Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015 có 3 câu hỏi và đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Địa hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, giúp các bạn củng cố và luyện tập môn Địa hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm 2014 - 2015
Các chuyên đề xếp loại A tại trại hè Hùng Vương lần thứ XI năm 2015
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II-NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH: THPT Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề có 01 trang, gồm có 03 câu. |
Câu 1. (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Du lịch), chứng minh rằng ngành du lịch nước ta phát triển nhanh trong giai đoạn 1995 - 2007. Hãy kể tên các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia của Việt Nam.
Câu 2. (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Kể tên các tỉnh của Tây Nguyên.
b. Trình bày thế mạnh và thực trạng khai thác lâm sản ở Tây Nguyên. Nêu các giải pháp để phát triển lâm nghiệp của vùng.
Câu 3. (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VIỆT NAM
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm | 1996 | 2000 | 2005 | 2012 |
Khai thác than | 3350,1 | 4143,1 | 15589,2 | 70209,8 |
Khai thác dầu thô, khí tự nhiên | 15002,7 | 45401,6 | 86379,1 | 268390,4 |
Khai thác quặng kim loại | 412,2 | 427,0 | 1440,2 | 10885,7 |
(Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013)
a. Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp khai thác nói trên của nước ta giai đoạn 1996 - 2012. (Cho năm đầu = 100%)
b. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp khai thác của nước ta giai đoạn 1996 - 2012.
c. Nhận xét tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp khai thác giai đoạn nói trên và giải thích.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam chứng minh rằng ngành du lịch nước ta phát triển, kể tên các trung tâm du lịch.
* Chứng minh:
- Tổng số khách du lịch tăng nhanh: từ 6.9 triệu lượt lên 23,3 triệu lượt.
- Khách quốc tế: từ 1,4 triệu lên 4,2 triệu lượt.
- Khách nội địa: từ 5,5 triệu lên 19,1 triệu lượt.
- Doanh thu tăng từ 8 lên 56 tỉ đồng.
* Các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng.
Câu 2: Kể tên....thế mạnh và thực trạng, giải pháp...ở Tây Nguyên.
Kể tên các tỉnh: Kon Tum, Đắc Lắc, Gia Lai, Đắc Nông, Lâm Đồng.
* Thế mạnh và thực trạng:
- Diện tích rừng lớn (vào đầu thập kỉ 90, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ).
- Còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ, mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).
- Tài nguyên rừng bị suy giảm.
- Nạn phá rừng gia tăng, làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ thấp nước ngầm về mùa khô.
- Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài vùng dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến...
* Giải pháp:
- Ngăn chặn nạn phá rừng.
- Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
- Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng.
- Đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
Câu 3: Vẽ biểu đồ... Nhận xét, giải thích.
* Tính tốc độ tăng trưởng:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT
MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC CỦA NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 1996 – 2012
(Đơn vị: %)
Năm | 1996 | 2000 | 2005 | 2012 |
Khai thác than | 100,0 | 123,7 | 465,3 | 2095,8 |
Khai thác dầu thô, khí tự nhiên | 100,0 | 302,6 | 575,8 | 1788,9 |
Khai thác quặng kim loại | 100,0 | 103,6 | 349,4 | 2640,9 |
* Vẽ biểu đồ: Vẽ 3 đường biểu diễn than và dầu thô, khí tự nhiên, quặng kim loại giai đoạn 1996 - 2012.
* Nhận xét:
- Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp khai thác đều tăng mạnh, nhất là từ năm 2005 đến 2012.
- Tăng nhanh nhất là giá trị sản xuất của khai thác quặng kim loại, tiếp đến là của than, dầu thô và khí tự nhiên.
* Giải thích:
- Do nhu cầu lớn về nguyên, nhiên liệu của các ngành công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá; do đẩy mạnh xuất khẩu.
- Các ngành tăng nhanh do sản lượng khai thác tăng để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời giá cả trên thị trường tương đối cao.