Bộ đề thi giữa học kì 2 Công nghệ lớp 4 năm học 2023 - 2024
08 đề thi giữa học kì 2 Công nghệ lớp 4 năm 2023-2024
08 đề thi giữa học kì 2 Công nghệ lớp 4 năm 2023-2024 sách Cánh Diều, Kết nối, Chân trời được VnDoc tổng hợp và đăng tải bao gồm đề thi và đáp án giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao trình độ, kiến thức môn Công nghệ 4.
1. Đề thi giữa học kì 2 Công nghệ lớp 4 Cánh Diều
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ lớp 4
(Bộ sách: Cánh diều)
Thời gian làm bài: .... phút
Đề 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1 . Chi tiết nào sau đây thuộc nhóm chi tiết thanh thẳng?
Câu 2. Đâu là tên của dụng cụ trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật?
A. Bánh đai
B. Tua vít
C. Đai truyền
D. Bánh đai, đai truyền
Câu 3 . Bước 1 của quy trình lắp ghép mô hình cái đu là:
A. Lắp ghép bộ phận giá đỡ cái đu
B. Lắp ghép bộ phận ghế cái đu.
C. Lắp ghép các bộ phận để tạo thành mô hình cái đu
D. Kiểm tra mô hình lắp ghép
Câu 4 . Công việc nào sau đây thuộc bước “Lắp ghép bộ phận ghế cái đu”?
A. Lắp ghép chân đỡ
B. Lắp ghép thanh đỡ ngang
C. Lắp ghép thanh giằng để được giá đỡ cái đu
D. Lắp ghép thành sau của ghế ngồi
Câu 5. Chi tiết sau đây dùng để lắp ghép:
A. Đầu robot
B. Thân robot
C. Tay robot
D. Chân robot
Câu 6 . Bước 2 của quy trình lắp robot là:
A. Lắp ghép đầu robot
B. Lắp ghép thân robot
C. Lắp ghép tay robot
D. Lắp ghép chân robot
Câu 7 . Đây là bộ phận nào của robot?
A. Đầu robot
B. Thân robot
C. Tay robot
D. Chân robot
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)
Câu 8 (1 điểm) . Em hãy cho biết hai bộ phận chính của cái đu sẽ được ghép với nhau bằng chi tiết nào?
Câu 9 (1 điểm) . Em hãy nêu yêu cầu sản phẩm của mô hình robot.
Câu 10 (1 điểm) . Trình bày các bước lắp ghép mô hình robot?
Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
B | B | A | D | A | B | B |
II. Phần tự luận
Câu 8.
Hai bộ phận chính của cái đu sẽ được ghép với nhau bằng chi tiết ốc vít.
Câu 9.
Yêu cầu sản phẩm của mô hình robot là:
- Lắp ghép đầy đủ, đúng các chi tiết.
- Mối ghép giữa các chi tiết chắc chắn.
- Chân mô hình robot chuyển động được.
- Cánh tay mô hình robot nâng lên, hạ xuống được.
Câu 10.
Các bước lắp ghép mô hình robot là:
- Bước 1: Lắp ghép đầu robot
- Bước 2: Lắp ghép thân robot
- Bước 3: Lắp ghép hai tay robot
- Bước 4: Lắp ghép chân robot
- Bước 5: Lắp ghép các bộ phận để tạo thành mô hình robot.
Đề 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Chi tiết nào sau đây thuộc nhóm chi thanh chữ U và chữ L?
A.
B.
C.
D.
Câu 2. Đâu là tên của dụng cụ trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật?
A. Ròng rọc
B. Thanh móc
C. Băng tải
D. Hộp đựng ốc vít
Câu 3. Bước 1 của quy trình lắp ghép mô hình cái đu là:
A. Lắp ghép bộ phận giá đỡ cái đu
B. Lắp ghép bộ phận ghế cái đu
C. Lắp ghép các bộ phận để tạo thành mô hình cái đu
D. Kiểm tra mô hình lắp ghép
Câu 4. Công việc nào sau đây thuộc bước “Lắp ghép bộ phận giá đỡ cái đu”?
A. Lắp ghép chân đỡ
B. Lắp trục vào tay cầm
C. Lắp cặp móc treo vào trục để được ghế cái đu
D. Lắp ghép thành sau và tay cầm với mặt ghế ngồi
Câu 5. Chi tiết sau đây dùng để lắp ghép:
A. Đầu robot
B. Thân robot
C. Tay robot
D. Chân robot
Câu 6. Bước 3 của quy trình lắp robot là:
A. Lắp ghép đầu robot
B. Lắp ghép thân robot
C. Lắp ghép tay robot
D. Lắp ghép chân robot
Câu 7. Mô hình robot gồm mấy bộ phận chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)
Câu 8 (1 điểm). Nêu trình tự lắp ghép mô hình cái đu?
Câu 9 (1 điểm). Để cánh tay robot cử động được thì mối ghép cần lắp chặp hay lỏng?
Câu 10 (1 điểm). Em hãy kể tên các bộ phận chính của robot?
Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
C | D | B | A | C | C | D |
II. Phần tự luận
Câu 8.
Trình tự lắp ghép mô hình cái đu là:
- Bước 1: Lắp ghép bộ phận giá đỡ cái đu
- Bước 2: Lắp ghép bộ phận ghế cái đu
- Bước 3: Lắp ghép các bộ phận để tạo thành mô hình cái đu
- Bước 4: Kiểm tra mô hình lắp ghép
Câu 9.
Để cánh tay robot cử động được thì mối ghép cần lắp lỏng.
Câu 10.
Các bộ phận chính của robot là:
- Đầu robot
- Thân robot
- Cánh tay robot
- Chân robot.
Đề 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Đặc điểm cây kim phát tài là:
A. Thân gỗ.
B. Thân cao.
C. Lá hình bầu dục.
D. Mang lại sự kém may mắn.
Câu 2. Đặc điểm chậu nhựa:
A. Nhẹ.
B. Cứng.
C. Nặng.
D. Ít màu sắc.
Câu 3. Bước 1 của trình tự các thao tác cho giá thể vào chậu là:
A. Rải lớp sỏi dăm dưới đáy chậu.
B. Dùng xẻng nhỏ múc giá thể vào chậu.
C. Nén nhẹ giá thể.
D. Nén chặt giá thể.
Câu 4. Khi cắt tỉa cho cây hoa cúc chuồn, cần để lại bao nhiêu lá?
A. 2 lá.
B. 3 lá.
C. 4 lá.
D. 5 lá.
Câu 5. Bảo vệ cây hoa bằng cách ngăn cản sự phá hoại của:
A. Sâu.
B. Ốc sên.
C. Vật nuôi trong nhà.
D. Sâu, ốc sên, vật nuôi trong nhà.
Câu 6. Bước 3 của thao tác trồng cây lưỡi hổ là gì?
A. Xúc sỏi dăm vào đáy chậu.
B. Xúc giá thể vào chậu.
C. Đặt cây vào chậu.
D. Dùng tay ấn nhẹ giá thể quanh gốc.
Câu 7. Bước 1 của thao tác bón phân cho cây lưỡi hổ là:
A. Nhặt sỏi ra khỏi bề mặt giá thể.
B. Lấy 2 thìa phân bón rắc quanh gốc.
C. Dùng xẻng nhỏ trộn đều phân bón lớp giá thể phía trên và lấp kín phân bón.
D. Rải lại sỏi lên trên che kín giá thể.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)
Câu 8 (1 điểm) Đĩa lót chậu trồng cây có tác dụng gì?
Câu 9 (1 điểm) Hãy cho biết vì sao cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho hoa?
Câu 10 (1 điểm) Em hãy mô tả công việc lau lá cây lưỡi hổ trồng trong chậu.
Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
C | A | A | C | D | C | A |
II. Phần tự luận
Câu 8:
Đĩa lót chậu trồng cây có tác dụng chứa đựng nước, tránh không làm nước tràn ra ngoài.
Câu 9:
Cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho hoa vì chậu hoa không được cung cấp đầy đủ ánh sáng nên cây không khỏe mạnh, trông gầy và yếu.
Câu 10:
Lau lá cây lưỡi hổ trồng trong chậu là:
1. Làm ướt khăn mềm bằng nước sạch.
2. Dùng khăn mềm và ướt, lau lá nhẹ nhàng từ trên xuống dưới cho sạch bụi bẩn giúp lá bóng đẹp.
2. Đề thi giữa học kì 2 Công nghệ lớp 4 Kết nối tri thức
Đề 1
Thời gian làm bài: .... phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật có mấy dụng cụ lắp ghép?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2. Chi tiết nào sau đây thuộc nhóm chi tiết chuyển động?
A. Tấm 3 lỗ
B. Thanh thẳng 6 lỗ
C. Bánh xe
D. Vít ngắn
Câu 3. Bước 2 của quy trình lắp ghép mô hình bập bênh là:
A. Lắp chân đế
B. Lắp thanh đòn và ghế ngồi
C. Hoàn thiện mô hình
D. Kiểm tra sản phẩm
Câu 4. Đây là bộ phận nào của mô hình bập bênh?
A. Chân đế
B. Thanh đòn và ghế ngồi
C. Thanh đòn
D. Ghế ngồi
Câu 5. Mô hình robot có bộ phận chính nào sau đây?
A. Đầu robot
B. Thân robot
C. Chân robot
D. Đầu, thân và chân robot
Câu 6. Bước 1 của quy trình lắp ghép mô hình robot là:
A. Lắp đầu robot
B. Lắp thân robot
C. Lắp chân robot
D. Hoàn thiện robot
Câu 7. Dùng bốn bánh xe, hai trục thẳng dài, tấm nhỏ, vòng hãm để thực hiện bước thứ mấy của quy trình lắp ghép mô hình robot?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)
Câu 8 (1 điểm). Em hãy nêu trình tự lắp ghép mô hình kĩ thuật?
Câu 9 (1 điểm). Yêu cầu đối với sản phẩm lắp ghép mô hình bập bênh là gì?
Câu 10 (1 điểm). Em hãy chỉ ra yêu cầu sản phẩm của mô hình robot?
Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
B | C | B | B | D | A | C |
II. Phần tự luận
Câu 8.
Trình tự lắp ghép mô hình kĩ thuật là:
- Bước 1: Lựa chọn chi tiết và dụng cụ
- Bước 2: Lắp ghép theo mẫu
- Bước 3: Giới thiệu và nhận xét sản phẩm
- Bước 4: Tháo và cất dọn đồ dùng
Câu 9.
Yêu cầu đối với sản phẩm lắp ghép mô hình bập bênh là:
- Đầy đủ bộ phận.
- Mối ghép đúng vị trí và chắc chắn.
- Thanh đòn và ghế ngồi quay được quanh trục.
Câu 10.
Yêu cầu sản phẩm của mô hình robot là:
- Đầy đủ bộ phận.
- Mối ghép đúng vị trí và chắc chắn.
- Chân robot chuyển động được.
Đề 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật được chia làm mấy nhóm?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2 . Chi tiết nào sau đây thuộc nhóm chi tiết hình thanh?
A. Tấm chữ L
B. Thanh thẳng 7 lỗ
C. Dây sợi
D. Trục thẳng ngắn 2
Câu 3 . Bước 1 của quy trình lắp ghép mô hình bập bênh là:
A. Lắp chân đế
B. Lắp thanh đòn và ghế ngồi
C. Hoàn thiện mô hình
D. Kiểm tra sản phẩm
Câu 4 . Đây là bộ phận nào của mô hình bập bênh?
