Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016 là đề kiểm tra học kì 2 lớp 12 môn Địa có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu hữu ích được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là đề thi ôn tập cuối năm môn Địa hữu ích dành cho các bạn học sinh. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỚP 12

MÔN: ĐỊA LÍ, NĂM HỌC 2015-2016

Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề thi gồm: 1 trang)

Câu 1: (3,5 điểm)

Hãy phân tích khả năng về tự nhiên và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?

Câu 2: (3,5 điểm)

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng trong tương lai?

Câu 3: (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

Diện tích rừng bị chặt phá phân theo các vùng giai đoạn 1995 - 2009

(Đơn vị: ha)

Vùng

1995

2009

Đồng bằng Sông Hồng

1150

85

Tây Nguyên

101340

7148

Đồng Bằng Sông Cửu Long

25920

180

a) Vẽ biểu cột ghép so sánh diện tích rừng bị chặt phá phân theo các vùng ở nước ta giai đoạn 1995 - 2009.

b) Nhận xét diện tích rừng bị chặt phá của các vùng .

Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12

Câu 1: (3,5 điểm) Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?

  • Khả năng phát triển:
    • Phần lớn là đất feralít trên đá phiến, đá vôi; đất phù sa cổ ở trung du,... (0,5)
    • Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh (0,5)
    • Thuận lợi phát triển cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. (0,5)
  • Hiện trạng phát triển:
    • Chè: là vùng chuyên canh lớn nhất nước ta, chiếm 60% diện tích và sản lượng cả nước, nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái. (1,0)
    • Cây dược liệu: quế, tam thất, hồi, đỗ trọng,...và cây ăn quả: mận, đào, lê...trồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn. (0,5)
    • Ở Sapa trồng rau vụ đông và sản xuất hạt giống quanh năm. (0,5)

Câu 2: (3,5 điểm) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng trong tương lai?

  • Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng còn chậm. (0,5)
  • Giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III. (0,5)
  • Trước 1990, khu vực I chiếm tỷ trọng cao nhất (49,5%). Năm 2005, khu vực III chiếm tỷ trọng cao nhất (45%). (0,5)

Định hướng:

  • Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. (0,5)
  • Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:
    • Trong khu vực I: Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản. (0,5)
    • Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa vào thế mạnh về tài nguyên và lao động: công nghiệp chế biến LT-TP, dệt may, da giày, cơ khí, điện tử,... (0,5)
    • Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,... (0,5)

Câu 3: (3,0 điểm)

a. Vẽ biểu đồ (2,0)

Vẽ biểu đồ cột ghép mỗi năm ghép thành 1 nhóm (vẽ các loại biểu đồ khác không cho điểm)

Lưu ý: vẽ chính xác, có tên biểu đồ, bảng chú thích, ghi số liệu lên các cột, đơn vị.

(nếu sai, thiếu một trong các yếu tố trên trừ 0,25 điểm)

b. Nhận xét:

  • Từ năm 1995 - 2009 diện tích rừng bị chặt phá của các vùng ở nước ta đều giảm nhưng tốc độ giảm không đều nhau giữa các vùng (0,5)
  • Vùng có diện tích rừng bị chặt phá lớn nhất là Tây Nguyên (dẫn chứng). Vùng có diện tích rừng bị chặt phá thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng). (0,25)
  • Vùng có diện tích rừng bị chặt phá giảm nhiều nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (dẫn chứng). Vùng có diện tích rừng bị chặt phá giảm ít nhất là Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng). (0,25)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Địa

    Xem thêm