Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ 10 Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều năm 2024

Bộ đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều bao gồm 10 đề thi khác nhau có đầy đủ đáp án và ma trận. Tài liệu giúp các thầy cô giáo có thể tham khảo, lên kế hoạch ra đề thi và ôn tập cho học sinh. Đây cũng là tài liệu hay cho các em học sinh ôn luyện, làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 2 lớp 7 sắp tới.

Lưu ý: Toàn bộ 10 đề thi có trong file tải. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ tài liệu 

Đề thi Văn 7 học kì 2 Cánh diều - Đề 1

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp chú kiến đi ngang qua, kiến đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò chuyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”.

- “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa…”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn. Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Nó đến cầu cứu và được con kiến giúp đỡ. Còn kiến thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà nó đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.

(“ Kiến và Châu Chấu”- Truyện ngụ ngôn Việt Nam)

Câu 1. Truyện Kiến và Châu chấu thuộc thể loại nào?

A. Truyện thần thoại.

B. Truyện ngụ ngôn.

C. Truyền thuyết.

D. Truyện cổ tích.

Câu 2. Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?

A.Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ `ba

Câu 2. Trong đoạn 1 , châu chấu xanh gặp kiến trong hoàn cảnh nào?

A. Kiến đang cõng một hạt ngô để tha về tổ.

B. Kiến đang làm việc xây tổ.

C. Kiến đang ca hát.

D. Kiến đang lao động

Câu 3. Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình?

A. Cùng nhau ca hát, nhảy múa

B. Trò chuyện và đi chơi thoả thích

C. Cùng nhau khám phá trên cánh đồng

D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông

Câu 4. Kiến đã khuyên châu chấu nên làm gì?

A. Chăm chỉ làm việc, đừng rong chơi

B. Đi thu lượm lương thực trên cánh đồng.

C. Đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới

D. Cùng tha mồi về tổ kiến

Câu 5. Vì sao kiến không đi chơi cùng châu chấu?

A. Kiến không thích đi chơi

B. Kiến không thích châu chấu

C. Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông

D. Kiến không muốn lãng phí thời gian

Câu 6. Kết cục nào đã đến với Châu chấu?

A.Châu chấu vẫn rong chơi thỏa thích.

B.Châu chấu phải nhờ sự giúp đỡ của mọi người.

C.Châu chấu kiệt sức vì vừa đói vừa rét khi mùa đông đến.

D.Châu chấu bị Kiến mỉa mai.

Câu 7 Trong truyện, Kiến là hình ảnh đại diện cho kiểu người nào trong cuộc sống?

A. Những người vô lo, vô nghĩ

B. Những người chăm chỉ

C. Những người chăm chỉ, biết lo xa

D. Những người chỉ biết hưởng thụ

Câu 8. Dấu ba chấm trong câu sau có tác dụng gì ?

“Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa…”

A. Cho biết sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.

B. Giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, thường có sắc thái hài hước, châm biếm..

C. Thể hiện sự bất ngờ.

D. Thể hiện lời nói ngập ngừng, bỏ dở, ngắt quãng.

Câu 9. Hãy chỉ ra sự khác nhau trong tính cách của Châu chấu và Kiến?

Câu 10 . Những bài học tâm đắc mà em rút ra từ câu chuyện?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Trong cuộc sống hôm nay, những trải nghiệm thật là cần thiết đối với các bạn trẻ”. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên?

------------------------- Hết -------------------------

Đáp án Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Cánh diều

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

B

0,5

3

B

0,5

4

C

0,5

5

C

0,5

6

C

0,5

7

C

0,5

8

D

0,5

9

- HS nêu được :

- Châu chấu: Mải chơi, thích hưởng thụ cuộc sống, lười biếng, không biết lo xa.

- Kiến: Chăm chỉ, biết lo xa, tốt bụng.

1,0

10

Bài học rút ra:

VD: Chúng ta cần rèn luyện để có phẩm chất siêng năng, chăm chỉ trong học tập và lao động, không được ham chơi, lười biếng

-Biết lo xa để tự chủ trong cuộc sống, không phải sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trải nghiệm là sự cần thiết cho giới trẻ hôm nay.

