Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 tỉnh Thanh Hóa năm 2013 - 2014
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 có đáp án
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 tỉnh Thanh Hóa năm 2013 - 2014 gồm 5 câu được làm trong thời gian 180 phút, có đáp án đi kèm, thích hợp để các bạn học sinh lớp 12 ôn tập trước khi tham dự kì thi học sinh giỏi môn Lịch sử hoặc để ôn tập cho kì thi cuối cấp và đại học.
Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 12
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch Sử lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ năm học 2014 - 2015
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC | KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học: 2013 - 2014 Môn thi: Lịch sử Lớp 12 THPT Ngày thi: 20/03/2014 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề này có 05 câu, gồm 01 trang. |
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Lập bảng so sánh về hai tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản và khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam theo các nội dung sau: Tên tổ chức, thời gian thành lập, tôn chỉ mục đích, thành phần tham gia, địa bàn hoạt động, kết quả.
Câu 2 (5,0 điểm):
Qua diễn biến chính của khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền năm 1945 ở nước ta, hãy rút ra đặc điểm về hình thái khởi nghĩa và tính chất của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 3 ( 5,0 điểm):
Trình bày tóm lược ba chiến thắng quân sự lớn của quân đội ta để thấy được những bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6,0 điểm)
Câu 4 (3,0 điểm):
Hãy hoàn thành bảng niên biểu các sự kiện thuộc nội dung phần lịch sử thế giới sau:
TT | Thời gian | Tên sự kiện |
1 | 24/10/1945 | |
2 | 12/03/1947 | |
3 | 08/1948 | |
4 | 09/1948 | |
5 | 01/1949 | |
6 | 01/10/1949 | |
7 | 06/1950 - 07/1953 | |
8 | 08/08/1967 | |
9 | 08/1975 | |
10 | 02/12/1975 | |
11 | 12/1989 | |
12 | 03/10/1990 |
Câu 5 (3,0 điểm):
Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nội dung cơ bản và ý nghĩa của hội nghị đó?
.......................Hết...........................
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
Câu 1:
Hoàn thành bảng so sánh.... | ||
Nội dung | Tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản | Tổ chức cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản |
Tên tổ chức | Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên | Việt Nam Quốc dân đảng |
Thời gian thành lập | Tháng 6/1925 | Ngày 25/12/1927 |
Tôn chỉ, mục đích | Đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai, giải phóng dân tộc (theo con đường vô sản) | Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền (theo con đường tư sản) |
Thành phần tham gia | Thanh niên, học sinh, trí thức yêu nước | Tư sản lớp dưới, binh lính người Việt trong quân đội Pháp... |
Địa bàn hoạt động | Rộng khắp cả nước (hoặc thêm ý: ở nước ngoài) | Chủ yếu ở miền Bắc |
Kết quả | Phân hóa thành 2 tổ chức cộng sản, đi đến hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam | Sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (2/1930), Việt Nam Quốc dân đảng tan rã |
Câu 2: Qua diễn biến chính của khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền năm 1945 ở nước ta, hãy rút ra đặc điểm về hình thái khởi nghĩa và tính chất của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
a. Khởi nghĩa từng phần (Từ tháng 3 - giữa tháng 8/1945)
- Tối 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp.... Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta"....quyết định phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.
- Ở căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng, Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân cùng với quần chúng giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện....
- Đồng thời, làn sóng khởi nghĩa từng phần dâng lên ở nhiều nơi... Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng (11/3)...
b. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Giữa tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã kịp thời chớp thời cơ, quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước....
- Từ 14/8, khởi nghĩa nổ ra ở nhiều xã, huyện thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng....Ngày 18/8: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước.
- Ở Hà Nội, ngày 19/8, khởi nghĩa thắng lợi. Ngày 23/8, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Huế. Ngày 25/8, Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi....Địa phương giành chính quyền cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên ngày 28/8.
- Ngày 30/8, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
c. Đặc điểm về hình thái khởi nghĩa và tính chất của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Đặc điểm về hình thái khởi nghĩa: Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.....
- Phân tích: Cao trào khánh Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi... khởi nghĩa từng phần, lập chính quyền bộ phận...Nhật đầu hàng Đồng minh, thời cơ tổng khởi nghĩa đã chín muồi...
- Tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945: là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (cách mạng tư sản dân quyền)...
