Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị là đề thi thử đại học năm 2015 môn Sử có đáp án kèm theo, giúp các bạn học sinh thử sức trước kì thi Quốc gia, kì thi đại học năm 2015. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA 2015
MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (3,0 điểm)

Nét chính về hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1921 – 1927. Ý nghĩa của những hoạt động đó đối với cách mạng Việt Nam.

Câu 2. (2,0 điểm):

Tại sao Đảng Cộng sản Đông Dương lại phát động cao trào kháng Nhật cứu nước? Nêu tác dụng của cao trào kháng Nhật cứu nước đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 3. (2,0 điểm)

Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19 – 12- 1946? Phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

Câu 4. (3,0 điểm)

Trình bày quá trình thành lập và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu 1. (3,0 điểm). Nét chính về hoạt độngcứu nước của NAQ từ 1921-1927..ý nghĩa....

a. Nét chính về hoạt động cứu nước...... (2,25đ)

  • Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, NAQ đã nhận thức được vai trò của ĐCS, từ đó người tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tiến tới thành lập ĐCS ở nước ta. (0.25đ)
  • Trong những năm 1921-1923 (ở Pháp)
    • Năm 1921, NAQ cùng với một số người yêu nước của các nước trong khối thuộc địa Pháp thành lập "Hội lên hiệp thuộc địa" ở Pari nhằm tập hợp lực lượng.. cơ quan ngôn luận của Hội là báo Người cùng khổ do người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút... (0.25đ)
    • Người còn viết bài cho các báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân và đặc biệt là viết Bản án chế độ thực dân Pháp... (0.25đ)
  • Trong những năm 1923-1924 (ở Liên Xô)
    • Tháng 6-1923, NAQ bí mật sang Liên Xô dự Hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào BCH của Hội... (0.25đ)
    • Người ở lại Liên Xô vừa nghiên cứu, học tập vừa viết bài cho báo Sự thật, Tạp chí Thư tín quốc tế... (0.25đ)
    • Tháng 6-1924, người dự Đại hội lần thứ V của QTCS, người đã trình bày quan điểm của mình về vị trí chiến lược của CM thuộc địa, mối quan hệ giữa PTCN các nước đế quốc với PTCM các nước thuộc địa.... (0.25đ)
  • Trong những năm 1924-1927 (ở Trung Quốc)
    • Tháng 11-1924, NAQ đến Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp đâò tạo cán bộ, xây dựng tổ chức CM ,truyền bá lý luận CM giải phóng dân tộc vào Việt Nam... (0.25đ)
    • Tháng 6-1925, người thành lập Hội VNCM thanh niên, có tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt, xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội.... (0.25đ)
    • Từ 1925-1927, mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ CM tại Quảng Châu...đầu 1927, xuất bản tác phẩm "Đường cách mệnh".... (0.25đ)

Ý nghĩa của những hoạt động đó: (0.75đ)

  • Những tác phẩm của người trong những năm 20 của thế kỷ XX đã hợp thành hệ thống quan điểm lí luận về cách mạng GPDT theo con đường CMVS, được truyền bá vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào dân tộc phát triển.... (0.25đ)
  • Những tư tưởng cách mạng của người truyền bá về nước là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX đang đi tìm chân lý cứu nước....là sự chuẩn bị về chính trị-tư tưởng cho sự ra đời của ĐCS ở Việt Nam... (0.25đ)
  • Việc thành lập Hội VNCM thah niên và đào tạo cán bộ cách mạng là bước chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.... (0.25đ)

Câu 2. (2,0 điểm): Tại sao Đảng Cộng sản Đông Dương lại phát động cao trào kháng Nhật cứu nước? Nêu tác dụng của cao trào kháng Nhật cứu nước đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.

* Đảng Cộng sản Đông Dương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước:...

Vào đầu 1945, CTTG II bước vào giai đoạn kết thúc, phe FX thất bại liên tiếp trên chiến trường, thủ đô Pari được giải phóng, chính quyền Pêtanh đổ, chính phủ Đờ Gôn lên cầm quyền. (0.25đ)

Ở mặt trận TBD, quân N đang khốn đốn trước những đòn tấn công của liên quân A-M. Ở Đông Dương bọn Pháp nhân cơ hội ngóc đầu dậy, ráo riết hoạt động, làm cho mâu thuẫn N-P càng gay gắt. Để trừ nguy cơ khi quân Đồng minh vào Pháp sẽ nổi dậy thọc sau lưng mình, Nhật đã ra tay trước. (0.25đ)

Đêm 9/3/1945, Nhật nổ súng đảo chính Pháp trên toàn cõi Đ Dương. Quân Pháp chống cự yếu ớt, chỉ sau vài giờ chống trả đã nhanh chóng đầu hàng.Dâng toàn bộ Đông Dương cho Nhật. (0.25đ)

Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, BTV TW Đảng đã họp hội nghị mở rộng tại Đình Bảng (Từ Sơn-Bắc Ninh). Ngày 12/3/1945, TVTW Đảng ra chỉ thị "N-P bắn nhau và hành động của chúng ta". Bản chỉ thị nhận định:

  • Cuộc đảo chính đã đưa đến hậu quả là gây ra một cuộc khủng hoảng lớn về chính trị với Nhật, làm cho tình thế CM xuất hiện, nhưng điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi... (0.25đ)
  • Xác định kẻ thù chính, duy nhất của nhân dân Đ dương lúc này là FX nhật cùng bọn tay sai. Thay khẩu hiệu "đánh đuổi ĐQ, FX P-N" bằng khẩu hiệu "đánh đuổi FX Nhật" và đưa ra khẩu hiệu "thành lập chính quyền Cm'' để chống CP bù nhìn tay sai. (0.25đ)
  • Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. ... (0.25đ)

* Tác dụng của cao trào kháng Nhật cứu nước ... (0.5đ)

  • Qua cao trào, lực lượng chính trị và vũ trang cả nước phát triển mạnh, tạo thời cơ cho Tổng khởi nghĩa mau chín muồi
  • Là bước phát triển nhảy vọt, làm tiền đề để nhân dân ta có đủ năng lực chớp lấy thời cơ đưa Tổng khởi nghĩa tháng Tám đến thắng lợi nhanh gọn và ít đổ máu.

