Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 - 2016. Đây là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 10 nhằm phục vụ việc ôn tập và củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Mời bạn làm online: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đông Du, TP.HCM năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016
SỞ GD&ĐT ĐĂK LĂK TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG TỔ LÝ - CN | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: VẬT LÝ LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút |
A. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) (Học sinh khoanh tròn đáp án đúng nhất)
Câu 1. Theo định luật II Niu -Tơn thì:
A. Gia tốc của vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
B. Khối lượng tỉ lệ nghịch với lực tác dụng lên vật.
C. Gia tốc của vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
D. Gia tốc của vật là một hằng số đối với mỗi vật.
Câu 2. Thả rơi một vật trong chân không vật sẽ chuyển động:
A. Thẳng đều. B. Nhanh dần đều. C. Chậm dần đều D. Biến đổi
Câu 3. Hai lực cân bằng không thể có:
A. Cùng hướng B. Cùng phương C. Cùng giá D. Cùng độ lớn
Câu 4. Đơn vị của mômen lực là:
A. N/m. B. N/m2 C. N.m D. N.
Câu 5. Biểu thức nào sau đây đúng với biểu thức gia tốc hướng tâm?
A. aht = ω2/R = v2R B. aht = v/R = ωR
C. aht = v2/R = ω2R D. aht = v2/2R = vR2
Câu 6. Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục.
A. Lực có giá song song với trục quay
B. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
C. Lực có giá cắt trục quay
D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay
Câu 7. Có ba vật (1), (2) và (3). Áp dụng công thức cộng vận tốc có thể viết dưới dạng phương trình nào sau đây?
A. B.
C. D. Cả ba kết quả trên
Câu 8. Phải treo vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để nó dãn ra 10 cm.
A. 100 N. B. 10 N. C. 150 N. D. 1000 N.
Câu 9. Hai con tàu có khối lượng 4 (tấn) và 2 (tấn) đặt cách nhau một khoảng r = 400 (m) (Tính từ hai trọng tâm của hai tàu) thì lực hút giữa chúng sẽ có giá trị là:
A. 13,34.10-8 N B. 3335.10-12 N C. 13,34.10-13 N D. 3,335.10-9 N
Câu 10. Một tấm ván có chiều dài AB = 5 (dm), được bắc ngang qua một con mương. Biết trọng lượng của tấm ván đè lên hai đầu bờ mương A và B lần lượt là P1 = 30N và P2 = 20N. Vị trí của trọng tâm cách hai đầu bờ mương A và B lần lượt là:
A. d1 = 3 (dm), d2 = 2 (dm) B. d1 = 2 (dm), d2 = 3 (dm)
C. d1 = 1,5 (dm), d2 = 3,5 (dm) D. d1 = 2,5 (dm), d2 = 2,5 (dm).
Câu 11. Một ôtô con chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn là 0,023. Biết rằng khối lượng của ôtô là 1500 (Kg) và lấy g = 10 (m/s2). Lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường có thể nhận giá trị nào sau đây:
A. Fms = 435 (N) B. Fms = 345 (N) C. Fms = 534 (N) D. 453 (N)
Câu 12. Có hai lực vuông góc với nhau với các độ lớn = 4 (N) và = 3 (N). Hợp lực của chúng tại với lực này các góc (lấy tròn tới độ)
A. 300 và 600 B. 420 và 480 C. 370 và 530 D. 350 và 450
Câu 13. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 10 (m) xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g = 10 (m/s2). Vận tốc của vật khi chạm đất là bao nhiêu
A. 14 (m/s) B. 16 (m/s) C. 20 (m/s) D . 24 (m/s)
Câu 14. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 72 (km/h) thì gặp một vật cản trước mặt, người lái ôtô hãm phanh cho chuyển động chậm dần đều với gia tốc 1 (m/s2). Tính quãng đường ôtô đi được cho đến khi dừng lại:
A. 100 (m) B. 200 (m) C. 300 (m) D. 400 (m)
Câu 15. Người ta dùng hai lò xo có độ cứng lần lượt là k1 và k2. Lò xo thứ nhất treo vật có khối lượng m1 = 6kg thì độ dãn Δl1 = 12 cm, lò xo thứ hai khi treo vật có khối lượng m2 = 2 kg thì có độ dãn Δl2 = 4 cm. So sánh độ cứng của hai lò xo
A. k1 = k2 B. k1 = 3k2 C. k1 = k2/2 D. k1 = k2/3
B. TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Nêu định luật vạn vật hấp dẫn và viết biểu thức, giải thích các đại lượng?
Câu 2. (1,0 điểm) Dưới tác dụng của lực F = 2000 N theo phương ngang. Một ô tô chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn giữa xe và mặt đường là 0,04. Lấy g = 10 (m/s2). Tính khối lượng của xe?
Câu 3. (1,5 điểm) Đặt một quả cầu khối lượng m = 2 kg tựa trên hai mặt phẳng tạo với mặt nằm ngang các góc α1 = 300, α1 = 600 như hình vẽ. Hãy xác định áp lực của mặt cầu lên hai mặt phẳng đỡ Bỏ qua ma sát và lấy g = 10m/s2.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ LỚP 10
A. Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đáp án | A | B | A | C | C | D | D | B | D | B | B | C | A | B | A |
B. Tự luận
Câu 1 (1,0 điểm)
1) Định luật. (0,75 điểm) Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
2) Hệ thức: (0,75 điểm) Fhd = G.(m1.m2/r2)
Trong đó:
m1, m2 là khối lượng của hai chất điểm
r là khoảng cách giữa hai chất điểm (m)
G = 6,67.10-11 Nm2/kg2 gọi là hằng số hấp dẫn và không đổi đối với mọi vật.
Câu 2. (1,5 điểm)
(0,25 điểm) Cho biết: F = 2000 (N), µ = 0,04, lấy g = 10 (m/s2), a = 0 Tìm m = ?
(0,25 điểm) Giải: Áp dụng định luật II Niu Tơn: . Với
(0,25 điểm)
(0,25 điểm): : F – Fms = ma => F - Fma = 0 => F = Fms (a)
(0,25 điểm): : - P + N = 0 => N = P = mg. Lực ma sát: Fms = µF = µmg (b)
(0,25 điểm) Thay (b) vào (a) => F = µmg => m = F/µg = 5000 (kg)
Câu 3. (1,0 điểm)
(0,25 điểm) Cho biết: m = 2 (kg), α1 = 300, α1 = 600. Lấy g = 10 (m/s2) Tính: Nx = ?; Ny = ?
Chọn trục tọa độ Oxy như hình vẽ.
(0,25 điểm) Điều kiện cân bằng của vật
(0,25 điểm) Chiếu phương trình (*) lên trục : - Px + Nx = 0 => Nx = Px = P.Cos(α1) = 10(N)
(0,25 điểm) Chiếu phương trình (*) lên trục : - Py + Ny = 0 => Ny = Py = P.Cos(α2) = mg.Cos(α2) = 10 (N)