A. Chân đế
B. Trục quay
C. Thanh đòn
D. Ghế ngồi
Câu 5 . Mô hình robot gồm mấy bộ phận chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6. Bước 2 của quy trình lắp ghép mô hình robot là:
A. Lắp đầu robot
B. Lắp thân robot
C. Lắp chân robot
D. Hoàn thiện robot
Câu 7 . Dùng tấm lớn, thanh chữ U dài, thanh chữ L dài, tấm 2 lỗ để thực hiện bước thứ mấy của quy trình lắp ghép mô hình robot?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)
Câu 8 (1 điểm) . Em hãy kể tên các dụng cụ lắp ghép mô hình kĩ thuật và nêu công dụng?
Câu 9 (1 điểm) . Em hãy nêu thứ tự lắp ghép mô hình bập bênh?
Câu 10 (1 điểm) . Mô hình robot có những bộ phận chính nào?
Đáp án:I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
D | B | A | B | C | B | B |
II. Phần tự luận
Câu 8.
Các dụng cụ lắp ghép mô hình kĩ thuật và công dụng là:
- Cở lê: dùng để giữ ốc.
- Tua vít: dùng để vặn ốc.
Câu 9.
Thứ tự lắp ghép mô hình bập bênh là:
- Lắp chân đế
- Lắp thanh đòn và ghế ngồi
- Hoàn thiện mô hình.
Câu 10.
Các bộ phận chính của robot là:
- Đầu robot
- Thân robot
- Chân robot.
Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo ..... | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 |
Câu 1 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M1)
Khi cây quang hợp, sẽ lấy khí..........từ không khí.
A. Ni-tơ.
B. O-xy-gen.
C. Các-bon Đi-ô-xit.
D. Các-bon.
Câu 2 (1,0 điểm). Khoanh vào câu sai (M2)
Đâu không phải là một đặc điểm của hoa mai?
A. Tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng.
B. Hoa thường có màu vàng, trắng.
C. Có hương thơm đặc trưng, nổi bật.
D. Được trồng phổ biến ở miền Nam, nở vào mùa xuân.
Câu 3 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M1)
Loại dụng cụ trồng hoa, cây cảnh dùng để xúc đất, xới xáo đất, làm tơi xốp,…là:
A. Bình tưới cây
B. Xẻng
C. Kéo cắt tỉa cành cây
D. Cưa
Câu 4 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M1)
Bước 2 của công việc gieo hạt cây cảnh trong chậu là:
A. Tưới nước.
B. Cho giá thể vào chậu.
C. Gieo hạt.
D. Chuẩn bị vật liệu, vật dụng, dụng cụ.
Câu 5 (1,0 điểm). Khoanh vào câu sai (M2)
Vật liệu, dụng cụ, vật dụng cần thiết để trồng hoa, cây cảnh trong chậu gồm:
A. Xẻng nhỏ.
B. Bình tưới cây, găng tay làm vườn.
C. Cây giống, giá thể.
D. Lỗ thoát dưới đáy chậu.
Câu 6 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M1)
Cây thiếu ánh sáng có biểu hiện gì?
A. Lá cây màu đỏ đậm.
B. Cháy lá.
C. Cây yếu, vươn dài.
D. Lá cây bị vàng.
Câu 7 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M3)
Hình ảnh dưới đây nói về công việc chăm sóc nào với hoa, cây cảnh trong chậu?
A. Cắt tỉa lá cây.
B. Vệ sinh lá non.
C. Cắt tỉa gai của cây
D. Vệ sinh lá cây.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Cho các từ: bóng mượt, nhị hoa có màu vàng, nở quanh năm, trồng phổ biến ở miền Bắc, em hãy điền từ thích hợp và hoàn thiện câu dưới đây (M1)
a. Hoa hồng là loài hoa đẹp, ……………………., có hình dáng và hương thơm nổi bật, được trồng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
b. Cây hoa đào……………………., hoa thường có màu đỏ, màu trắng hoặc màu hồng nhạt, nở vào mùa xuân.
c. Cây hoa sen sống ở dưới nước, hoa nở vào mùa hè, cánh hoa thường có màu hồng, màu trắng,…………………….
d. Cây thiết mộc lan mọc thành hình nơ, …………………….và có màu sẫm, hoa mọc thành chùm màu trắng và có mùi rất thơm.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu các việc cần làm sau khi gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu (M2).
Đáp án :
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
C | C | B | B | D | C | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm ) | a. Hoa hồng là loài hoa đẹp, nở quanh năm , có hình dáng và hương thơm nổi bật, được trồng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. b. Cây hoa đào trồng ở miền Bắc , hoa thường có màu đỏ, màu trắng hoặc màu hồng nhạt, nở vào mùa xuân. c. Cây hoa sen sống ở dưới nước, hoa nở vào mùa hè, cánh hoa thường có màu hồng, màu trắng, nhị hoa có màu vàng. d. Cây thiết mộc lan mọc thành hình nơ, bóng mượt và có màu sẫm, hoa mọc thành chùm màu trắng và có mùi rất thơm. | 0, 5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (1,0 điểm) | Các việc cần làm sau khi gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu: - Tưới nước đủ ẩm cho giá thể. - Thu dọn dụng cụ và vệ sinh sạch sẽ sau khi gieo hạt hoa và cây cảnh. | 0,5 điểm 0,5 điểm |
3. Đề thi giữa học kì 2 Công nghệ lớp 4 Chân trời sáng tạo
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
Thời gian làm bài: .... phút
Đề 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Hãy cho biết tên của chi tiết sau trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật?
A. Tấm mặt cabin
B. Tấm chữ L
C. Tấm 3 lỗ
D. Tấm 2 lỗ
Câu 2. Tác dụng của tua vít là:
A. Đựng ốc, đai ốc
B. Giữ chặt ốc
C. Vặn vít
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Bước 2 của quy trình lắp ghép mô hình kĩ thuật là:
A. Tìm hiểu sản phẩm mẫu
B. Lựa chọn chi tiết và dụng cụ
C. Lắp ghép từng bộ phận của mô hình
D. Lắp ghép hoàn chỉnh và kiểm tra mô hình
Câu 4. “Lắp ghép mặt cầu và thành cầu” thuộc bước thứ mấy của quy trình lắp ghép mô hình cầu vượt?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5. Hãy cho biết tên của đồ chơi dân gian sau:
A. Con diều
B. Con lân
C. Mặt nạ giấy bồi
D. Trống cơm
Câu 6. Đâu là đồ chơi dân gian?
A. Máy bay mô hình
B. Cào cào lá dừa
C. Búp bê
C. Robot
Câu 7. Khi sử dụng đồ chơi dân gian, bước 4 cần:
A. Lựa chọn đồ chơi, địa điểm và điều kiện phù hợp
B. Tìm hiểu đồ chơi và cách chơi
C. Sử dụng đồ chơi theo hướng dẫn
D. Vệ sinh và bảo quản đồ chơi
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)
Câu 8 (1 điểm). Em chọn những dụng cụ nào để lắp hoặc tháo mối ghép chi tiết?
Câu 9 (1 điểm). Em hãy nêu các bộ phận chính của mô hình cầu vượt?
Câu 10 (1 điểm). Em hãy kể tên một số trò chơi dân gian mà em biết?
Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
C | C | B | B | B | B | D |
II. Phần tự luận
Câu 8.
Em chọn những dụng cụ để lắp hoặc tháo mối ghép chi tiết là:
- Tua vít
- Đai ốc
- Cờ lê
- Vít ngắn.
Câu 9.
Các bộ phận chính của mô hình cầu vượt là:
- Chân cầu bên trái.
- Chân cầu bên phải.
- Mặt cầu và thành cầu.
Câu 10.
Một số trò chơi dân gian mà em biết là:
- Tò he
- Đánh quay
- Ô ăn quan
- Chơi chuyền…
Đề 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Hãy cho biết tên của chi tiết sau trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật?
A. Tấm mặt cabin
B. Tấm chữ L
C. Tấm 3 lỗ
D. Tấm 2 lỗ
Câu 2. Tác dụng của hộp đựng ốc vít là:
A. Đựng ốc, đai ốc
B. Giữ chặt ốc
C. Vặn vít
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Lắp ghép mô hình kĩ thuật gồm mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4. Bước 3 của quy trình lắp ghép mô hình kĩ thuật là:
A. Tìm hiểu sản phẩm mẫu
B. Lựa chọn chi tiết và dụng cụ
C. Lắp ghép từng bộ phận của mô hình
D. Lắp ghép hoàn chỉnh và kiểm tra mô hình
Câu 5. Hãy cho biết tên của đồ chơi dân gian sau:
A. Con diều
B. Con lân
C. Mặt nạ giấy bồi
D. Trống cơm
Câu 6. Đâu là đồ chơi dân gian?
A. Máy bay mô hình
B. Trống bỏi
C. Búp bê
C. Robot
Câu 7. Khi sử dụng đồ chơi dân gian, bước 3 cần:
A. Lựa chọn đồ chơi, địa điểm và điều kiện phù hợp
B. Tìm hiểu đồ chơi và cách chơi
C. Sử dụng đồ chơi theo hướng dẫn
D. Vệ sinh và bảo quản đồ chơi
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)
Câu 8 (1 điểm). Em hãy nêu cách lắp vít theo hình sau:
Câu 9 (1 điểm) . Em hãy mô tả quá trình lắp ghép chân cầu của mô hình cầu vượt?
Câu 10 (1 điểm) . Em hãy nêu các bước sử dụng đồ chơi dân gian?
Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
A | A | D | C | D | B | C |
II. Phần tự luận
Câu 8.
Cách lắp vít:
- Lắp vít vào thanh thẳng thứ nhất, sau đó lắp tiếp vào thanh thẳng thứ hai; lắp đai ốc vào vít.
- Dùng cờ-lê giữ chặt đai ốc, dùng tua-vít vặn vít theo chiều kim đồng hồ, vít sẽ được vặn chặt.
Câu 9.
Mô tả quá trình lắp ghép chân cầu của mô hình cầu vượt là:
- Lắp bốn thanh thẳng 9 lỗ với bốn thanh chữ L ngắn để tạo thành bốn trụ chân cầu vượt.
- Lắp ghép ba thanh chữ U dài với hai trụ chân cầu vượt, khoảng cách mỗi thanh là ba lỗ để được mặt chân cầu vượt.
- Lắp ghép tương tự để được chân cầu vượt thứ hai.
Câu 10 .
Các bước sử dụng đồ chơi dân gian theo thứ tự hợp lí là:
- Lựa chọn đồ chơi, địa điểm và điều kiện chơi phù hợp.
- Tìm hiểu đồ chơi và cách chơi.
- Sử dụng đồ chơi đã chọn theo hướng dẫn.
- Vệ sinh và bảo quản đồ chơi.
4. Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn khác
- Bộ Đề thi Tiếng Việt giữa kì 2 lớp 4 Sách mới
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 sách Kết nối tri thức
- Bộ đề thi giữa kì 2 môn Toán lớp 4 sách Chân trời sáng tạo
- Bộ đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Bộ đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều
- Đề thi giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học lớp 4 Cánh diều
- Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo
Trên đây là toàn bộ Bộ đề thi giữa học kì 2 Công nghệ lớp 4 năm học 2023 - 2024. Để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 lớp 4 sắp tới, ngoài việc ôn tập theo đề cương, các em cần thực hành luyện đề để nắm được các dạng đề thi cũng như làm quen với nhiều dạng đề khác nhau. Xem đầy đủ tại chuyên mục: Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 để có thể rèn luyện thêm các môn khác.