Cao trào kháng Nhật cứu nước, thực chất là một quá trình chuẩn bị cho q/c về tư tưởng và tổ chức để khởi nghĩa giành chính quyền, tạo tiền đề thúc đẩy cho thời cơ khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi.

Câu 3. (2,0 điểm) Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19 – 12 - 1946? Phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

* Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ:

  • Sau khi HĐSB và Tạm ước Việt - Pháp được ký kết, ta thực hiện nghiêm túc các điều khoản quy định, đồng thời tích cực chuẩn bị LL đề phòng tình thế bất trắc do Pháp gây ra. (0.25đ)
  • Trong khi đó, TD Pháp đi từ khiêu khích đến bội ước. Ở Nam Bộ, chúng tập trung quân tiến công các phòng tuyến của ta, đánh chiếm vùng tự do, thực hiện chính sách đàn áp dã man nhân dân ta. Ở Miền Bắc, chúng tìm cách gây hấn, dùng lực lượng đánh chiếm các thành phố chiến lược của ta. 27/11/1946, chúng đánh chiếm Lạng Sơn và Hải Phòng, ngày 17/12, tại HN, Pháp gây ra vụ thảm sát đồng bào ta ở khu phố hàng Bún, chiếm trụ sở bộ tài chính. (0.25đ)
  • Đặc biệt, ngày 18/12/1946, chúng láo xược gởi tối hậu thư buộc CP ta phải giải tán LL tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.Như vậy khả năng hoà hoãn không còn, kẻ thù đã dùng vũ lực xâm lược nước ta. Trước hành động xâm lược của TD Pháp, ND ta không còn con đường nào khác phải đứng lên cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do. (0.25đ)
  • Ngày 18 và 19-12-1946, BTV TW Đảng họp hội nghị mở rộng tại Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động cuộc k/c toàn quốc chống TD Pháp. Đêm 19-12-46, CTHCM ra lời kêu gọi toàn quốc k/c. Đúng 20h đêm 19-12, tín hiệu bắt đầu cuộc k/c trong toàn quốc được phát ra. (0.25đ)

* Nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng... (0.75đ)

  • Tư tưởng, đường lối k/c của Đảng, CTHCM vạch ra từ ngày đầu cuộc k/c được thể hiện tập trung trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"; chỉ thị "Toàn dân kháng chiến"; và tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" vạch ra đường lối kháng chiến "Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế" (0.25đ)
  • Thí sinh phân tích được nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng về các vấn đề: kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện, kháng chiến lâu lâu dài, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế (tùy vào sự hiểu biết của TS mà giám khảo có thể cho điểm)

Câu 4. (3,0 điểm) Trình bày quá trình thành lập và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN.

* Quá trình thành lập:

  • 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm Inđônêsia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philíppin với mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, phát triển kinh tế, văn hóa và sự hợp tác giữa các nước trong khu vực, thúc đẩy tiến bộ xã hội của các nước thành viên, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do, trung lập. (0.5đ)

* Quá trình phát triển:

  • Từ 1967 - 1975: ASEAN là tổ chức non yếu, hợp tác còn rời rạc, chưa có hoạt động nổi bật. Chưa có vị trí trên trường quốc tế. (0.25đ)
  • Từ 1976 – đầu những năm 90: Bắt đầu từ Hội nghị cấp cao thứ nhất tại Bali (2-1976) với việc ký kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali) đã mở ra thời kỳ phát triển mới trong lịch sử ASEAN, trở thành tổ chức hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt ở khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò ngày càng lớn trên thế giới.Năm 1984, Brunây trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN. (0.5đ)
  • Giai đoạn từ đầu những năm 90 đến nay:Trong hoàn cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên, bao gồm hầu hết các nước trong khu vực: (0.25đ)
  • Ngày 28-7-1995 Việt Nam gia nhập ASEAN; tháng 7-1997 Lào và Mianma gia nhập ASEAN; tháng 4-1999 Campuchia gia nhập ASEAN. (0.25đ)
  • Từ đây,ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, khoa học kỷ thuật.., xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình ổn định cùng phát triển. ASEAN đang mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức khu vực và các nước trên thế giới... (0.25đ)

* Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN

  • Thời cơ: Tạo điều kiện cho Việt Nam được hòa nhập vào cộng đồng khu vực, vào thị trường các nước Đông Nam Á. Thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu học tập, tiếp thu trình độ KH-KT, công nghệ và văn hóa... để phát triển.. Việt Nam có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất, kỹ thuật so với các nước trong khu vực và thế giới. (0.5đ)
  • Thách thức: Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt nhất là về kinh tế. Hòa nhập nếu không đứng vững thì dề bị hòa tan về chính trị, văn hóa, xã hội... dễ bị tụt hậu về kinh tế, nền kinh tế sẽ nguy hiểm vì điều kiện kỹ thuật sản xuất kém hơn... (0.25đ)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm