Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Trung Trực, An Giang năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Trung Trực, An Giang năm học 2015 - 2016. Với đề thi này các bạn học sinh sẽ được củng cố kiến thức cũng như kỹ năng làm bài thi môn Giáo dục công dân. Mời các bạn tham khảo.
Mời bạn làm online: Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Trung Trực, An Giang năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015
SỞ GD&ĐT AN GIANG TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC | ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: GDCD - LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các phương án trả lời sau:
Câu 1: Câu nào sau đây nói về tình cảm gia đình?
A. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
B. Qua cầu rút ván.
C. Chị ngã em nâng.
D. Tôn sư trọng đạo.
Câu 2: Người thiếu nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội và những người xung quanh?
A. Đồng tình, ủng hộ.
B. Xử lí.
C. Bỏ rơi.
D. Coi thường, khinh rẻ.
Câu 3: ...trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật định.
A. Tự nguyện. B. Bình đẳng. C. Tự chủ. D. Tự quyết.
Câu 4: Cá nhân có hành vi nào sau đây được coi là tự ái?
A. Biết kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng.
B. Giận dỗi khi bạn bè góp ý.
C. Luôn học hỏi những điều tốt đẹp từ người khác.
D. Tiếp thu, lắng nghe khi có ai khuyên bảo mình.
Câu 5: Thế nào là cá nhân tự điều chỉnh hành vi của mình?
A. Tự điều chỉnh hành vi theo suy nghĩ của mình.
B. Tự diều chỉnh hành vi theo hành động của nhiều người.
C. Tự điều chỉnh hành vi theo lợi ích của bản thân.
D. Tự điều chỉnh hành vi theo các quy tắc, chuẩn mực chung của xã hội.
Câu 6: Nghĩa vụ là trách nhiệm của...đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
A. Cá nhân. B. Nhà nước. C. Người giàu. D. Cán bộ.
Câu 7: Nhân phẩm là toàn bộ những...mà mỗi con người có được. Nói cách khác nhân phẩm là...làm người của mỗi người.
A. Tình cảm/đạo đức
B. Phẩm chất/giá trị
C. Tình cảm/giá trị
D. Phẩm chất/đạo đức
Câu 8: Hôn nhân...là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính
A. Được luật pháp bảo vệ.
B. Giữa hai người khác giới.
C. Tự nguyện và tiến bộ.
D. Được luật pháp thừa nhận.
Câu 9: Đánh dầu (X) vào cột tương ứng: (1,0 điểm)
Nội dung | Đúng | Sai |
A. Xét về thực chất tự trọng với tự ái là một. | ||
B. Vợ chồng chỉ được pháp luật thừa nhận khi có tổ chức đám cưới với nhau. | ||
C. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con. | ||
D. Khi tự ái con người hay có những phản ứng thiếu sáng suốt. |
II. Phần tự luận bài tập tình huống: (7,0 điểm)
Câu 10: Tình yêu là gì? Thế nào là tình yêu chân chính? Hãy nêu biểu hiện của tình yêu chân chính? (2,0 điểm)
Câu 11: Hai trạng thái của lương tâm trạng thái nào có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân? Vì sao? Cho một ví dụ thể hiện em là người có lương tâm? (2,0 điểm)
Câu 12: Để góp phần xây dựng gia đình mình yên vui, hạnh phúc, em có thể làm được gì? (1,0 điểm)
Câu 13: Thắng là một học sinh lười học, ham chơi, thường xuyên không thuộc bài, làm bài, mất trật tự trong giờ học, hay đi học muộn, nghỉ học không lí do và giao du với đám bạn xấu bên ngoài. Thầy cô và các bạn góp ý nhưng Thắng không sửa chữa khuyết điểm, trái lại còn vô lễ với giáo viên. Chính vì không chịu học hành nên khi kiểm tra 1 tiết môn GDCD bạn Thắng đã sử dụng tài liệu.
- Em nhận xét gì về hành vi của Thắng? (0,5 điểm)
- Là học sinh em phải rèn luyện đạo đức, lối sống như thế nào? (1,5 điểm)
Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10
SỞ GD&ĐT AN GIANG TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC | ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: GDCD - LỚP 10 |
I. Phần trắc nghiệm
1. C 2. D 3. A 4. B | 5. D 6. A 7. B 8. C | 9. A: Sai B: Sai C: Đúng D: Đúng |
II. Phần tự luận
Câu 10
- Tình yêu là gì: Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt...làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. 0,5
- Tình yêu chân chính: Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. 0,5
- Biểu hiện của tình yêu chân chính:
- Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ. 0,25
- Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi. 0,25
- Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía. 0,25
- Có lòng vị tha và sự thông cảm. 0,25
Câu 11
- Hai trạng thái đều có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân: 0,25
- Thanh thản: Giúp tự tin hơn vào bản thân và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình. 0,75
- Cắn rứt: Làm sai biết ăn năn, hối hận, từ đó biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp yêu cầu xã hội. 0,5
- Ví dụ: Nhường ghế cho phụ nữ mang thai, nhặt của rơi trả lại... 0,5
Câu 12
- Để góp phần xây dựng gia đình mình yên vui, hạnh phúc, em có thể làm: Hiếu thảo, vâng lời ông bà cha mẹ, chăm ngoan học giỏi.....1,0
Câu 13
a. Nhận xét hành vi của Thắng: Hành vi của Thắng là vi phạm đạo đức, cụ thể là vi phạm nội quy, kỷ luật của nhà trường, không trung thực trong kiểm tra, đáng nói hơn là không biết tôn sư trọng đạo. 0,5
b. Là học sinh em phải rèn luyện đạo đức: 1,5
- Tuân thủ theo quy định của trường, lớp. Nghiêm túc trong học tập, phấn đấu bằng chính năng lực của mình. Trung thực trong học tập, lao động và trong cuộc sống, học tập....
- Lễ phép với thầy cô...
- Phải biết lắng nghe lời khuyên chân thành từ người khác, biết nhường nhịn, giúp đỡ nhau trong học tập...