Bộ đề thi học kì 2 Công nghệ 7 Kết nối tri thức năm 2025
Đề kiểm tra học kì 2 Công nghệ 7 KNTT
Bộ đề thi học kì 2 Công nghệ 7 sách Kết nối tri thức năm 2025 bao gồm 1 đề thi cấu trúc mới và 2 đề thi cấu trúc cũ, có đầy đủ đáp án và bảng ma trận cho các em tham khảo và luyện tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về tham khảo chi tiết.
1. Đề thi học kì 2 Công nghệ 7 KNTT cấu trúc mới năm 2025
ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II CÔNG NGHỆ 7 – BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
MA TRẬN.
TT |
Chủ đề |
Nội dung/ Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Tổng |
Tỉ lệ % tổng điểm |
||||||||||
TNKQ |
Tự luận |
||||||||||||||
Nhiều lựa chọn |
Đúng - Sai |
||||||||||||||
Biết |
Hiểu |
Vận dụng |
Biết |
Hiểu |
Vận dụng |
Biết |
Hiểu |
Vận dụng |
Biết |
Hiểu |
Vận dụng |
|
|||
1 |
CHƯƠNG III: CHĂN NUÔI
|
III. 1. Giới thiệu về chăn nuôi. (2t) |
1 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
1 |
|
5% |
III.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi. (2t) |
|
|
|
1×2 (a, b) |
1×2 (c,d) |
|
|
|
|
2 |
2 |
|
10% |
||
III.3. Phòng, trị bệnh cho vật nuôi. (1t) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
2.5% |
||
III.4. Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ. (2t) |
3 |
1 |
|
1×2 (a, b) |
1×2 (c,d) |
|
|
|
|
3 |
2 |
|
20% |
||
III.5. Thực hành lập kế hoạch nuôi vật nuôi trong gia đình. ( 2t) |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
1 |
20% |
||
2 |
CHƯƠNG IV: THỦY SẢN
|
IV.1. Giới thiệu về thủy sản. (1t) |
|
|
|
1×2 (a, b) |
1×2 (c,d) |
|
|
|
|
2 |
2 |
|
10% |
IV.2. Nuôi cá ao.(2t) |
3 |
2 |
|
1×2 (a,b) |
1×2 (c,d) |
|
|
|
|
3 |
2 |
1 |
22.5% |
||
IV.3. Lập kế hoạch nuôi cá cảnh.(1t) |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
1 |
10% |
||
Tổng số câu |
8 |
4 |
|
8 lệnh hỏi |
8 lệnh hỏi |
|
|
|
2 |
16 |
12 |
3 |
100% |
||
Tổng số điểm |
3 |
4 |
3 |
4 |
3 |
3 |
10 |
||||||||
Tỉ lệ % |
30 |
40 |
30 |
40 |
30 |
30 |
100% |
I. TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (12 câu, 3 điểm)
Câu 1. Virus cúm gia cầm là nguyên nhân gây ra bệnh nào sau đây ở vật nuôi?
A. Bệnh dịch tả ở gà
B. Bệnh cúm gia cầm
C. Bệnh tiêu chảy ở gà
D. Bệnh còi xương ở lợn
Câu 2: Có bao nhiêu lưu ý khi nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 3: Khi nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non cần lưu ý:
A. Giữ ấm cho vật nuôi, chăm sóc chu đáo
B. Vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo
C. Cho ăn thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm
D. Tắm chải và cho vật nuôi vận động thường xuyên
Câu 4: Những việc không nên làm để phòng bệnh cho vật nuôi:
A. Giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo
B. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
C. Không cần tiêm phòng vacxin
D. Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin
Câu 5. Ở nước ta có bao nhiêu phương thức chăn nuôi phổ biến?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Lợn cỏ có xuất xứ ở địa phương nào sau đây?
A. Các tỉnh miền Bắc.
B. Các tỉnh miền Trung.
C. Các tỉnh Tây Nguyên.
D. Các tỉnh miền Nam.
Câu 7: Thả cá giống vào ao theo cách nào sau đây?
A. Ngâm túi đựng cá giống trong nước ao từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.
B. Đổ cả túi cá xuống ao cùng lúc.
C. Bắt từng con cá giống thả xuống ao.
D. Ngâm túi đựng cá giống trong nước sục oxygen từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.
Câu 8: Độ trong thích hợp của nước ao nuôi cá ở khoảng nào sau đây?
A. Từ 15 cm đến 20 cm.
B. Từ 20 cm đến 30 cm.
C. Từ 30 cm đến 40 cm.
D. Từ 40 cm đến 50 cm.
Câu 9: Trong các nhóm thức ăn sau đây, sử dụng nhóm thức ăn nào cho gà là đảm bảo đủ chất dinh dưỡng?
A. Gạo, thóc, ngô, khoai lang, bột cá.
B. Rau muống, cơm nguội, ngô, thóc, rau bắp cải.
C. Ngô, bột cá, rau xanh, khô dầu lạc, cám gạo.
D. Bột ngô, rau xanh, cám gạo, cơm nguội, khoai lang.
Câu 10: Nhiệt độ nước thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của đa số các loài cá là
A. Từ 15 °C đến 20 °C.
B. Từ 20 °C đến 25 °C.
C. Từ 25 °C đến 28 °C.
D. Từ 29 °C đến 32 °C.
Câu 11: Khi lấy nước mới vào ao nuôi cá cần chú ý vấn đề nào sau đây?
A. Lọc nước qua túi lưới nhằm tránh không cho các vi sinh vật gây bệnh vào ao.
B. Khử trùng nước trước khi lấy nước vào ao.
C. Lọc nước qua túi lưới nhằm tránh không cho cá tạp vào ao.
D. Sử dụng 50% nước cũ và 50% nước mới
Câu 12: Rắc vôi bột vào đáy ao có tác dụng gì?
A. Tăng độ mặn cho nước ao.
B. Tạo độ trong cho nước ao.
C. Tiêu diệt các mầm bệnh có trong đáy ao.
D. Tăng lượng vi sinh vật trong đáy ao để làm thức ăn cho cá.
Trắc nghiệm dạng Đúng – Sai (4 câu với 16 lệnh hỏi, 4 điểm): Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 13: Chọn ĐÚNG hoặc SAI trong các phát biểu về kĩ thuật chăn nuôi vật nuôi non đúng cách.
PHÁT BIỂU |
ĐÚNG |
SAI |
a) Khả năng điều tiết thân nhiệt chưa tốt. |
|
|
b) Ít bị tác động bởi sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. |
|
|
c) Cho con non bú sữa đầu mẹ càng sớm càng tốt.. |
|
|
d) Cho vật nuôi ăn thức ăn chất luọng cao, giàu chất đạm |
|
|
Câu 14: Chọn ĐÚNG hoặc SAI trong các phát biểu để phòng bệnh cho gà hiệu quả cần thực hiện tốt nội dung nào sau đây?
PHÁT BIỂU |
ĐÚNG |
SAI |
a) Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. |
|
|
b) Cho ăn càng nhiều tinh bột càng tốt. |
|
|
c) Sử dụng thuốc đúng liều lượng. |
|
|
d) Cho gà ăn thức ăn hỏng, mốc. |
|
|
Câu 15: Chọn ĐÚNG hoặc SAI trong các phát biểu khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người.
PHÁT BIỂU |
ĐÚNG |
SAI |
a) Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người. |
|
|
b) Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người. |
|
|
c) Phục vụ vui chơi, giải trí |
|
|
d) Khẳng định về chủ quyền biển đảo |
|
|
Câu 16: Chọn ĐÚNG hoặc SAI trong các phát biểu khi nói về phòng bệnh cho tôm, cá nuôi?
