Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh là đề thi thử đại học môn Sử có đáp án, hi vọng tài liệu này giúp các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2015 được hiệu quả và chắc chắn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015

Môn: Lịch sử

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (3,0 điểm)

Trình bày khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh. Sự kiện nào được coi là mốc đánh dấu sự trở về châu Á của Nhật Bản?

Câu 2 (2,0 điểm)

Qua việc được tìm hiểu về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến 1930, anh/ chị hãy nêu những cống hiến của Người đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này. Cống hiến to lớn nhất là gì?

Câu 3 (3,0 điểm)

Trình bày những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) với Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) để thấy bước tiến của ta trong đấu tranh ngoại giao?

Câu 4 (2,0 điểm)

Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 – 1968) và "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969 – 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu 1 (3,0 điểm)

a. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản

  • Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của NB là liên minh chặt chẽ với Mĩ. 8/9/1951 Nhật kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô, chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh (1952). Cùng thời gian trên, Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Hiệp ước này có giá trị trong 10 năm, sau đó được kéo dài vĩnh viễn.
  • Năm 1956, NB bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Cùng năm đó, NB trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Chính phủ Nhật đã đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975)
  • Với sức mạnh kinh tế - tài chính ngày càng lớn, từ nửa sau những năm 70, NB cố gắng đưa ra chính sách đối ngoại riêng của mình, thể hiện trong học thuyết Phucưđa (8/1977) và học thuyết Kaiphu (1991) với nội dung chủ yếu là tăng cường mối quan hệ vềkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
  • 21/9/1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

b. Sự kiện được coi là mốc đánh dấu sự "trở về" châu Á của Nhật Bản là sự ra đời của học thuyế t Phucưđa (8/1977).

Câu 2 (2,0 điểm)

a. Những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc...

  • Đến vi chnghĩa MácLênin, tìm ra con đưng cu c đúng đn cho dân tc Vit Nam (đó là con đưng kết hp đc lp dân tc vi chnghĩa xã hi, gn cách mng Vit Nam vi cách mng thế gii).
  • Chun bvchính trtư tưng và tchc cho sthành lp Đng Cng sn Vit Nam sau này.
  • Chtrì Hi nghhp nht các tchc cng sn (t6/1/1930 đến 8/2/1930) đthành lp Đng Cng sn Vit Nam.
  • Viết và thông qua Cương lĩnh chính trđu tiên ca Đng, xác đnh đưng li đúng cho cuc đu tranh gii phóng dân tc, dưi slãnh đo ca Đng.

b. Cống hiến to lớn nhất là việc Người đến với chủ nghĩa Mác–Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn – con đường cách mạng vô sản

Câu 3 (3,0 điểm)

a. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ

  • Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập chủquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước VN, L, CPC; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộcủa ba nước.
  • Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực (ởVN, quân đội nhân dân VN tập kết ở phía Bắc, quân đội Pháp ở phía Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời).
  • Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.
  • Tháng 7/1956, VN được thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước dưới sựgiám sát của Ủy ban quốc tế.
  • Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.

b. Những điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ với Hiệp định Giơnevơ

  • Với Hiệp định Sơ bộ, Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằ
  • m trong khối Liên hiệp Pháp. Còn trong Hiệp đinh Giơnevơ, Pháp và các nước tham dự hội nghị đã cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước VN, L, CPC.
  • Trong lúc kí Hiệp định Sơ bộ, do thực lực ta còn yếu hơn Pháp nên ta phải chấp nhận điều khoản đó. Đây là sách lược mềm dẻo đểta phân hóa kẻ thù, tạo thời gian hòa hoãn nhằm chuẩn bị lực lượng. Đến năm 1954, khi kí Hiệp định Giơnevơ, ta đã giành được thắng lợi quyết đnh Đin Biên Ph, đp tan kế hoch quân sNava, quyết đnh stht bi ca Pháp Đông Dương.

So với Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) là một bước tiến vượt bậc trong đấu tranh ngoại giao của Việt Nam.

Câu 4 (2,0 điểm)

Nội dung so sánhChiến tranh cục bộViệt Nam hóa chiến tranh
Giống nhau

- Đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ nhằm chống lại cách mạng và nhân dân VN, mục đích chia cắt lâu dài VN...

- Đều sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.

- Đều dùng bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn làm tay sai đắc lực cho chúng.

- Đều ra sức thực hiện các kế hoạch bình định, đều có hoạt động phối hợp bằng chiến tranh phá hoại miền Bắc; phối hợp hoạt động quân sự với các biệp pháp chính trị, ngoại giao.

Khác nhau

1. Về lực lượng tham chiến

2. Về biện pháp

3. Về quy mô

- Có quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn, trong đó quân Mĩ giữ vai trò chủ yếu.

- Mĩ mở liên tiếp những cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" vào vùng "Đất thánh Việt cộng".

- Mĩ mở rộng ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại.

- Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, quân Mĩ giữ vai trò phối hợp chiến đấu và yểm trợ về hỏa lực.

- Mĩ đẩy mạnh các hoạt động "bình định"; dung thủ đoạn ngoại giao: lợi dụng mâu thuẫn Xô – Trung

- Mĩ mở rộng thành "Đông Dương hóa chiến tranh".

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm