Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 4 Sách mới

05 đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lí 4 năm 2023-2024 sách Cánh Diều, Kết nối, Chân trời được VnDoc tổng hợp và đăng tải bao gồm đề thi và đáp án giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao trình độ, kiến thức môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.

1. Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lí 4 Cánh Diều

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Phía đông của vùng Duyên hải miền Trung bị chia cắt bởi?

A. Các cao nguyên bạc màu.

B. Các dãy núi đâm ngang biển.

C. Các dòng sông lớn.

D. Các khu vườn rậm rạp.

Câu 2 (0,5 điểm). Vị trí nào trong kinh thành Huế là nơi vua và các triều thần điều hành việc nước?

A. Kinh thành

B. Hoàng thành

C. Tử Cấm Thành

D. Thiên Mụ

Câu 3 (0,5 điểm). Diện tích nuôi tôm nào là lớn nhất ở Duyên hải miền Trung?

A. Nuôi tôm trên biển

B. Nuôi tôm trên cát

C. Nuôi tôm nước lợ

D. Nuôi tôm nước ngọt

Câu 4 (0,5 điểm). Khí hậu ở vùng Duyên hải miền Trung mang tính chất của?

A. Cận nhiệt đối ẩm.

B. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Ôn đới hải dương.

D. Lục địa cận Bắc cực.

Câu 5 (0,5 điểm). Con sông nào chảy qua Phố cổ Hội An?

A. Sông Gianh

B. Sông Thu Bồn

C. Sông Mê Kông

D. Sông Tiền Giang

Câu 6 (0,5 điểm). Nhân vật N’ Trang Lơng thuộc dân tộc nào?

A. Dân tộc Mnông

B. Dân tộc Xtiêng

C. Dân tộc Ba Na

D. Dân tộc Tây Nguyên

Câu 7 (0,5 điểm). Vùng Tây Nguyên giáp với những quốc gia nào?

A. Lào và Cam-pu-chia

B. Thái Lan và Myanmar

C. Trung Quốc và Lào

D. Campuchia và Trung Quốc

Câu 8 (0,5 điểm). Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ mấy cả nước?

A. Thứ nhất

B. Thứ hai

C. Thứ ba

D. Thứ tư

Câu 9 (0,5 điểm). Trong vùng Duyên hải miền Trung, thiên tai gây thiệt hại nghiêm trọng nhất là gì?

A. Trận động đất

B. Bão

C. Lũ lụt

D. Hạn hán

Câu 10 (0,5 điểm). Cánh đồng muối Sa Huỳnh nằm ở tỉnh nào?

A. Tỉnh Quảng Nam.

B. Tỉnh Bình Định.

C. Tỉnh Quảng Ngãi.

D. Tỉnh Phú Yên.

Câu 11 (0,5 điểm). Hình ảnh Chùa Cầu đã được in lên đồng tiền mệnh giá bao nhiêu?

A. 20.000 Việt Nam đồng.

B. 50.000 Việt Nam đồng.

C. 100.000 Việt Nam đồng.

D. 200.000 Việt Nam đồng.

Câu 12 (0,5 điểm). Ý nghĩa nào sau đây không đúng với các hồ thủy điện ở Tây Nguyên?

A. Cung cấp nước tưới cho mùa khô.

B. Khai thác cho mục đích du lịch.

C. Phát triển nuôi trồng thủy sản.

D. Phát triển công nghiệp chế biến.

Câu 13 (0,5 điểm). Để lại hiệu quả trong việc đánh bắt hải sản xa bờ, người dân cần phải đầu tư trang thiết bị gì?

A. Lưới đánh cá.

B. Thuyền đánh cá.

C. Tàu lớn đánh cá.

D. Dụng cụ sơ chế cá.

Câu 14 (0,5 điểm). Trùng tu các di tích đã xuống cấp là biện pháp nào để bảo tồn Cố đô Huế?

A. Xây dựng thêm công trình mới

B. Phá hủy các di tích cũ

C. Sửa chữa các di tích bị hư hỏng

D. Di dời các di tích đến vị trí mới

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy mô tả nhà rông ở vùng Tây Nguyên và kể tên một số lễ hội và hoạt động chính trong lễ hội ở vùng Tây Nguyên.

Câu 2 (1,0 điểm). Tại sao phải bảo tồn và giữ gìn giá trị của Cố đô Huế?

Đáp án:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

B

A

C

B

B

A

A

Câu hỏi

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Đáp án

B

C

C

A

D

C

C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Mô tả nhà rông ở vùng Tây Nguyên:

- Ở một số dân tộc, mỗi buôn có một nhà rông với nét riêng về hình dáng và cách trang trí. Nhà rông là ngôi nhà chung lớn nhất của buôn.

- Nhiều sinh hoạt tập thể của cả buôn được diễn ra ở nhà rông. Theo quan niệm của người dân Tây Nguyên, nhà rông càng to đẹp chứng tỏ buôn càng giàu có, thịnh vượng.

* Tên một số lễ hội và hoạt động chính trong lễ hội ở vùng Tây Nguyên:

- Ở vùng Tây Nguyên có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội Cồng chiêng, hội Đua voi, hội Xuân, lễ Mừng lúa mới,...

- Trong lễ hội, người dân thường nhảy múa tập thể với những điệu nhảy vui nhộn cùng với âm thanh trầm hùng.

Câu 2:

Cần phải bảo tồn và giữ gìn giá trị của Cố đô Huế, vì:

- Cố đô Huế là quần thể di tích chứa đựng nhiều giá trị lớn về lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam.

- Do thời gian và quá trình đô thị hoá cùng với những ảnh hưởng của thiên tai đã khiến nhiều di tích ở Cố đô Huế bị xuống cấp.

2. Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)

Bài 1 (5,0 điểm). Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau:

Câu hỏi 1. Vai trò quan trọng nhất của các nhà máy thuỷ điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. phát triển du lịch.

B. nuôi trồng thuỷ sản.

C. giảm lũ cho các vùng đồng bằng.

D. cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất.

Câu hỏi 2. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương được chọn là ngày Quốc lễ, điều này thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc?

A. Hiếu học.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Yêu thương con người.

D. Hiếu thảo.

Câu hỏi 3. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ không tiếp giáp với

A. vùng Duyên hải miền Trung.

B. vùng Nam Bộ.

C. vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. vịnh Bắc Bộ.

Câu hỏi 4. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có độ cao trung bình dưới

A. 10 m.

B. 15 m.

C. 20 m.

D. 25 m.

Câu hỏi 5. Dân tộc chủ yếu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là

A. dân tộc Kinh.

B. dân tộc Mông.

C. dân tộc Thái.

D. dân tộc Chăm.

Câu hỏi 6. Hệ thống đê ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ có vai trò

A. ngăn lũ và giúp trồng lúa nhiều vụ trong năm.

B. là đường giao thông kết nối với các vùng khác.

C. ngăn phù sa sông bồi đắp.

D. ngăn sạt lở ven sông.

Câu hỏi 7. Làng quê truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ thường có

A. nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa.

B. lũy tre, cổng làng, cây đa, giếng nước,…

C. nhà cao tầng, các trung tâm thương mại lớn.

D. nhà tường trình được đắp bằng đất.

Câu hỏi 8. Nền văn minh sông Hồng hình thành cách ngày nay bao nhiêu năm?

A. Khoảng 1500 năm.

B. Khoảng 2 500 năm.

C. Khoảng 2 700 năm.

D. Khoảng 3 000 năm.

Câu hỏi 9. Vị vua nào thời Lý đổi tên Đại La thành Thăng Long?

A. Lý Thái Tổ.

B. Lý Thánh Tông.

C. Lý Nhân Tông.

D. Lý Huệ Tông.

Câu hỏi 10. Công trình nào ở khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chọn là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội?

A. Cổng Văn Miếu.

B. Khuê Văn Các.

C. Nhà bia Tiến sĩ.

D. Khu Đại Thành.

Bài 2 (1,0 điểm). Điền Đúng (Đ) hoặc sai (S) cho những thông tin dưới đây về thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

STT

Nội dung

Đúng (Đ)

Sai (S)

1

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với hai quốc gia là Lào và Campuchia.

2

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh nhất cả nước.

3

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông lớn thuận lợi cho phát triển thuỷ điện.

4

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất cả nước.

Bài 3 (1,0 điểm). Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống (...) để hoàn thành đoạn thông tin về đặc điểm khí hậu của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

từ 1600 mm đến 1800 mm

23°C

mưa nhiều

ít mưa

Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình năm trên …………………..Mùa đông lạnh, ………………..... Mùa hạ nóng, ……………………….Lượng mưa trung bình năm từ……………………………

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Bài 1 (2,0 điểm): Chứng minh: Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của cả nước.

Bài 2 (1,0 điểm): Em hãy kể tên 4 phong tục, tập quán của người Việt cổ còn được lưu giữ đến ngày nay.

Đáp án:

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)

Bài 1 (5,0 điểm). Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

1-D

2-B

3-B

4-D

5-A

6-A

7-B

8-C

9-A

10-B

Bài 2 (1,0 điểm). Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

- Câu sai là: 1

- Những câu đúng là 2, 3, 4

Bài 3 (1,0 điểm): Mỗi từ khóa điền đúng vị trí được 0,25 điểm

Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình năm trên 23°C. Mùa đông lạnh, ít mưa. Mùa hạ nóng, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình năm từ 1600 mm đến 1800 mm.

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm

- Về chính trị: Thủ đô Hà Nội là nơi làm việc của các cơ quan Trung ương.

- Về kinh tế: Hà Nội cũng là trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước với nhiều nhà máy, khu công nghệ cao, trung tâm thương mại, hệ thống ngân hàng,...

- Về văn hoá, giáo dục:

+ Hà Nội là tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bảo tàng, thư viện,...

+ Hà Nội là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá nhất của cả nước và là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Câu 2 (1,0 điểm): Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm.

HS trình bày theo sự hiểu biết của bản thân, GV linh hoạt khi chấm điểm

Gợi ý:

- Một số phong tục, tập quán của người Việt cổ còn được lưu giữ đến ngày nay:

+ Ăn trầu cau và sử dụng trầu cau trong các ngày lễ, tết hay các dịp trọng đại (cưới hỏi, tang ma…)

+ Thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc và những người có công với cộng đồng.

+ Thờ các vị thần tự nhiên, như: thần Núi, thần Sông,…

+ Làm bánh chưng, bánh giầy vào các dịp lễ, tết,…

+ Tổ chức nhiều lễ hội.

3. Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Một trong các sông quan trọng của vùng Duyên hải miền Trung là

A. Sông Hồng

B. Sông Mã

C. Sông Mekong

D. Sông Sài Gòn

Câu 2 (0,5 điểm). Phần lớn dân cư vùng Duyên hải miền Trung phân bố ở đâu?

A. Miền núi

B. Đồng bằng và ven biển

C. Trung tâm thành phố

D. Cả đồng bằng và miền núi

Câu 3 (0,5 điểm). Năm 2020, vùng Duyên hải miền Trung có khoảng bao nhiêu người?

A. Dưới 10 triệu người

B. Khoảng 15 triệu người

C. Hơn 20 triệu người

D. Trên 25 triệu người

Câu 4 (0,5 điểm). Ngư dân vùng Duyên hải miền Trung góp phần bảo vệ chủ quyền biển - đảo nước ta qua hoạt động nào?

A. Nuôi trồng hải sản

B. Sản xuất muối

C. Đánh bắt trên biển

D. Xây dựng cảng biển

Câu 5 (0,5 điểm). Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh là di sản của khu vực nào

A. Nghệ An

B. Quảng Bình

C. Quảng Trị

D. Thừa Thiên Huế

Câu 6 (0,5 điểm). Nhà máy thuỷ điện nào là có công suất lớn nhất ở Tây Nguyên?

A. Ialy

B. Sê San

C. Sê-rê-pốk

D. Đồng Nai

Câu 7 (0,5 điểm). Lễ hội Ka-tê có ý nghĩa gì đối với người Chăm?

A. Góp phần tôn vinh văn hóa dân tộc

B. Thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng

C. Cầu xin mưa thuận gió hoà

D. Tạo dịp để du khách tham quan, trải nghiệm văn hóa

Câu 8 (0,5 điểm). Địa phận nào thuộc Cố đô Huế ngày nay?

A. Thành phố Huế

B. Thành phố Hà Nội

C. Thành phố Hồ Chí Minh

D. Thành phố Đà Nẵng

Câu 9 (0,5 điểm). Cây công nghiệp chủ yếu được trồng ở Tây Nguyên là

A. Lúa, ngô, đậu

B. Cà phê, hồ tiêu, cao su, chè

C. Cam, bưởi, xoài

D. Thanh long, mít

Câu 10 (0,5 điểm). Núi Ngự có vai trò gì trong Cố đô Huế?

A. Che chắn cho kinh thành Huế

B. Cung điện của vua

C. Chùa chiền

D. Cung cấm dành riêng cho vua và gia đình

Câu 11 (0,5 điểm). Phần lớn phố cổ Hội An nằm ở phường nào?

A. Minh An

B. Cẩm Châu

C. Sơn Phong

D. Cẩm Nam

Câu 12 (0,5 điểm). Biện pháp nào không thuộc biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An?

A. Bảo vệ các công trình trong khu phố cổ

B. Trùng tu các công trình đã xuống cấp

C. Tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp của phố cổ Hội An

D. Xây dựng thêm các tòa nhà hiện đại trong khu phố cổ

Câu 13 (0,5 điểm). Vùng Tây Nguyên giáp với

A. Lào và Cam-pu-chia (Cambodia)

B. Thái Lan và Myanmar

C. Trung Quốc và Việt Nam

D. Campuchia và Việt Nam

Câu 14 (0,5 điểm). Địa hình chủ yếu của vùng Tây Nguyên là

A. Đồng bằng

B. Đồng cỏ

C. Núi

D. Cao nguyên

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu những đặc điểm về địa hình và khí hậu của vùng Duyên hải miền Trung.

Câu 2 (1,0 điểm). Hãy cho biết lí do diện tích rừng ở vùng Tây Nguyên bị thu hẹp. Từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ rừng.

Đáp án:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

B

B

C

C

A

A

C

Câu hỏi

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Đáp án

A

B

A

A

D

A

D

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm



Câu 1

(2,0 điểm)

- Địa hình:

+ Có sự khác biệt từ tây sang đông.

+ Phía tây là địa hình đồi núi, phía đông là dải đồng bằng nhỏ, hẹp. Ven biển thường có các cồn cát và đầm phá.



1,0 điểm

- Khí hậu:

+ Khu vực phía bắc và phía nam dãy núi Bạch Mã có sự khác nhau về nhiệt độ. Phần phía bắc dãy Bạch Mã trong năm thường có một đến hai tháng nhiệt độ dưới 20 o C do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Phần phía nam dãy Bạch Mã ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao quanh năm.

+ Vào mùa thu – đông, vùng Duyên hải miền Trung thường có mưa lớn và bão. Mùa hạ của vùng ít mưa, ở phía bắc chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, ở phía nam thường xảy ra hiện tượng hạn hán.



0,5 điểm






0,5 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

- Rừng ở vùng Tây Nguyên do khai thác quá mức nên diện tích bị thu hẹp.

- Các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ rừng:

+ Trồng rừng và phục hồi rừng.

+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Tuyên truyền và vận động người dân cùng tham gia bảo vệ rừng,...

0,25 điểm



0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

4. Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn khác

Tải về để lấy trọn bộ 5 đề thi có đáp án!

Trên đây là toàn bộ Bộ đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 4 Sách mới. Để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 lớp 4 sắp tới, ngoài việc ôn tập theo đề cương, các em cần thực hành luyện đề để nắm được các dạng đề thi cũng như làm quen với nhiều dạng đề khác nhau. Xem đầy đủ tại chuyên mục: Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 để có thể rèn luyện thêm các môn khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 4

    Xem thêm