Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 8 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Giáo dục công dân

Để không bỡ ngỡ khi bước vào kì thi học kì 2 các bạn học sinh lớp 8 hãy nhanh tay tải ngày: Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 8 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017. Đề thi giúp các bạn củng cố kiến thức, tích lũy kinh nghiệm giải đề.

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 8 trường THCS Chân Lý, Hà Nam năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 8 trường THCS Tân Đức, Thái Nguyên năm học 2016 - 2017

PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

A. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm)

Câu 1. Người có quyền khiếu nại là ai?

A. Mọi công dân, tổ chức biết về việc làm trái pháp luật gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước.
B. Người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại.
C. Người chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật.
D. Người biết về việc làm trái pháp luật gây thiệt hại đến tài sản của công dân.

Câu 2. Để phòng ngừa tai nạn về cháy, nổ chúng ta nên làm gì?

A. Cẩn thận khi sử dụng bếp ga, bếp điện.
B. Sử dụng điện thoại tại các điểm bán xăng.
C. Dùng thuốc nổ để làm pháo.
D. Sử dụng điện để bẫy chuột bảo vệ hoa màu.

Câu 3. Việc làm nào dưới đây không thể hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước?

A. Bảo vệ, giữ gìn, quản lí tốt tài sản nhà nước được giao quản lí.
B. Nhắc nhở mọi người sử dụng tiết kiệm điện, nước trong cơ quan.
C. Sử dụng tài sản được giao đúng mục đích theo quy định của cơ quan, đơn vị.
D. Tranh thủ sử dụng tài sản Nhà nước giao quản lí để thu lợi cho cá nhân.

Câu 4. Pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp nào?

A. Thuyết phục.
B. Tuyên truyền, giáo dục.
C. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
D. Bắt buộc.

B. Phần tự luận (8,0 điểm)

Câu 1.

Quyền tự do ngôn luận là gì? Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?

Có ý kiến cho rằng học sinh còn nhỏ chưa được phép và chưa có khả năng thực hiện quyền tự do ngôn luận. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 2.

Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, điều đó thể hiện như thế nào? Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?

Câu 3.

Cho tình huống sau: Nam nhặt được chiếc ví trong đó có giấy tờ và một số tiền. Nam đã vứt các giấy tờ đi, còn tiền thì Nam giữ lại để tiêu sài.

Câu hỏi:

a) Vận dụng hiểu biết về quyền sở hữu của công dân, em hãy cho biết hành vi của Nam là đúng hay sai? Vì sao?

b) Nếu là Nam, trong trường hợp này, em sẽ làm gì?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 8

A. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

A

D

C

Thang điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

B. Phần tự luận: (8,0 điểm)

Câu 1

  • Quyền tự do ngôn luận: Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
  • Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách:
    • Góp ý kiến trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ họp dân phố, thôn, xóm, phường, xã, trường, lớp...), trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài).
    • Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân.
    • Góp ý vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước.
  • Không tán thành ý kiến đó. Vì học sinh tuy nhỏ nhưng cũng là một công dân nên có quyền tự do ngôn luận. Học sinh có thể thực hện quyền tự do ngôn luận tùy theo sự hiểu biết của mình bằng cách tích cực tham gia đóng góp kiến trong các cuộc họp ở lớp, ở trường; khi thấy có vấn đề, có ý kiến muốn đề xuất có thể kiến nghị với nhà trường hoặc gửi cho báo, đài.

Câu 2

  • Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, điều đó có nghĩa: Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
  • Hiến pháp do Quốc hội xây dựng theo trình tự, thủ tục đặc biệt, được quy định trong Hiến pháp.

Câu 3

a, Hành vi của Nam là sai.

Giải thích:

  • Quyền sở hữu công dân gồm 3 quyền cụ thể là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Nam không phải là chủ sở hữu chiếc ví nên không có quyền gì đối với chiếc ví.
  • Nghĩa vụ của công dân là phải tôn trọng tài sản của người khác.

b, Nếu là Nam, em sẽ: Giữ nguyên chiếc ví và tìm cách trả lại cho người mất, cụ thể:

  • Nếu có điều kiện, theo địa chỉ trên giấy tờ tìm đến trao tận tay người mất.
  • Tìm cách báo cho người mất ví đến nhận lại.
  • Nhờ thầy cô giáo chuyển cho người mất.
  • Nộp cho cơ quan công an.
Đánh giá bài viết
31 9.582
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 8 môn GDCD

    Xem thêm