PHÁT BIỂU |
ĐÚNG |
SAI |
a) Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kĩ thuật. |
|
|
b) Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng. |
|
|
c) Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá. |
|
|
d) Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi. |
|
|
TỰ LUẬN (2 câu; 3,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Bạn Lan có ý định nuôi một vật nuôi trong gia đình. Em hãy giúp bạn Lan lựa chọn loại vật nuôi phù hợp và lập kế hoạch, tính toán chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc trong năm đầu.
Câu 2 (1,0 điểm): Nam có ý định sử dụng tiền tiết kiệm để nuôi cá cảnh. Em hãy giúp Nam lựa chọn loài cá nuôi, lập kế hoạch, tính toán chi phí nuôi dưỡng và chăm sóc bể cá cảnh đó trong năm đầu.
Xem đáp án trong file tải
2. Đề thi học kì 2 Công nghệ 7 KNTT cấu trúc cũ
Đề thi học kì 2 Công nghệ 7 Kết nối tri thức - Đề 1
I. Phần Trắc nghiệm khách quan (7,0 điểm):
Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:
Câu 1(0,25 đ): Vai trò của chăn nuôi là:
A.Cung cấp lương thực, phân bón, nguyên liệu xuất khẩu.
B.Cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho chế biến, chăn nuôi.
C. Cung cấp thực phẩm, phân bón, nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu.
D. cung cấp lương thực, nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu.
Câu 2 (0,25đ): Đâu là định nghĩa đúng về “sữa đầu”?
A. Sữa đầu là sữa được con mẹ tiết ra ngay sau khi sinh và kéo dài trong khoảng 1 tuần.
B. Sữa đầu là sữa chỉ được tiết ra khi con mẹ đã sinh con được 1 tuần và kéo dài trong khoảng 1 tuần tiếp theo.
C. Sữa đầu là sữa được con mẹ tiết ra ngay sau khi sinh và kéo dài khoảng 2 tuần.
D. Sữa đầu là sữa do con mẹ tiết ra ngay sau khi sinh và kéo dài khoảng 3 tuần.
Câu 3 (0,25đ): Các bệnh có thể lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều vật nuôi thường có nguyên nhân chính là
A.Do thời tiết không phù hợp B.Do vi khuẩn và vius
C. Do thức ăn không đảm bảo vệ sinh D. Do chuồng trại không phù hợp
Câu 4 (0,25đ): Nếu xây dựng chuồng gà lót nền một lớp đệm (trấu, dăm bào, mùn cưa,...) thì lớp đệm này dày bao nhiêu?
A. 5 cm đến 8 cm B. 15 cm đến 20 cm
C. 7 cm đến 10 cm D. 10 cm đến 15 cm
Câu 5 (0,25đ): Trong các nhóm thức ăn sau đây, sử dụng nhóm thức ăn nào cho gà là đảm bảo đủ chất dinh dưỡng?
A. Gạo, thóc, ngô, khoai lang, bột cá
B. Rau muống, cơm nguội, ngô, thóc, rau bắp cải
C. Ngô, bột cá, rau xanh, khô dầu lạc,cám gạo
D. Bột ngô, rau xanh, cám gạo, cơm nguội, khoai lang
Câu 6 (0,25đ): Chuồng nuôi gà thịt phải đảm bảo các điều kiện nào sau đây?
A. Càng kín càng tốt, mát về mùa đông, ấm về mùa hè.
B. Có độ ẩm cao, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
C. Có độ ẩm thấp, mát về mùa đông, ấm về mùa hè.
D. Thông thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
Câu 7 (0,25đ): Gà dưới 1 tháng tuổi thì cần cho ăn loại thức ăn?
A. Thức ăn giàu chất đạm
B. Thức ăn giàu chất béo
C. Thức ăn giàu chất khoáng
D. Thức ăn giàu vitamin
Câu 8 (0,25đ): Tại sao cần tiêu độc, khử trùng chuồng trại sau mỗi đợt nuôi?
A. Giữ vệ sinh chuồng trại chăn nuôi đảm bảo môi trường sống.
B. Ngăn ngừa và tiêu diệt mầm bệnh phát sinh, tránh lây nhiễm.
C. Đảm bảo độ thông thoáng cho chuồng nuôi đảm bảo chuồng nuôi hợp vệ sinh
D. Tiêu diệt sinh vật có hại cho vật nuôi (muỗi, côn trùng)
Câu 9 (0,25đ): Biện pháp nào sau đây không đúng khi phòng bệnh cho gà?
A. Chuồng trại cách li với nhà ở; thoáng mát, hợp vệ sinh.
B. Ăn uống đủ chất, đủ lượng.
C. Tiêm phòng vaccine đầy đủ.
D. Cho uống thuốc kháng sinh định kì.
Câu 10 (0,25đ): Đâu không phải vai trò của thủy sản?
A. Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cho con người.
B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
C. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.
D. Tạo thêm công việc cho người lao động.
Câu 11 (0,25đ): Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người.
A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người.
B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người.
C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người.
D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.
Câu 12(0,25đ): Vì sao nói nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi thủy sản?
A. Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn
B. Nước ta có nhiều giống thủy sản mới, lạ.
C. Nước ta có diện tích trồng lúa bao phủ khắp cả nước
D. Người dân nước ta cần cù, chịu khó, ham học hỏi
Câu 13 (0,25đ): Collagen được sản xuất từ nguyên liệu nào?
A. Xương cá.
B. Thịt cá.
C. Da cá.
D. Mỡ cá.
Câu 14 (0,25đ): Đâu không phải ý nghĩa của việc khai thác nguồn lợi thủy sản?
A. Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu.
B. Bảo tồn đa dạng sinh học.
C. Cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cho con người.
D. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
Câu 15 (0,25đ): Hình thức khai thác thủy sản nào sau đây là đúng quy định?
A. Sử dụng thuốc nổ.
B. Sử dụng kích điện.
C. Khai thác trong mùa sinh sản.
D. Sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới cho phép.
Câu 16 (0,25đ): Loại tôm nào là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta?
A. Tôm thẻ chân trắng.
B. Tôm hùm.
C. Tôm càng xanh.
D. Tôm đồng
Câu 17 (0,25đ): Thả cá giống vào ao theo cách nào sau đây là đúng?
A. Ngâm túi đựng cá giống trong nước ao từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.
B. Đổ cả túi cá xuống ao cùng lúc tại cùng một thời điểm.
C. Bắt từng con cá giống thả xuống ao từ từ và nhẹ nhàng.
D. Sử dụng lưới mắt nhỏ để thả từng đợt cá vào trong nước
Câu 18 (0,25đ): Rắc vôi bột vào đáy ao có tác dụng gì?
A. Cải tạo độ mặn cho nước ao.
B. Tạo độ trong cho nước ao.
C. Tiêu diệt các mầm bệnh có trong đáy ao.
D. Tăng lượng vi sinh vật trong đáy ao để làm thức ăn cho cá.
Câu 19 (0,25đ): Tình trạng, chất lượng ao nuôi được thể hiện qua màu sắc của nước. Trong nuôi thủy sản, màu nước nào là tốt nhất?
A. Màu nâu đen
B. Màu cam vàng
C. Màu xanh rêu
D. Màu xanh nõn chuối
Câu 20 (0,25đ): Vào mùa hè, nên thả cá giống vào ao nuôi vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
A. Buổi sáng sớm hoặc buổi trưa.
B. Buổi trưa hoặc buổi chiều mát.
C. Buổi chiều mát hoặc buổi tối.
D. Buổi sáng sớm, buổi chiều mát hoặc buổi tối.
Câu 21 (0,25đ): Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm, cá nuôi?
A. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng.
B. Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kĩ thuật.
C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá.
D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.
Câu 22 (0,25đ): Khi lấy nước mới vào ao nuôi cá cần chú ý vấn đề nào sau đây?