0,25

c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận

HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

0,5

- Nêu được vấn đề cần nghị luận

- Giải thích: trải nghiệm là gì?

Là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống

- Bình luận và chứng minh về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của trải nghiệm đối với cuộc sống của con người đặc biệt là tuổi trẻ. +Hiểu biết, giúp ta có kinh nghiệm, có cách nghĩ, cách sống tích cực.

+ Biết yêu thương, quan tâm chia sẻ....

+ Trải nghiệm giúp bản thân khám phá ra chính mình để có quyết định đúng đắn, sáng suốt...;

+ Giúp con người sáng tạo, biết cách vượt qua khó khăn, có bản lĩnh, nghị lực...

HS nêu được dẫn chứng

- Chỉ ra những tác hại của lối sống thụ động, ỷ lại, phụ thuộc à nhàm chán, sống vô ích, cuộc sống thiếu ý nghĩa.

- Bài học rút ra: Có lối sống tích cực, có trải nghiệm để bản thân trưởng thành, sống đẹp...

- Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

0,25

Ma trận đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều

TT

Kĩ năng

Nội

dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề 4

Ma trận đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

TT

Năng lực

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

1,5

0,5

2,5

1,5

0

3,0

0

1,0

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Bảng đặc tả kiểm tra cuối học kì 2 Văn 7 Cánh diều

TT

Kĩ năng

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

- Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết phương thức biểu đạt

- Xác định được nhân vật trong đoạn trích

- Xác định từ loại

Thông hiểu:

- Chỉ ra được nội dung của đoạn trích.

- Tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho.

- Xác định được hiệu quả của lặp cú pháp.

- Hiểu ý nghĩa của hình ảnh trong câu văn.

- Hiểu vấn đề nghị luận của đoạn trích.

Vận dụng:

- Biết rút ra được bài học sâu sắc từ nội dung của phần trích (trả lời từ 2 đến 3 câu)

- Đưa ra được quan điểm, ý kiến của mình về nội dung của một câu văn.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Viết được bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ về vai trò của tự học. Từ đó, rút ra bài học nhân thức cho bản thân...

Nhận biết: Xác định đúng kiểu bài

Thông hiểu: Hiểu đúng bố cục của kiểu bài nghị luận và nội dung nghị luận.

Vận dụng: Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng cao: Có cách diễn đạt, trình bày lí lẽ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, sáng tạo về vấn đề nghị luận.

1TL*

Tổng

3TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố...

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bắt nạt nhất...

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh...

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...

(Theo “Những câu chuyện về người thầy” NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 2004)

Chọn câu trả lời đúng cho các câu 1 đến 8

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt gì? (Biết)

A. nghị luận

B. tự sự

C. miêu tả

D. tự sự kết hợp miêu tả

Câu 2: Đoạn trích là lời của ai nói với ai?(Biết)

A. thầy giáo nói với chính mình

B. phụ huynh tự nói với chính mình

C. thầy giáo nói với học sinh

D. phụ huynh nói với thầy giáo

Câu 3: Trong câu “.Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.” từ dạy thuộc từ loại gì? (Biết)

A. danh từ

B. tính từ

C. động từ

D. số từ

Câu 4: Các đoạn văn trong đoạn trích có điểm gì giống nhau? (Hiểu)

A. đều có ý nhấn mạnh: “xin hãy dạy cháu”

B. đều bàn về việc dạy dỗ, giáo dục đứa trẻ

C. đều là những đoạn văn nghị luận.

D. đều bàn về dạy con tính trung thực

E. các ý A, B, C đúng

Câu 5: Từ nào đồng nghĩa với từ gian lận?(Hiểu)

A. gian nan

B. giả dối

C. thật thà

D. thẳng thắn

Câu 6: Việc lặp lại các cụm từ “xin hãy dạy cháu” trong đoạn trích có tác dụng gì? (Hiểu)

