Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng năm học 2016 - 2017. Đề thi được ra theo hình thức 80% trắc nghiệm với 32 câu hỏi và 20% tự luận với 3 câu hỏi, thời gian để các bạn hoàn thiện bài thi là 45 phút. Đề thi tương đối dài chính vì vậy trong quá trình làm bài các bạn học sinh cần phân bổ thời gian hợp lý.
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội năm học 2015 - 2016
SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ - KHỐI 12 NĂM HỌC 2016 - 2017 (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề) |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm)
Câu 1. Địa danh nào sau đây không phải tên của một huyện đảo ở nước ta:
A. Phú Quốc. B. Hoàng Sa. C. Cát Bà. D. Trường Sa.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào dưới đây có quy mô lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Việt Trì. B. Cẩm Phả.
C. Thái Nguyên. D. Hạ Long.
Câu 3. Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ của nước ta, ngoài thủy lợi thì biện pháp quan trọng tiếp theo là
A. áp dụng cơ giới hóa và điện khí hóa, hóa học hóa trong sản xuất.
B. nâng cao trình độ cho nguồn lao động, đầu tư vốn, công nghệ hiện đại.
C. thay thế các giống cây trồng cũ bằng giống cây trồng cho năng suất cao.
D. tăng cường phân bón và thuốc trừ sâu, công nghệ hiện đại, vốn.
Câu 4. Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu theo ngành của vùng Đồng bằng sông Hồng ở nước ta là vì?
A. Do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng còn chậm, chưa phát huy được thế mạnh của vùng.
B. Do tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú.
C. Do sức ép dân số đối với kinh tế-xã hội và môi trường.
D. Do đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.
Câu 5. Cho biểu đồ:
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO VÙNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014.
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác phân theo vùng ở nước ta giai đoạn 2000 - 2014.
A. Tỉ trọng các vùng còn lại của nước ta có xu hướng tăng.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ có tỉ trọng lớn thứ hai.
C. Đồng bằng sông Cửu Long luôn là vùng có sản lượng thủy sản khai thác đứng đầu cả nước.
D. Hai vùng có tỉ trọng lớn nhất đều có xu hướng tăng.
Câu 6 Ở nước ta, khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải là:
A. tài nguyên khoáng sản hạn chế. B. nhiều loại đất thiếu dinh dưỡng.
C. gió mùa Đông Bắc và sương muối. D. mùa khô kéo dài.
Câu 7. Ở nước ta, loại khoáng sản đáng kể ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. đá vôi, than bùn. B. bôxit, quặng sắt.
C. dầu khí, than đá. D. đá vôi, than nâu.
Câu 8. Ở nước ta, Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với vùng nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Vịnh Bắc Bộ.
Câu 9. Cho biểu đồ:
Biểu đồ đã cho biểu hiện nội dung nào sau đây?
A. Tình hình phát triển hiện trạng sử dụng đất ở nước ta.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng của nước ta.
C. Quy mô và sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng của nước ta.
D. Cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng của nước ta.
Câu 10. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN Ở NƯỚC TA NĂM 2013
(Đơn vị: nghìn ha)
Loại cây | Trung du và miền núi Bắc Bộ | Tây Nguyên |
Cây công nghiệp lâu năm | 142,4 | 969,0 |
Cà phê | 15,5 | 573,4 |
Chè | 96,9 | 22,9 |
Cao su | 30,0 | 259,0 |
Cây khác | 0 | 113,7 |
Từ bảng số liệu trên có thể thấy: So với Tây Nguyên thì Trung du - miền núi Bắc Bộ có
A. diện tích trồng cao su thấp hơn 6,5 lần.
B. diện tích trồng chè và diện tích trồng cà phê lớn hơn.
C. diện tích trồng cà phê lớn hơn 40 lần.
D. diện tích trồng chè lớn hơn 4,2 lần.
Câu 11 Ở nước ta, việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không có ý nghĩa nào sau đây:
A. Góp phần điều tiết lũ trên các con sông và thực hiện vấn đề thủy lợi.
B. Tạo thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy.
C. Tạo ra các cảnh quan có giá trị du lịch, nuôi trồng thủy sản.
D. Tạo điều kiện phát triển năng lượng và khai thác, chế biến khoáng sản.
Câu 12 Ở nước ta, Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do
B. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ.