- Phân tích: cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đánh đuổi bọn đế quốc Pháp, quân phiệt Nhật, lật đổ chế độ phong kiến, giải phóng dân tộc, giành chính quyền...
Câu 3: Trình bày tóm lược ba chiến thắng quân sự lớn của quân đội ta để thấy được những bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).
- Ba chiến thắng quân sự lớn của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp là: Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950, Điện Biên Phủ năm 1954.
a, Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947
- Âm mưu của địch: Tháng 3/1947, Bôlae sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thực hiện kế hoạch tấn công lên Việt Bắc nhằm: phá tan cơ quan đầu não kháng chiến của ta, tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực ta... nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Sơ lược diễn biến:
- Ngày 7/10/1947, Pháp huy động 12.000 quân chia làm 3 hướng tấn công lên Việt Bắc... Ngày 15/10/1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị: "Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp:...
- Quân dân ta chủ động bao vây, tiến công địch... buộc chúng rút khoie Cợ Đồn, Chợ Rã... chặn đánh trên đường số 4... phục kích nhiều trận trên sông Lô... Ngày 19/12/1947, đại bộ phận quân Pháp rút chạy khỏi Việt Bắc.
- Kết quả: Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên, bắn rơi 16 máy bay... cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ an toàn, bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành....
b, Chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950
- Âm mưu của địch: Pháp - Mĩ thực hiện kế hoạch Rơve: Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập "hành lang Đông - Tây"... chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai...
- Chủ trương của ta: Tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới, mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc...
- Sơ lược diễn biến:
- Ngày 16/9/1950, ta tấn công Đông Khê mở màn cho chiến dịch... địch buộc phải rút khỏi Cao Bằng...
- Ta chủ động mai phục, chặn đánh nhiều nơi trên đường số 4... Pháp lần lượt rút chạy khỏi Thất Khê, Na Sầm... 22/10/1950, Đường số 4 được giải phóng.
- Kết quả: Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch... giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung... chọc thủng hành lang Đông - Tây... phá vỡ thế bao vây của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc. Kế hoạch Rơve phá sản.
c, Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
- Âm mưu của địch: Trong tình hình kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản, Pháp, Mĩ đã tập trung xây dựng Điện biên Phủ thành "pháo đài bất khả xâm phạm"...
- Chủ trương của ta: Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ...
- Sơ lược diễn biến: chia làm 3 đợt:
- Đợt 1 (13/3 - 17/3/1954): đánh và tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc...
- Đợt 2:(30/3 - 26/4/1954): đánh khu đông Mường Thanh (trận ác liệt ở đồi A1, C1) khép chặt vòng vây khu trung tâm...
- Đợt 3 (1/5 - 7/5/1954): tiêu diệt khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam... Chiều 7/5, chiến dịch hoàn toàn thắng lợi.
d, Ba chiến thắng trên thể hiện những bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954):
- Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 đã đánh bại chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh", buộc địch phải chuyển sang "đánh lâu dài" với ta, đưa cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới.
- Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950: Quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã đập tan kế hoạch Nava... làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương...đi đến kí kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương....
Câu 4:
Hoàn thành bảng niên biểu.... | ||
TT | Thời gian | Tên sự kiện |
1 | 24/10/1945 | Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực (hoặc: được lấy làm "Ngày Liên Hợp Quốc") |
2 | 12/03/1947 | Học thuyết Truman ra đời (hoặc: khởi đầu Chiến tranh lạnh). |
3 | 08/1948 | Nhà nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) thành lập |
4 | 09/1948 | Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thành lập |
5 | 01/1949 | Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) |
6 | 01/10/1949 | Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập |
7 | 06/1950 – 07/1953 | Chiến tranh hai miền Nam – Bắc Triều Tiên |
8 | 08/08/1967 | Thành lập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) |
9 | 08/1975 | Hiệp ước Henxinki |
10 | 02/12/1975 | Thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào |
11 | 12/1989 | Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh |
12 | 03/10/1990 | Nước Đức tái thống nhất |
Câu 5: Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nội dung cơ bản và ý nghĩa của hội nghị đó?
a. Hoàn cảnh:
- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách được đặt ra cho phe Đồng minh: Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít; Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh; Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
- Trong bối cảnh trên, Hội nghị quốc tế tại Ianta (Liên Xô) được triệu tập từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945 với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ và Anh....
b. Nội dung:
- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản....Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á....
c. Ý nghĩa: Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau chiến tranh, thường được gọi là Trật tự hai cực Ianta....