Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm học 2017 - 2018 trường THPT Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội

Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 12

VnDoc xin giới thiệu tới thầy cô và các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm học 2017 - 2018 trường THPT Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội, bộ tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp các bạn học sinh học tập hiệu quả hơn môn Địa lí.

Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm học 2017 - 2018

Câu 1: Một trong các thế mạnh về kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là phát triển:

A. Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, trồng rừng

B. Cây lương thực, cây thực phẩm, cây đặc sản vụ đông

C. Cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả nhiệt đới

D. Cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

Câu 2: Phong trào người Việt dùng hàng Việt có ý nghĩa:

A. Giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu

B. Thay đổi thói quen sính hàng ngoại nhập

C. Thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển.

D. Tất cả các ý trên

Câu 3: Sau đổi mới, hoạt động buôn bán của nước ta mở rộng theo hướng:

A. Tiếp cận với thị trường Châu Mỹ và châu Phi

B. Chú trọng vào thị trường Nga và Đông Âu

C. Tăng mạnh vào thị trường Đông Nam Á

D. Đa dạng hóa, đa phương hóa

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm:

A. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển

B. Sử dụng nhiều loại tài nguyên có quy mô lớn

C. Mang lại hiệu quả kinh tế cao, chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp

D. Có thế mạnh lâu dài về tự nhiên- kinh tế - xã hội

Câu 5: Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến thị trường tiêu thụ còn hạn chế

B. Trình độ chăn nuôi còn thấp, khâu chế biến chưa phát triển.

C. Dịch bệnh hại gia súc vẫn đe dọa trên diện rộng

D. Ít đồng cỏ, cơ sở chăn nuôi còn hạn chế

Câu 6: Vùng dẫn đầu cả nước về tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp là:

A. Đồng bằng sông Cửu Long

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đông Nam Bộ

D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 7: Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là?

A. Phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn

B. Bãi đá cổ SaPa và thành nhà Hồ

C. Vườn quốc gia Cúc Phương và đảo Cát Bà

D. Vịnh Hạ Long và Phong Nha – Kẻ Bàng

Câu 8: Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất hiện nay là:

A. Sơn La

B. Hòa Bình

C. Yaly

D. Thác Bà

Câu 9: Quốc lộ 1A không đi qua vùng kinh tế nào:

A. Đông Nam Bộ

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Tây Nguyên

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 10: Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh thuộc vùng:

A. Tây Bắc, Tây Nguyên

B. Duyên hải miền Trung

C. Đông Nam Bộ

D. Đồng bằng sông Hồng

Câu 11: Con đường bộ có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía Tây đất nước là:

A. Đường Hồ Chí Minh

B. Quốc Lộ 1

C. Quốc lộ 9

D. Quốc lộ 2

Câu 12: Trong những năm gần đây, cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta chuyển dịch theo hướng:

A. Giảm mạnh tỷ trọng của khu vực nhà nước, tăng tỷ trọng của khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

B. Giảm tỷ trọng của khu vực nhà nước, tăng tỷ trọng của khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm.

C. Tăng tỷ trọng của khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, giảm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

D. Tăng tỷ trọng của khu vực nhà nước, giảm tỷ trọng của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 13: Ngành công nghiệp được coi là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước là:

A. Khai thác dầu khí

B. Sản xuất Điện

C. Khai thác than

D. Luyện kim

Câu 14: Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên ở vùng ĐBSH là?

A. 79,5

B. 59,7

C. 51,2

D. 15,4

Câu 15: Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực – thực phẩm của nước ta là:

A. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ

B. Thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển.

C. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ

D. Nguồn nguyên liệu và thị trường lao động có trình độ cao

Câu 16: Sản lượng điện của nước ta trong những năm gần đây tăng rất nhanh chủ yếu do:

A. Nguồn điện nhập khẩu tăng nhanh

B. Xây dựng và đưa vào hoạt động các nhà máy điện khí

C. Đưa các nhà máy thủy điện mới vào hoạt động

D. Nhu cầu điện đối với sản xuất và xuất khẩu tăng

Câu 17: Kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng do:

A. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường

B. Sự phục hồi và phát triển của sản xuất.

C. Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO

D. Tiếp cận với thị trường Châu Phi và Châu Mĩ

Câu 18: Dựa vào Atlat trang 30 cho biết Tỉnh duy nhất thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

A. Vĩnh Phúc

B. Quảng Ninh

C. Bắc Ninh

D. Phú Thọ

Câu 19: Ngành du lịch ở nước ta thật sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay là nhờ:

A. Nước ta giàu tiềm năng phát triển du lịch

B. Chính sách đổi mới của nhà nước

C. Phát triển các điểm, khu du lịch thu hút khách

D. Quy hoạch các vùng du lịch

Câu 20: Theo cách phân loại hiện hành, các ngành công nghiệp nước ta có:

A. 2 nhóm với 19 ngành

B. 4 nhóm với 23 ngành

C. 3 nhóm với 29 ngành

D. 5 nhóm với 32 ngành

Câu 21: Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta trong những năm qua tăng và cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp là do:

A. Các thành phần khác chưa phát huy được tiềm năng sản xuất công nghiệp.

B. Đây là khu vực kinh tế có vai trò chủ đạo

C. Kết quả của việc nước ta gia nhập WTO

D. Kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội.

Câu 22: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn lợn đông và tăng nhanh là do:

A. Cơ sở cật chất của ngành chăn nuôi khá tốt

B. Có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn

C. Công nghiệp chế biến phát triển mạnh

D. Cơ sở thức ăn (Hoa màu lương thực) dồi dào

Câu 23: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam vì:

A. Nhu cầu về điện không cao như miền Bắc

B. Xa nguồn nguyên liệu

C. Gây ô nhiễm môi trường

D. Xây dựng ban đầu đòi hỏi vốn đầu tư lớn

Câu 24: Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước là:

A. Dọc duyên hải Miền Trung

B. Đồng bằng sông Hồng và phụ cận

C. Đông Nam Bộ

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 25: Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là:

A. Hà Nội – Lào Cai

B. Hà Nội – TP Hồ Chí Minh

C. Lưu Xá – Kép – Bãi Cháy

D. Hà Nội - Thái Nguyên

Câu 26: Hạn chế lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSH là:

A. Diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng thu hẹp nhanh

B. Có nhiều thiên tai như bão, lũ, rét đậm, sương muối

C. Dân số quá đông, mật độ dân số cao

D. Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

Câu 27: Tổng chiều dài đường sắt nước ta là:

A. 3134

B. 1343

C. 4134

D. 3143

Câu 28: Dựa vào Atlat Địa lí trang 19, cho biết cây công nghiệp không phải là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Đậu tương

B. Bông

C. Điều

D. Thuốc lá

Câu 29: Dựa vào Atlat Địa lí trang 25, cho biết các trung tâm du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Hạ Long, Thái Nguyên

B. Thái Nguyên, Việt Trì

C. Hạ Long, Lạng Sơn

D. Hạ Long, điện Biên Phủ

Câu 30: Các khu công nghiệp phân bố tập trung nhất ở vùng:

A. Duyên hải Nam Trung Bộ

B. Đông Nam Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Đồng bằng sông Hồng

Câu 31: Dựa vào Atlat Địa lí trang 15, cho biết quy mô dân số các đô thị ở vùng đồng bằng sông Hồng xếp theo tứ tự giảm dần là:

A. Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương

B. Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng

C. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương

D. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định

Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 12

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm học 2017 - 2018 trường THPT Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử lớp 12, Địa lý lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 2.780
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 12

    Xem thêm