Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn năm học 2020 - 2021 Đề 6

Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 9 Đề 6 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 9 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Tập làm văn giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 9.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 9

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hai kiểu áo

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:

- Xin quan lớn cho biết người may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

Quan lớn ngạc nhiên:

- Nhà ngươi biết để làm gì?

Người thợ may đáp:

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo:

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trương Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1 (0,5đ): Nhân vật trong câu chuyện trên là ai? Họ đối thoại với nhau về vấn đề gì?

Câu 2 (0,5đ): Vị quan là người thế nào?

Câu 3 (1đ): Tiếng cười trong câu chuyện được bộc phát thế nào?

Câu 4 (2đ): Qua câu chuyện, em hiểu thêm điều gì về con người trong xã hội bấy giờ? (Trình bày thành đoạn văn).

II. Làm văn (6đ):

Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Nhân vật trong câu chuyện trên: viên quan và người thợ may.

Nội dung cuộc đối thoại: về vấn đề viên quan muốn may một cái áo thật sang để tiếp khách.

Câu 2 (0,5đ):

Thái độ của người nhà giàu: khinh bỉ, coi thường, xua đuổi người ăn xin và cho rằng họ chỉ thuộc về nơi địa ngục.

Vị quan là người luồn cúi, xu nịnh quan trên và hách dịch với dân đen.

Câu 3 (1đ):

Tiếng cười không được bộc phát khi độc giả đọc xong câu chuyện mà nó được bộc phát khi chúng ta suy ngẫm về nội dung sâu cay của câu chuyện đó.

Câu 4 (2đ):

Những điều nhận ra về con người trong xã hội bấy giờ qua câu chuyện: một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét của cải của dân lành về làm giàu cho mình và thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ.

II. Làm văn (6đ):

Dàn ý bài văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

1. Mở bài

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà và nhân vật bé Thu.

2. Thân bài

a. Khái quát nhân vật bé Thu

"một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà" → cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhí nhảnh.

Bé Thu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha: cha đi kháng chiến khi bé chưa đầy 1 tuổi, không thể nhớ được mặt của cha.

b. Hành động của bé Thu khi ông Sáu trở về

Khi nghe tiếng người ba gọi mình với hai cánh tay dang ra đầy đón đợi, Thu chỉ biết "trợn mắt nhìn ngơ ngác, lạ lùng" rồi bỗng nhiên "mặt nó tái đi rồi vụt chạy" chỉ vì người đàn ông ấy không giống trong bức ảnh mà nó có.

Ông Sáu càng muốn gần con thì Thu lại càng xa cách với một thái độ ương ngạnh, bướng bỉnh. Nó phớt lờ ngay cả lời nói của mẹ: "Thì má cứ kêu đi", khi phải gọi thì nói trống không với ba: "Vô ăn cơm", "Cơm chín rồi!".

Trong hình dung của cô bé, cha không có vết sẹo dài trên mặt.

Cho đến lúc bị dồn vào thế bí, nó thà tự giải quyết còn hơn nhận sự giúp đỡ của ông Sáu. Nó khước từ mọi sự quan tâm chăm sóc nhỏ bé nhất của ông Sáu.

→ Những hành động của bé Thu không hề đáng trách bởi lẽ đối với một đứa trẻ chỉ nhìn ba mình qua tấm ảnh và sự khác biệt của người cha khi đi chiến đấu về khiến bé không nhận ra ba. Chính hành động bướng bỉnh này của bé Thu thể hiện em là người rất thương ba, trong lòng luôn tôn thờ người ba trong ảnh, khi một người khác nhận làm ba mình tất thảy em sẽ có những hành động phản kháng như vậy.

c. Sau khi sang nhà bà ngoại về

Sau đêm bé Thu bỏ sang nhà bà, nó đã được bà giải thích về vết sẹo trên mặt ba và Thu đã hiểu rằng người mà nó khước từ bấy lâu nay chính là ba nó. Cô bé quay trở về nhận ba.

Vẻ mặt của nó hơi khác, không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có. Vẻ mặt buồn rầu ủ dột ấy là do ân hận, day vò hay một mối linh cảm chẳng lành sắp có thể xảy đến.

Ánh mắt của bé Thu bắt gặp "đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu" của ba nó, đôi mắt mênh mông của cô bé bỗng xôn xao.

Chỉ với một cái nhìn mà cô bé như đọc thấu cả những tình cảm yêu thương, những nuối tiếc và đau xót trong lòng ba nó.

Niềm khát khao mà tám năm nay Thu kìm nén đã bật lên từ sâu thẳm con tim. Con bé đã thét lên một tiếng gọi với một chuỗi âm thanh vừa đứt đoạn vừa nức nở: "ba....a...a...a".

Ngay sau tiếng gọi ba, con bé "nhanh như một con sóc, chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba", "nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó". Đó như là cách để cô bé bù đắp những nỗi đau, những tổn thương đã gây ra cho ba. Và khi cuộc chia tay sắp kết thúc "nó dang cả hai chân câu chặt lấy ba nó".

→ Đến đây, mọi cảm xúc của bé như vỡ òa, bé nhận ra người ba mà mình hết lòng yêu thương và nhớ nhung bao lâu nay, tiếng gọi ba tuy có hơi muộn màng nhưng lại vô cùng xúc động.

d. Sau khi ba đi

Tình yêu thương cha vô bờ của bé Thu còn được thể hiện trong ước mơ mà con bé gửi cho ba "ba mua cho con một cây lược nghe ba".

Bất chấp sự khốc liệt của chiến tranh, theo thời gian, bé Thu đang dần trưởng thành, nét nữ tính của một người con gái vẫn lặng lẽ lớn dần lên.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

---------------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn năm học 2020 - 2021 Đề 6. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 9, Trắc nghiệm Tiếng Anh 9, Lý thuyết môn Vật lí lớp 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 9

    Xem thêm