C. có nhiều vũng vịnh rộng.
D. có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn.
A. Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra cả nước.
B. Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh/ thành phố và tương đối ổn định theo thời gian.
C. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.
D. Có tỉ trọng lớn trong GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển kinh tế nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
Câu 14 Ở nước ta, điều kiện tự nhiên thuận lợi hàng đầu để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là:
A. khí hậu cận xích đạo, khô nóng quanh năm.
B. đất badan giàu dinh dưỡng, khí hậu cận xích đạo.
C. đất feralit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng.
D. đất badan có tầng phong hóa dày, mưa theo mùa.
Câu 15 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng của Đông Nam Bộ là
A. Biên Hòa. B. Vũng Tàu.
C. Thủ Dầu Một. D. TP Hồ Chí Minh.
Câu 16 Ở nước ta, đặc điểm không đúng về vị trí địa lí của Duyên hải Nam Trung Bộ là
B. cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. giáp Biển Đông rộng lớn.
D. cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.
A. Nông, lâm nghiệp, thủy sản. B. Kinh tế biển.
C. Dịch vụ. D. Công nghiệp và xây dựng.
Câu 18 Phương hướng quan trọng nhất để khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời - vùng biển - vùng thềm lục địa nước ta là:
A. đẩy mạnh chế biến tại chỗ. B. trang bị vũ khí quân sự.
C. đánh bắt xa bờ. D. đánh bắt ven bờ.
Câu 19 Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên của nước ta là
B. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
C. xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh.
D. thay đổi giồng cây trồng.
A. giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội của vùng.
B. tạo cơ cấu ngành và thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian của vùng.
C. khai thác tiềm năng to lớn của cả đất liền và biển của vùng.
D. tạo ra cơ cấu ngành kinh tế của vùng.
Câu 21 Ở nước ta, ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. dãy núi Bạch Mã (đèo Hải Vân). B. dãy núi Hoành Sơn (đèo Ngang).
C. sông Bến Hải. D. sông Gianh.
Câu 22 Ở nước ta, tỉnh/thành phố phát triển mạnh loại hình du lịch biển- đảo của vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. Nam Định. B. Thái Bình.
C. Hải Phòng. D. Ninh Bình.
Câu 23 Ở nước ta, thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là:
A. đất đai màu mỡ. B. có một mùa đông lạnh kéo dài.
C. it thiên tai, dịch bệnh. D. nguồn nước dồi dào.
Câu 24 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết trong tỉnh nào của vùng Tây Nguyên trồng nhiều cà phê nhất?
A. Lâm Đồng. B. Gia Lai.
C. Đắk Nông. D. Đắk Lắk
Câu 25 Ở nước ta, vấn đề được quan tâm nhất khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của Đông Nam Bộ là:
A. kĩ thuật. B. năng lượng. C. lao động. D. khí hậu.
Câu 26 Phương hướng chủ yếu hiện nay đối với vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta là
A. xây dựng hệ thống đê bao để ngăn lũ. B. chủ động sống chung với lũ.
C. đào thêm kênh rạch để thoát lũ nhanh D. trồng rừng ở thượng nguồn để chống lũ.
Câu 27 Ở nước ta, tỉnh thuộc Tây Nguyên mà giáp với cả Lào và Campuchia là
A. Kom Tum. B. Đăk Lắk.
C. Gia Lai. D. Đăk Nông.
Câu 28 Ở nước ta, những huyện đảo nào sau đây thuộc thành phố Hải Phòng:
A. Huyện đảo Cát Hải, Bạch Long Vỹ. B. Huyện đảo Cát Hải, Vân Đồn.
C. Huyện đảo Cát Hải, Cồn Cỏ. D. Huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô.
Câu 29 Dựa vào bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Ở NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2014 (Đơn vị: nghìn tấn)
Vùng
Hoạt động | Bắc trung Bộ | Duyên hải Nam Trung Bộ | ||
Năm 2010 | Năm 2014 | Năm 2010 | Năm 2014 | |
Nuôi trồng | 97,1 | 138,0 | 77,9 | 86,4 |
Khai thác | 240,9 | 328,0 | 670,3 | 845,7 |
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Vùng Bắc Trung Bộ có sản lượng khai thác lớn hơn vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
