Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Nguyễn Trãi, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Nguyễn Trãi, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm, nhằm phục vụ việc ôn tập và củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC - LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút

A. Phần chung (Dành cho học sinh cả hai chương trình) (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10

a) Quan sát đồ thị bên và cho biết:

  • Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa những thành phần nào?
  • Phân tích mối quan hệ đó?

b) Tế bào nhân thực với các bào quan có màng bao bọc cũng như lưới nội chất chia tế bào thành những xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho hoạt động của enzim? Giải thích?

Câu 2 (1,0 điểm): Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?

B. Phần riêng (Học sinh thuộc chương trình nào làm theo chương trình đó) (6,0 điểm)

I. Chương trình cơ bản

Câu 3 (2,0 điểm): Trong tế bào có phân tử được ví như đồng tiền năng lượng, đó là phân tử nào? Nêu cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử đó?

Câu 4 (2,0 điểm)

a) Ghép các chữ (a, b, c..) tương ứng với các số (1, 2, 3...) ở bảng sau:

Bào quan

Kết quả

Đặc điểm cấu tạo, chức năng các bào quan

1. Bộ máy Gôngi

2. Không bào

3. Lưới nội chất

4. Lizôxôm

a) Gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau

b) Là hệ thống màng phân chia thành các xoang và ống thông với nhau

c) Có giới hạn là màng lipôprôtêin

d) Có một lớp màng bao bọc chứa enzim thủy phân

e) Là các bóng có kích thước lớn

f) Dạng túi có chức năng phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương..

g) Mạng lưới bên trên có nhiều hạt ribôxôm, tổng hợp prôtêin

b) Trong các loại tế bào của cơ thể người: Tế bào biểu bì, tế bào cơ tim, tế bào hồng cầu, tế bào xương, tế bào nào nhiều ty thể nhất? Vì sao?

Câu 5 (1,0 điểm): Một học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: "Cắt hai lát khoai tây có kích thước như nhau, một lát khoai để ở nhiệt độ phòng, một lát khoai đun trong nước sôi rồi để nguội. Để hai lát khoai đó lên mỗi đĩa peptri và nhỏ vào đó hai giọt H2O2". Hiện tượng gì xảy ra trên hai lát khoai tây? Giải thích?

Câu 6 (1,0 điểm): Một đoạn ADN có 2400 nucleotit, trong đó nucleotit loại A chiếm 20% tổng số nucleotit của đoạn ADN.

a) Đoạn ADN trên dài bao nhiêu?

b) Tính số nucleotit từng loại của đoạn ADN?

II. Chương trình nâng cao

Câu 3 (2,0 điểm): Phân bào ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có gì khác nhau?

Câu 4 (1,0 điểm): Với mẫu vật, dụng cụ và hóa chất như sau:

Mẫu vật

Dụng cụ

Hóa chất

Củ hành tím

Kính hiển vi; Kim mũi mác; Lá kính; Phiến kính; Giấy thấm; Ống nhỏ giọt.

Nước cất; Dung dịch NaCl loãng.

Hãy trình bày các bước tiến hành thí nghiệm chứng minh hiện tượng co nguyên sinh ở tế bào biểu bì củ hành tím?

Câu 5 (2,0 điểm) Cho sơ đồ quang hợp như sau:

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10

a) Cho biết A, B, D, E lần lượt là chất gì?

b) Tại sao mỗi cơ thể quang hợp lại có nhiều sắc tố quang hợp khác nhau mà không phải một sắc tố duy nhất?

Câu 6 (1,0 điểm): Một đoạn phân tử ADN có chiều dài 0,408µm và tỷ lệ nucleotit loại T chiếm 10% tổng số nucleotit của đoạn ADN.

a) Tính số nucleotit từng loại của đoạn ADN?

b) Số liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit trong đoạn ADN bằng bao nhiêu?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10

SỞ GD&ĐT NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC - LỚP 10

I. Phần chung

Câu 1

a) Quan sát đồ thị bên và cho biết:

  • Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa những thành phần nào? Đồ thị biểu thị mối quan hệ giữa nhiệt độ với hoạt tính của Enzim. 1,0
  • Phân tích mối quan hệ đó? 1,0
    • Tốc độ của phản ứng enzim chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.
    • Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu (tại nhiệt độ này enzim có hoạt tính cao nhất)
    • Tăng nhiệt độ thì hoạt tính của Enzim tăng đến nhiệt độ tối ưu sau đó nếu tăng nhiệt độ thì hoạt tính của Enzim giảm thậm chí bị enzim bị mất hoàn toàn hoạt tính.

b) Tế bào nhân thực với các bào quan có màng bao bọc cũng như lưới nội chất chia tế bào thành những xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho hoạt động của enzim? Giải thích? 1,0

Mỗi loại enzim xúc tác trong các điều kiện khác nhau, mỗi bào quan hay từng phần của tế bào có những phản ứng khác nhau. Bào quan có màng bao để enzim không ra ngoài cũng như tạo môi trường thích hợp cho enzim hoạt động. Các xoang trong tế bào cũng tương tự như vậy.

Câu 2: Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau? 1,0

Vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên, khiến cho rau tươi và lâu bị héo.

II. Phần riêng

1. Phần dành cho lớp cơ bản

Câu 3: Trong tế bào có phân tử được ví như đồng tiền năng lượng, đó là phân tử nào? Nêu cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử đó? 2,0

  • ATP: 0,5
  • Cấu trúc hóa học: 0,75
    • 1 pt bazơ nitơ Adenin
    • 1 pt đường ribôzơ
    • 3 nhóm phot phat (trong đó có 2 liên kết cao năng, mỗi liên kết cao năng bị phá vỡ giải phóng 7,3 kcal)
  • Chức năng: 0,75
    • Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào.
    • Vận chuyển các chất qua màng ngược với građien nồng độ.
    • Sinh công cơ học (sự co cơ, hoạt động lao động...)

Câu 4

a) Ghép các chữ (a, b, c..) tương ứng với các số (1, 2, 3...) ở bảng sau: 1,0

1 - a; 2 - c, e; 3 - b, g; 4 - d, f.

b) Trong các loại tế bào của cơ thể người: Tế bào biểu bì, tế bào cơ tim, tế bào hồng cầu, tế bào xương, tế bào nào nhiều ty thể nhất? Vì sao? 1,0

Tế bào cơ tim có nhiều ty thể nhất vì cơ tim hoạt động nhiều, cần nhiều năng lượng.

Câu 5: Một học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: "Cắt hai lát khoai tây có kích thước như nhau, một lát khoai để ở nhiệt độ phòng, một lát khoai đun trong nước sôi rồi để nguội. Để hai lát khoai đó lên mỗi đĩa peptri và nhỏ vào đó hai giọt H2O2". Hiện tượng gì xảy ra trên hai lát khoai tây? Giải thích? 1,0

  • Hiện tượng: 0,5
    • Lát khoai để ở nhiệt độ phòng: Tạo nhiều bọt khí trên bề mặt lát khoai.
    • Lát khoai đun trong nước sôi rồi để nguội: Không có bọt khí trên bề mặt lát khoai.
  • Giải thích: Có hoạt tính cao. 0,5
    • Lát khoai để ở nhiệt độ phòng: Nhiệt độ thích hợp enzim catalaza trong lát khoai có hoạt tính cao chuyển hóa H2O2 tạo nhiều bọt khí trên bề mặt lát khoai.
    • Lát khoai khoai đun trong nước sôi rồi để nguội: enzim catalaza trong lát khoai bị biến tính không chuyển hóa H2O2 thành H2O và O2

Câu 6:

a) Đoạn ADN trên dài bao nhiêu? 0,5

L = N/2 x 3,4 A0 = (2400/2) x 3,4 A0 = 4080 A0

b) Số nucleotit từng loại của đoạn ADN? 0,5

A = T = 2400 x 20% = 480 Nu

G = X = (2400/2) – 480 = 720 Nu

2. Phần dành cho lớp nâng cao

Câu 3: Phân bào ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có gì khác nhau? 2,0

Phân bào sinh vật nhân sơ

Phân bào sinh vật nhân thực

- Phân đôi (phân bào trực tiếp) (phân bào không tơ)

- Không có thoi phân bào

- Các thành phần trong tế bào như NST phân chia không đều cho tế bào con.

- Nguyên phân và giảm phân (phân bào có tơ)

- Có thoi phân bào

- NST phân chia đều cho 2 tế bào con

Câu 4: Hãy trình bày các bước tiến hành thí nghiệm chứng minh hiện tượng co nguyên sinh ở tế bào biểu bì củ hành tím? 1,0

  • Các bước tiến hành thí nghiệm:
    • Dùng kim mũi mác tước lấy một miếng biểu bì mặt ngoài của củ hành tím. 0,25
    • Đặt lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt nước. 0,25
    • Đậy lá kính và đưa tiêu bản lên kính hiển vi, xem ở bội giác nhỏ sau đó chuyển sang bội giác lớn. 0,25
    • Nhỏ một giọt dung dịch NaCl ở một phía của lá kinh, ở phía đối diện đặt miếng giấy thấm để rút nước dần dần. Vài phút sau quan sát thấy có hiện tượng co nguyên sinh. 0,25

Câu 5: Cho sơ đồ quang hợp. 2,0

a) Cho biết A, B, D, E lần lượt là chất gì? 1,0

A: O2
B: ATP
D: NADPH
E: CO2

b) Tại sao mỗi cơ thể quang hợp lại có nhiều sắc tố quang hợp khác nhau mà không phải một sắc tố duy nhất? 1,0

  • Các sắc tố quang hợp khác nhau hấp thụ ánh sáng ở bước sóng khác nhau
  • Thành phần quang phổ ánh sáng có nhiều bước sóng khác nhau (đỏ, da cam, vàng....)
  • -> Để tận dụng hiệu quả mỗi cơ thể quang hợp thường có nhiều sắc tố quang hợp khác nhau

Câu 6: Một đoạn phân tử ADN có chiều dài 0,408µm và tỷ lệ nucleotit loại T chiếm 10% tổng số nucleotit của đoạn ADN.

a) Tính số nucleotit từng loại của đoạn ADN? 0,75
L = N/2 x 3,4 A0 = 4080 µm

N = 2400 Nu

A = T = 2400 x 10% = 240 Nu

G = X = (2400/2) – 240 = 960 Nu

b) Số liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit trong đoạn ADN bằng bao nhiêu? 0,25

CHT = 2400 - 2 = 2398 (liên kết)

Đánh giá bài viết
14 4.927
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 10

    Xem thêm