A. Lọc nước qua túi lưới nhằm tránh không cho các vi sinh vật gây bệnh vào ao.
B. Khử trùng nước trước khi lấy nước vào ao.
C. Lọc nước qua túi lưới nhằm tránh không cho cá tạp vào ao.
D. Sử dụng 50% nước cũ và 50% nước mới.
Câu 23 (0,25đ): : Người ta thường phòng trị bệnh cho cá bằng cách nào sau đây?
A. Tiêm thuốc cho cá.
B. Trộn thuốc vào thức ăn của cá.
C. Bôi thuốc cho cá.
D. Cho cá uống thuốc.
Câu 24 (0,25đ): Nếu độ trong của nước ao lớn hơn 50 cm, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Thực vật phù du trong ao phát triển quá mạnh.
B. Ao giàu chất dinh dưỡng (phú dưỡng).
C. Ao nghèo dinh dưỡng, ít thực vật phù du.
D. Ao có nhiều thực vật trong nước, nhiều khí Cacbonic,
Câu 25 (0,25đ): Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?
A. Độ trong của nước
B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước
C. Nhiệt độ của nước
D. Muối hòa tan trong nước
Câu 26 (0,25đ): Tại sao trong công đoạn chuẩn bị cá giống lại yêu cầu cá đồng đều về kích cỡ?
A. Để cá trong đàn cạnh tranh nhau thức ăn. B. Hỉ vọng nhanh được thu hoạch.
C. Tránh tình trạng cá lớn nuốt cá bé. D. Để tiết kiệm thức ăn và công chăm sóc.
Câu 27 (0,25đ): Việc vệ sinh, xử lí ao nuôi trước khi cho nước sạch vào để nuôi tôm, cá có tác dụng gì?
A. Làm tăng chất lượng thức ăn trong ao nuôi
B. Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá.
C. Làm giảm độ chua (PH) của nước trong ao nuôi
D. Giảm hiện tượng thiếu oxygen trong nước.
Câu 28 (0,25đ): Nên làm thế nào để làm giảm lượng khí cacbonic trong nước?
A. Bón nhiều phân hữu cơ
B. Dọn bớt các thực vật sống trong nước (thực vật thủy sinh)
C. Bón nhiều phân vô cơ vào ao nuôi
D. Bón vôi vào ao
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 29 (2 đ):Tình huống: Nhà Thanh ở cạnh khu đầm phá ven biển, đầm này có rất nhiều cá. Thỉnh thoảng bạn Thanh thấy có một nhóm người mang chất nổ đến đánh bắt cá. Sau tiếng nổ, cá nổi trắng một khoảng lớn trên mặt đầm
Theo em, bạn Thanh nên làm gì để góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản của đầm?
b. Trong trường hợp trên, em sẽ thuyết phục những người đánh bắt cá như thế nào để họ không làm như vậy nữa?
Câu 30(1đ): Trong những năm vừa qua, nghề nuôi tôm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long khá phát triển. Thấy nuôi tôm có lợi, nhiều người đã phá rừng ngập mặn ven biển để làm đầm nuôi tôm. Theo em, cách làm như thế là đúng hay không đúng? Vì sao?
Xem đáp án trong file tải về
Đề thi học kì 2 Công nghệ 7 KNTT - Đề 2
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Nền chuồng gà người ta lót lớp độn là:
A. Trấu
B. Dăm bào
C. Mùn cưa
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Lớp độn chuồng gà dày bao nhiêu?
A. 5 cm
B. 5 – 10 cm
C. 10 – 15 cm
D. 15 – 20 cm
Câu 3. Thức ăn gà có loại nào sau đây?
A. Thức ăn tự nhiên
B. Thức ăn công nghiệp
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 4. Đặc điểm gà dưới 1 tháng tuổi?
A. Rất yếu
B. Sức đề kháng tốt
C. Khó mắc bệnh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Phòng bệnh cho gà cần đảm bảo mấy sạch?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6. Chương trình Công nghệ 7 sách Kết nối giới thiệu loại bệnh phổ biến nào ở gà?
