Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội tài liệu ôn tập môn Lịch sử, giúp các bạn hệ thống kiến thức môn Lịch sử, luyện tập với các đề thi thử môn Lịch sử, từ đó tự đánh giá được trình độ bản thân và có phương pháp học tập Lịch sử phù hợp nhất trước các kì thi sắp tới.

Đề thi thử Quốc gia lần 3 năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2015 trường THPT Trần Bình Trọng, Phú Yên

Thi thử THPT Quốc gia tại TP. HCM: Đề thi, đáp án môn Lịch sử năm 2015

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN THỨ TƯ
NĂM HỌC 2014 – 2015
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Đề thi có 01 trang, gồm 04 câu.
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (2,5 điểm) So sánh nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng.

Câu 2 (2,5 điểm) Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Pháp từ những năm 30 của thế kỉ XX đến năm 1945 đã tác động tới cách mạng Việt Nam trong cùng thời gian này như thế nào? Từ đó, anh (chị) cho biết cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố trên thế giới hiện nay có tác động đến Việt Nam không? Tại sao?

Câu 3 (2,0 điểm) Vì sao Đảng chủ trương Cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 phải theo phương châm đánh chắc, nhưng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 phải theo phương châm đánh nhanh?

Câu 4 (3,0 điểm) Trình bày khái quát những sự kiện phản ánh quan hệ giữa Mĩ và Trung Quốc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu 1 (2,5 điểm)

So sánh nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng.

Hôi nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được gọi chung là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng tháng 10 năm 1930 thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo. (0,25đ)

Giống nhau

Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin đề ra đường lối cách mạng vô sản. Chỉ ra hai mâu thuẫn cơ bản là dân tộc và giai cấp. Tính chất cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa. Nhiệm vụ cách mạng chống đế quốc và phong kiến. (0,25đ)

Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng. Lực lượng lấy liên minh công – nông làm gốc. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới (0,25đ)

Khác nhau (1,25đ)

Nội dung

Cương lĩnh chính trị

Luận cương chính trị

Phạm vi phản ánh

Việt Nam

Ba nước Đông Dương

Mâu thuẫn chủ yếu

Mâu thuẫn dân tộc

Không chỉ ra

Nhiệm vụ chủ yếu

Đánh đế quốc và tay sai

Đánh phong kiến và cách mạng ruộng đất

Mục tiêu cách mạng

Đánh đế quốc, đánh phong kiến để đi tới xã hội cộng sản

Đánh phong kiến, đế quốc, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường XHCN

Lực lượng cách mạng

Ngoài công – nông, Đảng lôi kéo thêm tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ

Chỉ đề cập đến công – nông, không lôi kéo, phân hóa, cô lập tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ

Nhận xét:

Cương lĩnh vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin.... Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh. (0,25đ)

Luận cương vận dụng máy móc, giáo điều chủ nghĩa Mác – Lênin,... Tư tưởng nóng vội, tả khuynh...Chưa đoàn kết dân tộc rộng rãi... (0,25đ)

Câu 2 (2,5 điểm)

a) Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Pháp từ những năm 30 của thế kỉ XX đến năm 1945 đã tác động tới cách mạng Việt Nam trong cùng thời gian này như thế nào?

  • Năm 1934, bọn phát xít âm mưu cướp chính quyền ở Pháp không thành. Năm 1935, Mặt trận Nhân dân Pháp ra đời... Năm 1936, Chính phủ của Mặt trận được thành lập và có chính sách tiến bộ đối với nước ta. (0,25đ)
  • Tranh thủ chính sách tiến bộ của Chính phủ Pháp, thực hiện chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, tháng 7 - 1936, Đảng họp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương... Phong trào dân chủ 1936 – 1939... (0,25đ)
  • Pháp tham chiến chống phát xít Đức (9 - 1939)... tăng cường áp bức bóc lột dân ta. Tháng 11 - 1939, Đảng chấm dứt đấu tranh dân chủ công khai, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu,… (0,25đ)
  • Tháng 6 - 1940, Pháp đầu hàng phát xít Đức...Nhật xâm lược Đông Dương (22 - 9- 1940). Đảng họp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (11 - 1940 và 5 - 1941)... (0,25đ)
  • Tháng 6 - 1944, Đồng minh giải phóng nước Pháp. Pháp chuẩn bị trở lại Đông Dương... Nhật đảo chính Pháp ngày 9- 3 - 1945... Đảng ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 - 3 - 1945).... (0,25đ)
  • Pháp tham gia truy kích phát xít Đức thắng lợi (5 - 1945), Nhật đầu hàng Đồng minh (15- 8- 1945), Pháp gấp rút theo chân quân Đồng minh trở lại xâm lược Đông Dương nên ta phải Tổng khởi nghĩa trước khi quân Đồng minh vào nước ta. Cách mạng tháng Tam 1945 thắng lợi ... (0,25đ)

b) Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố trên thế giới hiện nay có tác động đến Việt Nam. (0,25đ)

  • Vì: chủ nghĩa khủng bố có phạm vi hoạt động toàn cầu, Việt Nam không là vùng ngoại trừ. Cuộc chiến chống khủng bố diễn ra toàn cầu, Việt Nam không thể đứng ngoài. (0,25đ)
  • Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào đời sống thế giới nên diễn biến cuộc chiến chống khủng bố trên thế giới tác động đến Việt Nam. (0,25đ)
  • Thành viên của chủ nghĩa khủng bố phần lớn là tín đồ Hồi giáo cực đoan, Việt Nam có tín đồ Hồi giáo nên phải Nhà nước Việt Nam phải chủ động, tích cực tham gia phòng chống chủ nghĩa khủng bố (0,25đ)

Câu 3 (2,0 điểm)

a) Cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 phải theo phương châm đánh chắc.

  • Cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 phải theo phương châm đánh chắc vì khi đó không có thời cơ. Cả ta và địch lúc đó đều có lực lượng quân sự mạnh nhất. (0,25đ)
  • Được Mĩ giúp, Pháp thực hiện Kế hoạch Nava (1953 - 1954) xây dựng được 84 tiểu đoàn quân cơ động chiến lược và 34 vạn quân ngụy. Pháp tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động, sau đó xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương và chọn nơi đây để quyết chiến chiến lược với ta. Pháp muốn tìm kiếm thắng lợi quân sự quyết định để đàm phán kí hiệp định kết thúc chiến tranh. (0,25đ)
  • Đến năm 1953 đã có thế và lực đạt đến đỉnh cao. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc thắng, phá vỡ kế hoạch Nava, tạo thuận lợi kí hiệp định kết thúc chiến tranh, ta phải đánh chắc, tiến chắc bằng những cuộc tiến công chiến lược tiêu hao, phân tán, giam chân địch. (0,25đ)

b) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 phải theo phương châm đánh nhanh.

  • Bước vào Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, ta có thời cơ thuận lợi, khi đó kẻ thù đang suy yếu nhất, lực lượng cách mạng đang phát triển mạnh mẽ nhất. (0,25đ)
  • Sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1 - 1973), Mĩ rút quân viễn chinh và đồng minh khỏi Việt Nam, lực lượng Sài Gòn mất chỗ dựa trực tiếp. Lực lượng miền Bắc vẫn được ở lại miền Nam,... So sánh lực lượng giữa ta và địch có lợi cho ta. (0,25đ)
  • Từ sau Hiệp định Pari, ta có thế và lực tiến công giành thắng lợi ở đường 14 và tỉnh Phước Long (6 - 1- 1975). Chiến thắng này và tình hình chiến sự sau đó cho thấy sự suy yếu của lực lượng Sài Gòn, sự lớn mạnh của quân ta và khả năng Mĩ can thiệp trở lại nước ta bằng quân sự rất hạn chế vì năm 1976 nước Mĩ sẽ bầu cử tổng thống. (0,25đ)
  • Vì vậy, Bộ Chính trị hợp cuối năm 1974 – đầu năm 1975 đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975 - 1976) nhưng cũng khẳng định, nếu thời cơ chiến lược đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì phải hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1975. Phương châm đánh nhanh để tranh thủ thời cơ và giảm thiệt hại. (0,25đ)
  • Khi Chiến dịch Tây Nguyên (4 – 24 tháng 3 năm 1975) đang diễn ra, Bộ Chính trị thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi nên quyết định hoàn thành giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975 (trước tháng 5 - 1975). Kế hoạch giải phóng được rút từ 2 năm xuống 1 năm rồi xuống 2 tháng (từ 4 – 3 đến 2 – 5 – 1975). (0,25đ)

Câu 4 (3,0 điểm)

Trình bày khái quát những sự kiện phản ánh quan hệ giữa Mĩ và Trung Quốc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ giúp Tưởng Giới Thạch gây nội chiến Quốc – Cộng lần 2 ở Trung Quốc (1946 - 1949). (0,25đ)
  • Kết quả, Quốc dân đảng bại trận phải chạy ra đảo Đài Loan, Đảng Cộng sản lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ đó, Mĩ và CHND Trung Hoa (Trung Quốc) mâu thuẫn đối đầu. (0,25đ)
  • Trong Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954), Mĩ giúp Pháp xâm lược, Trung Quốc giúp Việt Nam kháng chiến... (0,25đ)
  • Mĩ và Trung Quốc tham gia Hội nghị Giơnevơ (1954), đưa tới chia cắt lãnh thổ Việt Nam thành hai miền Nam – Bắc... (0,25đ)
  • Mĩ và Trung Quốc trực tiếp đối đầu trong Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)... (0,25đ)
  • Hai nước tham gia kí Hiệp định Bàn Môn Điếm chia cắt hai miền Nam – Bắc Triều Tiên đến ngày nay... (0,25đ)
  • Đế uy hiếp cộng sản ở Đông Bắc Á, nhất là Trung Quốc, Mĩ kí với Nhật Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (1951)... (0,25đ)
  • Mĩ đóng quân trên đất Nhật và hậu thuẫn cho Đài Loan...đe dọa Trung Quốc (0,25đ)
  • Trong Chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975), Mĩ xâm lược Việt Nam, Trung Quốc giúp Việt Nam chống Mĩ... (0,25đ)
  • Tháng 2 – 1972, tổng thống Mĩ Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở đường cho quan hệ giữa hai nước chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại....(0,25đ)
  • Trung Quốc và Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979. Kể từ đó đến nay, hai nước vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau. (0,25đ)
  • Khi Trật tự hai cực Ianta đổ (1991), Trung Quốc vươn lên thành một cực cạnh tranh với Mĩ trong trật tự thế giới đa cực đang hình thành. (0,25đ)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm