Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học lớp 10
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016. Đây là tài liệu hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 10 đang trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi. Mời các bạn tham khảo.
650 câu trắc nghiệm Sinh học lớp 10 theo từng chương
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 tỉnh Hải Dương năm học 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 trường THPT Mỹ Đức A, Hà Nội năm học 2015 - 2016
SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2015 - 2016 Môn: SINH HỌC LỚP 10 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1 (1,0 điểm)
Phân biệt quá trình tổng hợp ATP và sử dụng ATP ở ti thể và lục lạp (nơi tổng hợp, nguồn năng lượng, mục đích sử dụng)
Câu 2 (1,0 điểm)
Khảo sát thành phần hóa học các axit nucleic của 5 loài sinh vật, người ta thu được tỉ lệ phần trăm các loại nucleotit của 5 loài sinh vật, người ta thu được tỉ lệ phần trăm các loại nucleotit của axit nucleic ở các loài này như sau:
Nucleotit Loài | A | G | T | X | U |
I | 21 | 29 | 21 | 29 | 0 |
II | 29 | 21 | 29 | 21 | 0 |
III | 21 | 21 | 29 | 29 | 0 |
IV | 21 | 29 | 0 | 29 | 21 |
V | 21 | 29 | 0 | 21 | 29 |
Câu 3 (2,0 điểm)
a. Có 6 ảnh chụp các tế bào, trong đó có 2 tế bào chuột, 2 tế bào lá đậu, 2 tế bào vi khuẩn E.coli. Nếu chỉ có các ghi chú quan sát sau đây từ các hình, em có thể phát hiện ảnh nào thuộc đối tượng nào không?
- Hình A: Lục lạp, riboxom
- Hình B: Thành tế bào, màng sinh chất và riboxom
- Hình C: Ti thể, thành tế bào, màng sinh chất
- Hình D: Màng sinh chất, riboxom
- Hình E: Lưới nội chất và nhân
- Hình F: Các vi ống, bộ máy gôngi
b. Nêu những điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Câu 4 (1,0 điểm)
a. Tại sao virut thực vật không tự xâm nhập được vào trong tế bào? Bằng cách nào chúng xâm nhập vào tế bào và lan sang các tế bào khác trong cùng một cơ thể?
b. Tại sao trong môi trường sống và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh?
Câu 5 (1,0 điểm)
Tại sao nói: "Dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật". Nếu nuôi cấy không liên tục thì dựa vào đường cong sinh trưởng em sẽ thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào thích hợp?
Câu 6 (1,0 điểm)
a. Trong quá trình làm sữa chua, vì sao sữa đang ở trạng thái lỏng trở thành sệt?
b. Vì sao ăn sữa chua lại có ích cho sức khoẻ?
Câu 7 (2,0 điểm)
Phân biệt vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất? Cho ví dụ minh họa.
Câu 8. (1,0 điểm)
Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A - T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN SINH HỌC LỚP 10
Câu 1
Tiêu chí | Ti thể | Lục lạp |
Nơi tổng hợp | ATP được tổng hợp ở màng trong ti thể | Được tổng hợp ở màng tilacoit |
Nguồn năng lượng | Từ quá trình oxi hóa chất hữu cơ | Từ photon ánh sáng |
Hướng sử dụng | Cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào | Cung cấp cho pha tối |
Câu 2
- Loài I, II AND mạch kép
- III: AND 1 mạch
- IV: ARN 2 mạch
- V: ARN 1 mạch
Câu 3
a. Phát hiện loại tế bào:
- A và C là tế bào của cây đậu vì A có lục lạp, C có thành tế bào và ti thể
- E và F của tế bào chuột vì E có LNC và F có bộ máy gongi
- B và D của vi khuẩn E.coli
b. Những điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và nhân thực
Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực |
1. Kích thước bé, cấu tạo đơn giản 2. Có 1 phân tử ADN trần dạng vòng 3. Chưa có nhân điển hình, chỉ có vùng nhân chứa ADN 4. Tế bào chất chỉ có các bào quan đơn giản. RBX nhỏ hơn. 5. Phương pháp phân bào đơn giản bằng cách phân đôi. | 1. Kích thước lớn hơn, cấu tạo phức tạp 2. ADN + histon tạo nên NST trong nhân 3. Có nhân điển hình: Có màng nhân, trong nhân chứa NST và hạch nhân 4. Tế bào chất chứa các bào quan phức tạp. RBX lớn hơn 5. Phương thức phân bào phức tạp bằng cách giảm phân |
Câu 4
a. Vì thành tế bào thực vật dầy và không có thụ thể. Đa số vi khuẩn xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ vết thương do côn trùng gây nên, qua hạt hoặc qua phấn hoa, qua giun ăn rễ hoặc nấm kí sinh. Lây lan sang tế bào khác nhờ cầu sinh chất.
b. Nhờ hệ thống miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu của cơ thể, giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Chỉ khi cơ thể ta suy giảm hệ miễn dịch lúc đó mới bị mắc bệnh
Câu 5
- Vì dạ dày - ruột luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung và liên tục thải các sản phẩm dị hóa.
- Nếu nuôi vi sinh vật không liên tục, thì dựa vào đường cong sinh trưởng sẽ thu hoạch sinh khối vào cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng.
Câu 6
a/ Sữa từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái sệt là do khi axit lăctíc được hình thành, pH của dung dịch sữa giảm, prôttêin của sữa đã kết tủa.
b/ Trong đường ruột có nhiều loại vi khuẩn có hại (như vi khuẩn gây thối). Khi ăn sữa chua, vi khuẩn lactíc trong sữa chua sẽ ức chế vi khuẩn gây thối phát triển. Vì vậy sữa chua không những cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn đề phòng vi khuẩn gây thối gia tăng, bảo đảm quá trình tiêu hoá bình thường không gây hiện tượng đầy hơi chướng bụng.
Câu 7
- Vận chuyển thụ động là sự vận chuyển các chất qua màng tuân theo cơ chế khuếch tán, không tiêu tốn năng lượng.
VD: Vảy nước vào rau làm rau tươi; Ngâm rau sống vào nước có nhiều muối gây co nguyên sinh cho vi sinh vật, làm cho rau nhanh bị héo
- Vận chuyển chủ động ngược chiều gradient nồng độ, cần có các kênh protein và tiêu tốn năng lượng
VD: Tại ống thận, tuy nồng độ glucozo trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng glucozo trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu
Câu 8
Gen D:
2A + 3G = 3600 . A = 0.3 N → G = 0.2 N → 2 x 0.3 N + 3 X 0.2 N = 3600
N = 3000 → A= T = 900, G = X = 600
Gen d
A = T = 899, G = X = 600
Cặp Dd nguyên phân 1 lần môi trường cung cấp số nu mỗi loại là:
A = T = AD + Ad (21 - 1) = 1799
G = X = GD + Gd (21 - 1) =1200