Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 9 phòng GD&ĐT Triệu Phong, Quảng Trị năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 9
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 9 phòng GD&ĐT Triệu Phong, Quảng Trị năm 2015 - 2016 có đáp án kèm theo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 9 nhằm học tốt môn Vật lý, ôn tập lại kiến thức và tự luyện tập nhằm đạt điểm cao trong các bài thi giữa kì, thi cuối kì. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học 2015-2016
Môn: Vật lí - Lớp 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm) Khi chiếu ánh sáng trắng đến tấm lọc màu đỏ, chiếu ánh sáng xanh đến tấm lọc màu đỏ thì thu được kết quả như thế nào? Tại sao?
Câu 2: (1 điểm) Tại sao không thể dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy biến thế?
Câu 3: (2 điểm)
Điểm cực cận là gì? Điểm cực viễn là gì?
Nêu những biểu hiện của mắt cận và giải thích cách khắc phục mắt cận.
Câu 4: (2 điểm) Một máy biến thế có cuộn sơ cấp quấn 10 000 vòng, cuộn thứ cấp quấn 50 000 vòng, đặt ở đầu đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 10 000 kW. Biết hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là 500 kV.
a. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp.
b. Biết đường dây tải điện dài 200km, dây dẫn tải điện cứ 1 km chiều dài có điện trở 0,3 ôm. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.
Câu 5: (3 điểm) Đặt một vật sáng AB, có dạng một mũi tên dài 10cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 30cm. Thấu kính có tiêu cự 15cm.
a. Hãy dựng ảnh của vật theo đúng tỉ lệ xích và nêu tính chất của ảnh.
b. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 9
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Nguyễn Văn Tư, Mỏ Cày Bắc năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 trường THCS Bình Giang, Hòn Đất năm 2015 - 2016
Câu 1: (2 điểm)
- Khi chiếu ánh sáng trắng đến tấm lọc màu đỏ thì ta thu được ánh sáng có màu đỏ vì trong ánh sáng trắng có nhiều ánh sáng màu mà tấm lọc màu đỏ hấp thụ tốt các ánh sang màu khác và hấp thụ kém ánh sang màu đỏ nên cho ánh sang màu đỏ đi qua. (1đ)
- Khi chiếu ánh sáng xanh đến tấm lọc màu đỏ thì ta thấy tối (đen) vì tấm lọc màu đỏ hấp thụ tốt ánh sáng màu xanh nên không cho ánh sáng màu xanh đi qua. (1đ)
Câu 2: (1 điểm)
Vì nếu đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp một hiệu điện thế một chiều thì cuộn dây sơ cấp quấn quanh lõi sắt trở thành nam châm điện một chiều, nên số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thứ cấp tăng từ 0 đến một giá trị xác định và không thay đổi nên làm xuất hiện ở hai đầu cuộn dây thứ cấp một dòng điện cảm ứng một chiều trong thời gian rất ngắn.
Câu 3: (2 điểm)
Điểm cực cận là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ khi mắt đã điều tiết tối đa. (0,5đ)
Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà mắt còn nhìn rõ khi không điều tiết. (0,5đ)
Biểu hiện của mắt cận: Chỉ nhìn rõ những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa. Điểm cực cận và điểm cực viễn gần hơn mắt bình thường. (0,5đ)
Cách khắc phục mắt cận: (0,5đ)
- Đeo kính nhằm nhìn rõ như mắt bình thường.
- Khi đeo kính, mắt chỉ nhìn rõ ảnh của vật.
- Ảnh của vật là ảnh ảo, cùng chiều và gần mắt hơn vật.
- Vậy kính cần đeo là thấu kính phân kì.
Câu 4: (2 điểm)
a. Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây sơ cấp:
b. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây:
Hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây tải điện chính là hiệu điện thế lấy ra ở hai đầu cuộn dây thứ cấp. (0,25đ)
Điện trở của đường dây: R = 0,3.2.200 = 120 (Ω) = 0,12(kΩ) (0,25đ)
Câu 5: (3 điểm)
a. Vẽ hình theo đúng tỉ lệ xích. (1đ)
Tính chất ảnh: Ảnh thật, ngược chiều, bằng vật. (0,5đ)
b, Hs sử dụng kiến thức hình học thông qua hình vẽ
Tính được A'O = 30 cm (0,75đ)
Tính được A'B' = 10 cm (0,75đ)