A. Bệnh tiêu chảy
B. Bệnh dịch tả
C. Bệnh cúm gia cầm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Nguyên nhân bệnh tiêu chảy là:
A. Do nhiễm khuẩn
B. Do virus
C. Do virus cúm gia cầm gây ra
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Biểu hiện bệnh dịch tả:
A. Bỏ ăn
B. Sã cánh
C. Chảy nước dãi
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Biểu hiện bệnh cúm gia cầm:
A. Uống nhiều nước
B. Há mỏ để thở
C. Phân vàng đôi khi lẫn máu
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10. Dùng thuốc trị bệnh cho gà cần tuân thủ nguyên tắc nào?
A. Đúng thuốc
B. Đúng thời điểm
C. Đúng liều lượng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Gà từ 1 đến 3 tháng cần ăn mấy lần một ngày?
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 – 4 lần
D. 5 lần
Câu 12. Gà trên 3 tháng tuổi:
A. Ăn 1 lần/ ngày
B. Ăn tự do
C. Ăn 2 lần/ ngày
D. Ăn 3 lần/ ngày
Câu 13. Đâu là loại chó Poodle?
A. ![]() |
B. ![]() |
C. ![]() |
D. ![]() |
Câu 14. Đâu là loại chó Phú Quốc?
A. ![]() |
B. ![]() |
C. ![]() |
D. ![]() |
Câu 15. Chó 4 tháng tuổi cần ăn mấy bữa?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 16. Chó từ 5 – 10 tháng ăn mấy bữa trên ngày?
A. 1 bữa
B. 2 bữa
C. 3 bữa
D. 4 bữa
Câu 17. Vai trò của thủy sản?
A. Tạo việc làm cho lao động
B. Đáp ứng nhu cầu vui chơi
C. Khẳng định chủ quyền
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 18. Hình ảnh sau đây thể hiện vai trò gì của thủy sản?
A. Cung cấp thực phẩm
B. Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu
C. Cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi
D. Đáp ứng nhu cầu giải trí cho con người
Câu 19. Hình ảnh sau đây thể hiện vai trò gì của thủy sản?
A. Cung cấp thực phẩm
B. Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu
C. Cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi
D. Đáp ứng nhu cầu giải trí cho con người
Câu 20. Đâu là thủy sản có giá trị xuất khẩu cao?
A. Tôm hùm
B. Cá tra
C. Cá song
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 21. Thời gian mỗi lần phơi đáy ao là:
A. 2 ngày
B. 3 – 5 ngày
C. Trên 5 ngày
D. 8 ngày
Câu 22. Yêu cầu về cá giống:
A. Màu sắc tươi sáng
B. Phản ứng nhanh nhẹn
C. Kích cỡ phù hợp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23. Có mấy hình thức thu hoạch cá?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 24. Có hình thức thu hoạch cá nào?
A. Thu tỉa
B. Thu toàn bộ
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Nêu nguyên nhân, biểu hiện bệnh dịch tả gà?
Câu 2 (2 điểm). Tại sao phải giảm thức ăn vào ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bẩn?
Đáp án Đề thi Công nghệ 7 học kì 2 KNTT
I. Trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
D | C | C | A | C | D | A | D | D | D | C | B |
Câu 13 |
Câu 14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
Câu 21 |
Câu 22 |
Câu 23 |
Câu 24 |
B | C | D | C | D | B | D | C | B | D | B | C |
II. Tự luận
Câu 1.
- Nguyên nhân: do virus gây ra và lây lan mạnh.
- Biểu hiện: thường bỏ ăn, buồn rầu, sã cánh, nghẹo cổ, diều nhão, uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân trắng, gầy nhanh.
Câu 2.
Phải giảm lượng thức ăn vào ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bị bẩn vì:
- Thời tiết xấu, cá tập trung ngoi lên ăn, gây thiếu ô xi, nguy hiểm cho sự sống của cá.
- Nước ao bẩn sẽ ảnh hưởng đến việc bắt mồi, khả năng tiêu hóa và sức khỏe của cá.