Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 năm học 2014 - 2015 tỉnh Tây Ninh
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 năm học 2014 - 2015 tỉnh Tây Ninh là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Địa lý 12 cũng như tham khảo làm thử đề học sinh giỏi, làm quen nhiều đề học sinh giỏi. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm 2014-2015
Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 - 2012 môn Địa lý lớp 12 Bổ túc THPT
Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2012 - 2013 môn Địa lý lớp 12 Bảng A (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2014 – 2015
Ngày thi: 24 tháng 9 năm 2014
Môn thi: ĐỊA LÍ
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm)
a. So sánh độ dài ngày và đêm ở một số vĩ độ theo bảng dưới đây:
Vĩ độ | Ngày 22/6 | Ngày 22/12 |
66033’ B | ||
23027’ B | ||
00 |
b. Dựa vào hình vẽ dưới đây và kiến thức đã học, hãy trình bày sự hình thành và hoạt động của gió đất, gió biển.
c. Khí hậu Trái Đất có xu hướng nóng lên, điều đó tạo ra những tác động nào đến ngành nông nghiệp các nước ở đới nóng?
Câu 2: (2 điểm)
a. Phân tích mối quan hệ dân cư với sự phát triển kinh tế - xã hội.
b. Tại sao lao động trong các ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ thấp?
Câu 3: (3 điểm)
Căn cứ Atlat Địa lý việt Nam và các kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày thế mạnh của đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
b. Trình bày các hướng địa hình chính và ảnh hưởng của nó đến khí hậu nước ta.
c. Vì sao nói "Việt Nam nằm ở vị trí tiếp xúc giữa nhiều hệ thống tự nhiên" ?
Câu 4: (3 điểm)
Căn cứ Atlat Địa lý việt Nam và các kiến thức đã học, hãy:
a. Nêu tác động của Tín phong bán cầu Bắc đối với khí hậu nước ta.
b. Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa gió mùa với gió địa phương (gió biển và gió đất).
c. Trình bày ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
Câu 5: (3 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân bố các thảm thực vật ở nước ta (trừ rừng tre nứa; trảng cỏ, cây bụi và thảm thực vật nông nghiệp).
Câu 6: (3 điểm)
Ngày 02/5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến tọa độ 15029'58" vĩ Bắc - 111012'06" kinh Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) của Việt Nam khoảng 120 hải lý về phía đông. Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của nước ta.
Câu 7: (3 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các khu vực kinh tế ở nước ta.
b. Nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây công nghiệp ở nước ta.
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12
Câu 1: (3 điểm)
a. So sánh độ dài ngày và đêm ở một số vĩ độ: (0,75 điểm)
Vĩ độ | Ngày 22/6 | Ngày 22/12 |
66o33’ B | Ngày dài 24 giờ | Đêm dài 24 giờ |
23o27’B | Ngày dài hơn đêm | Ngày ngắn hơn đêm |
0o | Ngày và đêm có độ dài bằng nhau | Ngày và đêm có độ dài bằng nhau |
b. Sự hình thành và hoạt động (1,0 điểm)
- Gió biển:
- Ban ngày mặt đất hấp thu nhiệt từ bức xạ mặt trời, hình thành áp thấp tạm thời; biển nhận nhiệt chậm hơn, hình thành khu áp cao tạm thời (0,25đ)
- Gió thổi từ biển vào đất liền, gọi là gió biển (0,25đ)
- Gió đất:
- Ban đêm mặt đất tỏa nhiệt nhanh, hình thành áp cao tạm thời; biển ấm hơn nên hình thành khu áp cao tạm thời (0,25đ)
- Gió từ đất liền thổi ra biển , gọi là gió đất (0,25đ)
c. Tác động (1,25 điểm)
- Diện tích hoang mạc sẽ mở rộng, tình trạng hạn hán kéo dài làm thu hẹp thời gian và diện tích canh tác (0,25đ)
- Chi phí cho công tác thuỷ lợi sẽ cao làm tăng giá thành của nông sản (0,25đ)
- Nhiều giống cây trồng vật nuôi sẽ không còn phù hợp, cơ cấu cây trồng - vật nuôi giảm tính đa dạng (0,25đ)
- Băng ở hai cực tan ra làm giảm diện tích trồng trọt, tăng hàm lượng muối trong đất và trong nước ngầm (0,25đ)
- Sản lượng nông nghiệp sẽ giảm đi đáng kể, làm gia tăng nạn suy dinh dưỡng, đói kém (0,25đ)
Câu 2: (2 điểm)
a. Mối quan hệ dân cư với sự phát triển kinh tế - xã hội (1,0 điểm)
- Dân cư là lực lượng sản xuất chính của xã hội, biểu hiện ở chỗ:
- Tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội (0,25đ)
- Có khả năng tác động vào tự nhiên, đưa tự nhiên phục vụ cho sự phát triển (0,25đ)
- Dân cư là đối tượng chính tiêu thụ các sản phẩm xã hội:
- Sự tiêu thụ các sản phẩm làm ra tạo cơ sở quan trọng cho quá trình tái sản xuất của xã hội (0,25đ)
- Chỉ tiêu về sức mua của dân cư được coi là dấu hiệu của sự phát triển kinh tế- xã hội (0,25đ)
b. Nguyên nhân (1,0 điểm)
- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội thấp (0,25đ)
- Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đến các nước này còn yếu (0,25đ)
- Trình độ đô thị hóa thấp, mạng lưới thành phố kém phát triển, tỉ lệ dân thành thị còn thấp (0,25đ)
- Mức sống của nhân dân các nước này còn thấp (0,25đ)
Câu 3: (3 điểm)
a. Thế mạnh của đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội (1,0 điểm)
- Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản (0,25đ)
- Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thủy sản, khoáng sản và lâm sản (0,25đ)
- Là điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại (0,25đ)
- Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông (0,25đ)
b. Hướng địa hình và sự ảnh hưởng (1,0 điểm)
- Hướng địa hình chính:
- Hướng Tây Bắc - Đông Nam (từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã). (0,25đ)
- Hướng vòng cung (vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam). (0,25đ)
- Ảnh hưởng của hướng địa hình đến khí hậu:
- Hướng địa hình chắn gió, gây hiện tượng khô nóng ở sườn khuất gió và mưa ở sườn đón gió (0,25đ)
- Hướng địa hình tạo điều kiện cho các khối khí xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta (0,25đ)
c. Việt Nam nằm ở vị trí tiếp xúc giữa nhiều hệ thống tự nhiên vì: (1,0 điểm)
- Về mặt kiến tạo, nước ta vừa gắn với Hoa Nam (Trung Quốc), vừa gắn với phần Tây bán đảo Trung Ấn, vừa gắn với Đông Nam Á biển đảo (0,25đ)
- Về mặt khí hậu, Việt Nam là nơi gặp nhau của nhiều khối khí (dẫn chứng ít nhất 2 khối khí) làm cho khí hậu nước ta đa dạng và thất thường (0,25đ)
- Về mặt thủy văn, các lưu vực sông lớn (dẫn chứng ít nhất 2 con sông) có một bộ phận diện tích nằm ngoài lãnh thổ làm cho tổng lượng chảy của sông ngòi Việt Nam có tỷ trọng lớn (0,25đ)
- Về mặt sinh vật, nước ta là nơi giao nhau của các luồng di cư sinh vật từ Hoa Nam xuống, từ Malaixia-Inđônêxia lên, luồng Ấn Độ-Mianma sang vì vậy mà nước ta có sự đa dạng sinh học (0,25đ)
* Chính vì vị trí tiếp xúc giữa nhiều hệ thống tự nhiên mà Việt Nam là nước giàu tài nguyên thiên nhiên.
Câu 4: (3 điểm)
a. Tác động (1,0 điểm)
- Là loại gió thổi quanh năm trên lãnh thổ nước ta nhưng tùy mùa mà tính chất có thay đổi. (0,25đ)
- Vào mùa đông, gió này thổi theo hướng đông bắc, tác động chủ yếu từ phía Nam dãy Bạch Mã trở vào, đem lại lượng mưa lớn cho duyên hải Nam Trung Bộ, tạo ra mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. (0,25đ)
- Từ vĩ độ 160B trở ra, Tín phong hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc, tạo nên những ngày nắng ráo trong mùa Đông ở miền Bắc. (0,25đ)
- Vào mùa hạ, Tín phong thường hội tụ với gió Tây Nam trên đường hội tụ nội chí tuyến, gây ra bão ảnh hưởng đến nước ta. (0,25đ)
b. Giống và khác nhau (1,0 điểm)
- Giống nhau:
- Được hình thành do sự thay đổi nhiệt độ và khí áp. (0,25đ)
- Hướng gió có sự thay đổi ngược chiều nhau theo định kì. (0,25đ)
- Khác nhau:
- Phạm vi: Gió mùa hoạt động ở một số vùng rộng lớn, gió đất và gió biển chỉ ở vùng ven biển. (0,25đ)
- Thời gian: Gió mùa hoạt động theo mùa trong năm, gió đất và gió biển theo ngày - đêm. (0,25đ)
c. Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta (1,0 điểm)
- Khí hậu:
- Biển Đông cung cấp hơi ẩm, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ (0,25đ)
- Khí hậu mang đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn (0,25đ)
- Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển:
- Tạo nên các dạng địa hình đặc trưng của vùng biển nhiệt đới ẩm như vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu,... (0,25đ)
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo (0,25đ)