A. tạo sự hấp dẫn

B. giúp văn bản sinh động hơn

C. nhấn mạnh điều mong muốn

D. giúp văn bản rõ ràng hơn

Câu 7: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố....” (Hiểu)

A. nói về việc kiếm tiền

B. vẻ đẹp của lao động

C. sự khó khăn của con người trong cuộc sống

D. quý trọng công sức lao động và ca ngợi lao động chân chính

Câu 8: Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

Phần trích trên bàn luận về vấn đề gì? (Hiểu)

A. ước mơ của con người trong cuộc sống

B. những kinh nghiệm khi đối mặt với khó khăn

C. cách dạy dỗ, giáo dục con trẻ từ những điều người lớn trải nghiệm trong thực tế

D. đừng sợ việc học

Trả lời câu hỏi:

Câu 9: Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản trên là gì? (Vận dụng)

Câu 10: Em có đồng ý với ý kiến của người viết: “Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...” Vì sao? (Vận dụng)

II. VIẾT (4,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.

------------------------- Hết -------------------------

Đáp án Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

D

0,5

3

C

0,5

4

E

0,5

5

B

0,5

6

C

0,5

7

C

0,5

8

D

0,5

9

HS rút ra bài học hợp lí.

- Cuộc sống có muôn vàn điều cẩn phải học và vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng.

- Lời cầu xin của phụ huynh đối với thầy dạy của con mình, thể hiện tình yêu thương con vô bờ; lòng mong mỏi, sự kì vọng của phụ huynh đối với thầy cô trong việc dạy và học.

Chấp nhận cách diễn đạt khác/ ý khác của học sinh miễn là hợp lí. Học sinh chỉ cần rút ra được một thông điệp có ý nghĩa và thuyết phục thì ghi điểm tối đa.

Các trường hợp khác giáo viên linh hoạt ghi điểm

0,5

0,5

10

- Trình bày rõ quan điểm đồng tình/ không đồng tình. 0,25 điểm

- Lí giải: HS có thể lí giải theo cách riêng miễn là rõ quan điểm của mình.

- Hướng dẫn chấm

- + Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục (0,75)

- + Học sinh lí giải có hợp lí nhưng chưa thật thấu đáo (0,5)

- + Học sinh lí giải còn chung chung, chưa thật sự thuyết phục. (0,25)

- + Học sinh lí giải sai lệch hoặc chưa sát vấn đề. (0,0)

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Mở bài: nêu được vấn đề cần nghị luận (sự việc, hiện tượng).

Thân bài: lần lượt lập luận đưa ra những ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình về sự việc, hiện tượng.

Kết bài: khẳng định lại quan điểm, suy nghĩ; rút ra bài học đối với bản thân, nhắn nhủ.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nêu suy nghĩ riêng của bản thân về sự việc, hiện tượng: Trong cuộc sống có nhiều bạn trẻ khi gặp khó khăn hay nản lòng mà không cố gắng vươn lên.

0,25

c. Triển khai vấn đề:

* Giới thiệu vấn đề: Nêu được vấn đề cần nghị luận

* Triển khai vấn đề:

- Giải thích khái niệm tự học:

+ Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài.

+ Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt trong quá trình học tập như tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức.

- Biểu hiện của người có tinh thần tự học:

+ Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.

+ Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình.

+ Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.

- Vai trò, ý nghĩa của việc tự học:

+ Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

+ Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.

+ Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.

- Phên phán một số người không có tinh thần tự học.

- Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình.

* Kết thúc vấn đề: Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.

Hướng dẫn chấm:

- Đầy đủ các ý. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp (2,0 – 2,5 điểm).

- Tương đối đầy đủ các ý. Lập luận chưa chặt chẽ, lí lẽ chưa thật xác đáng, chưa có hoặc có dẫn chứng nhưng chưa tiêu biểu... (1,0 – 1,75 điểm)

- Thiếu ý, lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; lí lẽ không xác đáng, không có dẫn chứng (0,25 – 0,75 điểm)

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo qui tắc chính tả dùng từ, đặt câu.

0,5

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày lí lẽ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,5

Chia sẻ, đánh giá bài viết
36
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều

    Xem thêm