Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 tỉnh Hải Dương năm học 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 tỉnh Hải Dương năm học 2015 - 2016 có đáp án kèm theo là tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10, giúp các bạn học sinh tự ôn tập kiến thức, làm quen với dạng đề thi học sinh giỏi, nhằm đạt kết quả tốt trong các bài thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi lớp 10 THPT tỉnh Hải Dương năm học 2012 - 2013 môn Sinh học - Có đáp án

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 trường THPT Mỹ Đức A, Hà Nội năm học 2015 - 2016

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HẢI DƯƠNG

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (1,5 điểm)

a) Giải thích vì sao tế bào bình thường ở cơ thể sinh vật nhân thực không thể gia tăng mãi về kích thước?

b) Một người uống một lượng lớn rượu thì chỉ sau một thời gian ngắn trong các tế bào gan có số lượng một loại bào quan tăng gấp vài lần. Hãy cho biết tên, chức năng của bào quan đó.

Câu 2 (1,5 điểm)

a) Vai trò của nước trong quang hợp?

b) Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì để cung cấp cho pha tối?

Câu 3 (1,5 điểm)

a) Cho đồ thị sau:

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học lớp 10

Em hãy đưa ra nhận xét, từ đó rút ra kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính của enzim.

b) Tại sao các biện pháp bảo quản nông phẩm đều hướng tới việc làm giảm cường độ hô hấp?

Câu 4 (1,5 điểm)

a) Một cơ thể động vật có kiểu gen Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học lớp 10 giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?

b) Theo lí thuyết, 3 tế bào sinh tinh của một cơ thể động vật có kiểu gen Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học lớp 10 giảm phân xảy ra trao đổi chéo và không xảy ra đột biến thì có thể tạo ra tối đa là bao nhiêu loại tinh trùng?

c) 3 tế bào sinh tinh của một cơ thể động vật có kiểu gen Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học lớp 10. Trong đó tế bào thứ nhất giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo; tế bào thứ hai giảm phân chỉ xảy ra trao đổi chéo giữa B và b và không xảy ra đột biến; tế bào thứ ba giảm phân không xảy ra trao đổi chéo, không bị đột biến gen, không bị đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, ở giảm phân I có cặp nhiễm sắc thể DE/de không phân li, cặp nhiễm sắc AB/ab phân li bình thường, giảm phân II diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, 3 tế bào sinh tinh trên giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? Viết kiểu gen của những loại tinh trùng đó.

Câu 5 (1,5 điểm)

a) Hãy nêu 2 sự kiện trong giảm phân bình thường dẫn đến việc hình thành nhiều loại giao tử khác nhau. Giải thích?

b) Tại sao nói quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh có vai trò duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài?

Câu 6 (1,0 điểm)

Tiến hành nuôi cấy 3 chủng vi khuẩn (kí hiệu I, II, III) trong các môi trường (kí hiệu A, B, C) thu được kết quả như sau:

Môi trường

Thành phần môi trường nuôi cấy

Chủng I

Chủng II

Chủng III

A

NaCl, (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, CaCl2, chiếu sáng và sục khí CO2.

-

+

+

B

NaCl, (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, CaCl2, che tối và sục khí CO2.

-

+

-

C

NaCl, (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, CaCl2, cao thịt bò, che tối.

+

-

-

Chú thích: (+) Vi khuẩn mọc (sinh trưởng và phát triển), (-) Vi khuẩn không mọc.

a) Hãy xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn trên?

b) Chủng I phát triển trên mặt thoáng của ống nghiệm có môi trường C. Khi bổ sung thêm KNO3 vào ống nghiệm thì chủng I phát triển được cả ở mặt thoáng và trong toàn bộ ống nghiệm. Hãy giải thích hiện tượng trên.

Câu 7 (1,5 điểm)

a) Trong các kiểu dinh dưỡng cơ bản của sinh vật, những kiểu dinh dưỡng nào chỉ có ở vi khuẩn? Những kiểu dinh dưỡng này có đặc điểm gì về nguồn năng lượng và nguồn cacbon.

b) Nhược điểm của phương pháp nuôi cấy không liên tục trong công nghệ vi sinh là gì?

c) Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10

Câu 1 (1,5 điểm)

a) (0,75 điểm) Giải thích vì sao tế bào bình thường ở cơ thể sinh vật nhân thực không thể gia tăng mãi về kích thước?

  • Khi có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm làm giảm tốc độ trao đổi chất của tế bào với môi trường.
  • Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên trong tế bào cũng cần nhiều thời gian hơn.
  • Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín hiệu từ bên ngoài cũng sẽ chậm hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin hoá học.

b) (0,75 điểm) Một người uống một lượng lớn rượu thì chỉ sau một thời gian ngắn trong các tế bào gan có số lượng một loại bào quan tăng gấp vài lần. Hãy cho biết tên, chức năng của bào quan đó.

  • Rượu là chất độc với cơ thể và các tế bào gan có chức năng khử độc. Bào quan trong tế bào gan có chức năng khử độc là lưới nội chất trơn.
  • Lưới nội chất trơn có vai trò:
    • Khử độc:
    • Tổng hợp lipit.
    • Chuyển hóa đường

Câu 2 (1,5 điểm)

a) (0,75 điểm) Vai trò của H2O trong quang hợp?

  • Bù êlectron cho diệp lục.
  • Cung cấp H+ để hình thành NADH từ NAD+
  • Hình thành O2

b) (0,5 điểm) Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì để cung cấp cho pha tối?

  • Pha sáng của quang hợp diễn ra ở tilacoit.
  • Sản phẩm của pha sáng cung cấp cho pha tối là:
    • NADPH.
    • ATP

Câu 3 (1,5 điểm)

a) (0,75 điểm)

  • Nhận xét:
    • Trong khoảng nhiệt độ từ 10oC đến 37oC thì nhiệt độ tăng thì hoạt tính của enzim tăng.
    • Khi nhiệt độ vượt quá nhiệt độ tối ưu (> 37oC), enzim dần dần bị mất hoạt tính.
  • Kết luận: Mỗi loại enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.

b) (0,75 điểm) Tại sao các biện pháp bảo quản nông phẩm đều hướng tới việc làm giảm cường độ hô hấp?

  • Hô hấp làm tiêu hao lượng chất hữu cơ trong sản phẩm là giảm chất lượng nông phẩm.
  • Hô hấp làm tăng nhiệt độ môi trường bảo quản, làm tăng tốc độ quá trình hô hấp của đối tượng cần bảo quản.
  • Hô hấp làm tăng độ ẩm không khí tạo điều kiện cho hoạt động vi sinh vật, vi sinh vật phân giải làm nông phẩm hỏng nhanh.
  • Hô hấp mạnh làm giảm O2 tăng CO2, quá trình hô hấp chuyển sang phân giải kị khí làm nông sản hỏng nhanh.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 10

    Xem thêm