B. Vùng Bắc Trung Bộ có sản lượng nuôi trồng nhỏ hơn vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
C. Cả hai vùng sản lượng thủy sản đều không tăng.
D. Vùng Bắc Trung Bộ có sản lượng thủy sản nhỏ hơn vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Câu 30 Ở nước ta, tỉnh duy nhất của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có biển là:
A. Lào Cai. B. Bắc Giang. C. Lạng Sơn. D. Quảng Ninh.
Câu 31 Dựa vào bảng số liệu:
DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ở NƯỚC TA NĂM 2013
Vùng | Dân số (nghìn người) | Sản lượng (nghìn tấn) |
Đồng bằng sông Hồng | 20439,4 | 6566,3 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 17478,9 | 25245,6 |
Từ bảng số liệu trên có thể thấy bình quân sản lượng lúa theo đầu người năm 2013 của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là
A. 365,1 kg/người và 1443,3 kg/người. B. 345,1 kg/người và 1444,3 kg/người.
C. 321,3 kg/người và 1444,3 kg/người. D. 321,3 kg/người và 1450,3 kg/người.
Câu 32 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về GDP và cơ cấu GDP phân theo ngành của ba vùng kinh tế trọng điểm?
A. Ngành nông, lâm, thủy sản ở vùng KTTĐ miền Trung có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng.
B. Quy mô GDP lớn nhất là vùng KTTĐ phía Bắc.
C. Ngành dịch vụ ở vùng KTTĐ phía Bắc có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng.
D. Ngành công nghiệp và xây dựng ở vùng KTTĐ phía Nam có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng.
II- PHẦN TỰ LUẬN (2,0 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm): Nêu khái quát những nét đặc trưng về ưu thế và sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.
Câu 2. (0,5 điểm): Giải thích tại sao cần phải kiên quyết bảo vệ vùng đặc quyền về kinh tế của nước ta trên Biển Đông?
Câu 3. (1,0 điểm): Trong tài liệu Địa lí Hải Phòng có đoạn viết "Hải Phòng là một trong năm địa phương có quy mô công nghiệp lớn nhất nước ta", vậy hiện nay Hải Phòng có cần phát triển công nghiệp theo chiều sâu không? Em hãy cho biết ý kiến của mình. Vì sao em có ý kiến đó và hãy đưa ra phương hướng giải quyết ý kiến của mình.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8,0 điểm)
1. C 2. D 3. C 4. A 5. D 6. C 7. A 8. C 9. D 10. D | 11. B 12. A 13. B 14. B 15. D 16. A 17. D 18. C 19. C 20. B | 21. A 22. C 23. B 24. D 25. B 26. B 27. A 28. A 29. D 30. D 31. C 32. B |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (2,0 điểm)
Câu 1. Nêu khái quát những nét đặc trưng về ưu thế và sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.
- Có nhiều ưu thế về vị trí, nguồn lao động lành nghề, CSVCKT, chính sách phát triển phù hợp, thu hút được các nguồn lực trong và ngoài nước..
- Vùng có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn các vùng khác trong cả nước, tốc độ tăng trưởng cao.
Câu 2. Giải thích tại sao cần phải kiên quyết bảo vệ vùng đặc quyền về kinh tế của nước ta trên Biển Đông?
- Vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam trên Biển Đông là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của nước ta.
- Vùng đặc quyền kinh tế có y nghĩa to lớn về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
Câu 3. Em hãy cho biết ý kiến của mình. Vì sao em có ý kiến đó và hãy đưa ra phương hướng giải quyết ý kiến của mình.
HS có thể trả lời có hoặc không, nhưng HS phải đưa ra lí do phù hợp
Ví dụ:
a. HP cần phát triển ngành CN theo chiều sâu vì
- Hải Phòng hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp (c/m. vị trí, tài nguyên và nguồn nguyên liệu, KT-XH..)
- Sự phát triển công nghiệp của vùng chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của vùng.
b. Phương hướng
- Phát triển nguồn điện để tạo điều kiện cho ngành CN phát triển (dẫn chứng...)
- Tập trung phát triển các ngành CN trọng điểm mà HP có thế mạnh...
- Cần tạo điểm đến cho các Nhà đầu tư để thu hút vốn cho ngành CN...
- Chính sách phát triển CN hợp lí.
- Cần phải luôn quan tâm đến vấn đề môi trường.
(Tuỳ theo cách viết của học sinh nếu hợp lí vẫn cho tối đa điểm)