

Câu 3. Theo em, vì sao các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên vua cha?

A. Để chứng tỏ mình là người tài giỏi.

B. Để nhà vua hài lòng và truyền ngôi cho mình.

C. Để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với vua cha.

D. Để được nhà vua thưởng vàng bạc, châu báu.

Câu 4. Ai là người đã chỉ cho Lang Liêu làm những thức bánh kì lạ?

A. Một vị thần.

B. Vua cha.

C. Mẹ ruột của chàng.

D. Vợ chàng.

Câu 5. Lang Liêu đã làm bánh có hình thù gì?

A. Bánh hình tròn và bánh hình thoi.

B. Bánh tam giác và bánh hình vuông.

C. Bánh hình vuông và bánh hình tròn.

D. Bánh hình vuông và hình tam giác.

Câu 6. Vì sao vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu?

A. Vì bánh Lang Liêu làm rất ngon.

B. Vì Lang Liêu làm rất nhiều bánh.

C. Vì bánh Lang Liêu làm có nhiều màu sắc rất đẹp.

D. Vì bánh Lang Liêu làm ngon, lại có ý nghĩa.

Câu 7. Truyện nhằm giải thích điều gì?

A. Truyện nhằm giải thích các đời vua Hùng.

B. Truyện nhằm giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy.

C. Truyện nhằm giải thích tinh thần đoàn kết anh em.

D. Truyện nhằm giải thích tình yêu quê hương đất nước.

Câu 8. Xác định chủ ngủ và vị ngữ trong câu: “Sau khi dẹp được giặc Ân, Hùng Vương thứ sáu có ý định truyền ngôi cho con.”

- Chủ ngữ: .........................................................................

- Vị ngữ: ............................................................................

Câu 9. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau:

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Chẳng mấy chốc, khói bếp đã um lên. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Được mẹ địu ấm, có khi em bé vẫn ngủ khì trên lưng mẹ.

- Câu chủ đề: ......................................................................

Câu 10. Dấu gạch ngang trong đoạn dưới đây có công dụng gì?

Để tiết kiệm nước, em cần ghi nhớ:

- Mở vòi nước vừa phải;

- Lấy nước vừa đủ dùng;

- Khoá vòi ngay sau khi sử dụng xong;

- Tái sử dụng nước hợp lí;

- Kêu gọi mọi người cùng thực hiện.

Công dụng của dấu gạch ngang là: ..........................................

B. KIỂM TRA VIẾT:

1. Chính tả (Nghe – viết):

Trong ánh bình minh
(Trích)

Ánh nắng mới lên nhuộm hồng làn sương vương trên những ngọn cây. Sau một đêm ngủ bình yên, bầy chim tỉnh dậy hót vang lừng. Một vài con nai rời bến nước, lững thững tìm về nơi ở khuất đâu đó dưới lùm cây. Bình minh diễn ra chỉ trong khoảnh khắc.

Vũ Hùng

2. Tập làm văn:

Đề bài: Viết bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.

Đáp án:

A. Kiểm tra đọc:

II. Phần đọc - hiểu:

- Câu 1: A

- Câu 2: D

- Câu 3: B

- Câu 4: A

- Câu 5: C

- Câu 6: D

- Câu 7: B

- Câu 8:

+ Chủ ngữ: Hùng Vương thứ sáu

+ Vị ngữ: có ý định truyền ngôi cho con

- Câu 9: Câu chủ đề: Trên nương, mỗi người một việc.

- Câu 10: Công dụng của dấu gạch ngang là: Đánh dấu các ý liệt kê.

2. Tập làm văn:

Bên góc sân trường, có một cây bàng cổ thụ lớn với thân rêu phong và những cành bành lan rộng, như những vòng tay ôm trọn cả bầu trời. Cây bàng ấy không chỉ là biểu tượng của sự bền bỉ, kiên cường mà còn là nơi gắn liền với biết bao kỷ niệm tuổi thơ của chúng em. Mỗi khi nắng hè oi bức, bóng mát từ tán lá rộng rãi của cây bàng lại che chở cho các em, mang đến cảm giác mát mẻ và dễ chịu.

Thân cây bàng cứng cáp, vỏ sần sùi in hằn dấu thời gian, kể lại câu chuyện của bao năm tháng đã trôi qua. Những cành lớn của cây tỏa ra khắp nơi, tạo thành một mái che xanh mát, dưới đó các em thường tụ tập kể chuyện, cười nói và chia sẻ những niềm vui giản dị. Tiếng lá cây xào xạc theo làn gió nhẹ, như lời ru êm ái của thiên nhiên, làm dịu mát tâm hồn mỗi khi các em cần chút yên bình sau những giờ học căng thẳng.

Vào lúc hoàng hôn, khi ánh nắng vàng rực rỡ nhuộm đỏ bầu trời, tán lá của cây bàng lại trở nên lung linh, rực rỡ như kho báu của thiên nhiên. Cây không chỉ che chở cho các em khỏi cái nắng gay gắt mà còn là nơi lưu giữ biết bao kỷ niệm, là chứng nhân cho những ngày vui buồn, là nơi mà mỗi học sinh đều có những câu chuyện riêng để kể.

Em cảm thấy rất tự hào và may mắn khi có cây bàng làm bạn. Mỗi lần ngồi dưới bóng mát của cây, em lại cảm nhận được tình yêu, sự chăm sóc của thiên nhiên dành cho con người. Em hứa sẽ luôn trân trọng và bảo vệ cây bàng cũng như những cây xanh xung quanh, để mái trường của chúng em luôn tràn đầy sức sống và những kỷ niệm đẹp.

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt 4 Cánh Diều

ĐỀ 2 Khuất phục tên cướp biển

Tên chúa tàu ấy cao lớn, vạm vỡ, da lưng sạm như gạch nung. Trên má hắn có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch. Hắn uống lắm rượu đến nỗi nhiều đêm như lên cơn loạn óc, ngồi hát những bài ca man rợ.

Một lần, bác sĩ Ly - một người nổi tiếng nhân từ - đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ. Tên chúa tàu lúc ấy đang ê a bài hát cũ. Hát xong, hắn quen lệ đập tay xuống bàn quát mọi người im. Ai nấy nín thít. Riêng bác sĩ vẫn ôn tồn giảng cho ông chủ quán trọ cách trị bệnh. Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ, quát:

- Có câm mồm không?

Bác sĩ điềm tĩnh hỏi:

- Anh bảo tôi phải không?

Khi tên chúa tàu cục cằn bảo "phải", bác sĩ nói:

- Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác.

Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết:

- Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới.

Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. Hai người gườm gườm nhìn nhau. Rốt cục, tên cướp biển cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống, làu bàu trong cổ họng.

Một lát sau, bác sĩ lên ngựa. Từ đêm ấy, tên chúa tàu im như thóc.

Theo XTI-VEN-XƠN

Chú thích: - Bài ca man rợ: bài hát có nội dung và âm điệu gợi cảnh tượng dã man, tàn bạo.

- Nín thít: im bặt. - Gườm gườm: nhìn không chớp mắt vào người nào đó với vẻ giận giữ.

- Làu bàu: nói nhỏ trong miệng tỏ vẻ bực dọc, khó chịu.

Câu 1. Ngoại hình của tên chúa tàu được tả bằng chi tiết nào?

a. Cao lớn, vạm vỡ, da sạm như gạch nung.

b. Trên má có một cái sẹo chém dọc xuống, trắng bệch..

c. Cả Hai ý trên đều đúng.

Câu 2. Những chi tiết nào miêu tả tính hung hãn của tên chúa tàu?

a. Hát những bài ca man rợ, đập tay xuống bàn bàn quát mọi người im.

b. Đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm định đâm.

c. Cả Hai ý trên đều đúng.

Câu 3. Bác sĩ Ly là người như thế nào?

a. Nổi tiếng nhân từ.

b. Nổi tiếng nghiêm khắc.

c. Nổi tiếng đức độ.

Câu 4. Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?

a. Bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.

b. Đức độ hiền từ mà nghiêm nghị.

c. Đức độ, cương quyết và nghiêm nghị.

Câu 5. Cặp câu nào khắc họa hai hình ảnh trái nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển?

a. – Có câm mồm đi không? – Anh bảo tôi phải không?

b. – Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. – Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh treo cổ trong phiên toà sắp tới.

c. – Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. – Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.

Câu 6. Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn?

a. Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.

b. Vì bác sĩ doạ sẽ tống tên cướp biển đi nơi khác.

c. Vì bác sĩ doạ sẽ treo cổ tên cướp biển trong phiên toà.

Câu 7. Cuối truyện, thái độ của tên cướp biển ra sao trước biểu hiện nghiêm nghị của bác sĩ Ly?

a. Hát xong, hắn quen lệ đập tay xuống bàn quát mọi người im. Ai nấy nín thít.

b. Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm.

c. Từ đêm ấy, tên chúa tàu im như thóc.

d. Vênh váo thách thức mọi người

Câu 8. Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn?

a. Vì bác sĩ giảng giải và cho tên cướp biển lời khuyên chân thành.

b. Vì bác sĩ khỏe hơn tên cướp biển.

c. Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.

d.Vì bác sĩ dọa đưa tên cướp biển ra tòa.

Câu 9. Có mấy câu kể “Ai là gì?” trong đoạn thơ sau?

Quê hương là chùm khuế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bóng vàng bay.

a. 1.

b. 2.

c. 3

Câu 10. Em hãy thêm dấu ngoặc đơn thích hợp vào câu sau:

Hầm Hải Vân hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á là hầm xuyên qua đèo Hải Vân.

Dấu ngoặc đơn trên có tác dụng là:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Đáp án:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

c

c

a

b

c

a

c

c

c

Trên đây là một phần tài liệu, mời các bạn tải về để lấy đầy đủ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối, Chân trời, Cánh Diều.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
30
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 4

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng