Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 10 (Đề 5)
Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 10 (Đề 5) do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 10 trong quá trình ôn thi giữa học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.
Ngữ văn 10 - Đề thi giữa học kì 1
Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 10.
Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 10.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 10
I. Đọc hiểu văn bản (5đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Hai kiểu áo
Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:
- Xin quan lớn cho biết người may chiếc áo này để tiếp ai ạ?
Quan lớn ngạc nhiên:
- Nhà ngươi biết để làm gì?
Người thợ may đáp:
- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo:
- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
(Theo Trương Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
Câu 1 (0,5đ): Nhân vật trong câu chuyện trên là ai? Họ đối thoại với nhau về vấn đề gì?
Câu 2 (1đ): Vị quan là người thế nào?
Câu 3 (1,5đ): Qua câu chuyện, anh/chị hiểu thêm điều gì về con người trong xã hội bấy giờ?
Câu 4 (2đ): Bày tỏ thái độ của anh/chị về những thói xấu qua câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.
II. Làm văn (5đ)
Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về tình yêu quê hương, đất nước.
Hướng dẫn giải Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 10
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
Nhân vật trong câu chuyện trên: viên quan và người thợ may.
Nội dung cuộc đối thoại: về vấn đề viên quan muốn may một cái áo thật sang để tiếp khách.
Câu 2 (0,5đ):
Vị quan là người luồn cúi, xu nịnh quan trên và hách dịch với dân đen.
Câu 3 (1,5đ):
Những điều nhận ra về con người trong xã hội bấy giờ qua câu chuyện: một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét của cải của dân lành về làm giàu cho mình và thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ.
Câu 4 (2đ):
Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:
- Những thói xấu trong câu chuyện là gì: vị quan luồn cúi, xu nịnh quan trên hòng nhận được nhiều quyền lợi; coi thường và vơ vét của cải của nhân dân.
- Thái độ của em trước thói xấu đó: phẫn nộ, căm ghét, muốn trừng trị thật thích đáng,…
- Liên hệ thực tế: trong cuộc sống có nhiều người quan to chức trọng nhưng cũng có thói hống hách,…
- Giải pháp: nhà nước cần thường xuyên thanh tẩy bộ máy để hạn chế tối đa những quan lại tham lam.
- Khái quát lại vấn đề.
II. Làm văn (5đ):
Dàn ý nghị luận về tình yêu quê hương, đất nước.
1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: tình yêu quê hương, đất nước.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Quê hương: là nơi chúng ta sinh ra, có gia đình và những người thân yêu.
- Đất nước là quê hương, là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, là nơi dòng tộc, gia đình sinh sống.
→ Tình yêu quê hương, đất nước là tình yêu thương mà con người dành cho nơi mình sinh ra lớn lên và phát triển.
b. Phân tích
- Tình yêu quê hương, đất nước góp phần hình thành và xây dựng tình cảm của mỗi con người, giúp chúng ta hiểu và trân trọng những thứ bình dị của cuộc sống quanh mình.
- Yêu quê hương, đất nước là động lực quan trọng để mỗi chúng ta vươn lên, có ý chí hơn để gây dựng một xã hội tốt đẹp.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm của mình.
Lưu ý: dẫn chứng là những nhân vật có thật và tiêu biểu được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Có những người chưa thực sự biết ơn nơi mình sinh ra và lớn lên, chưa thực sự cố gắng xây dựng quê hương, đất nước tươi đẹp → đáng bị xã hội phê phán, chỉ trích thẳng thắn.
3. Kết bài
Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
------------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 có đáp án
- Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam
- Cách làm văn nghị luận xã hội lớp 10
- 20 đề và bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 10 (Đề 5). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 10, Trắc nghiệm Tiếng Anh 10, Chuyên đề Toán 10, Giải bài tập Vật lý 10 nâng cao mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Chúc các em học tập thật tốt.