Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Lịch sử trường THCS&THPT Nguyễn Bình, Quảng Ninh
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Lịch sử trường THCS&THPT Nguyễn Bình, Quảng Ninh là đề thi thử đại học môn Lịch sử có đáp án mà VnDoc xin được gửi tới các bạn học sinh và thầy cô tham khảo, nhằm luyện thi đại học môn Sử, ôn thi THPT Quốc gia môn Sử hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Bến Cát, Bình Dương
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Ngữ văn trường THCS&THPT Nguyễn Bình, Quảng Ninh
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NINH | KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 |
Câu 1 ( 3,0 điểm).
Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930 dưới hình thức một niên biểu. Anh (chị) hãy rút ra kết luận về vai trò của Người đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian đó?
Câu 2 (2,0 điểm).
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước ta lâm vào tình thế hiểm nghèo được ví như "ngàn cân treo sợi tóc". Anh (chị) phân tích hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 để làm sáng tỏ nhận định đó.
Câu 3 (2,0 điểm).
Trình bày sự khác nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) với chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ ở Việt Nam trên các lĩnh vực: âm mưu cơ bản, vai trò của Mĩ, vai trò của lực lượng Sài Gòn, quốc sách bình định, đối với miền Bắc. Trong quá trình xâm lược Việt Nam, chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ là toàn diện, mở rộng và thâm độc nhất? Vì sao?
Câu 4 (3,0 điểm).
Trình bày sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nội dung chính của Hiệp ước Bali (1976). Trong bối cảnh hiện nay, ASEAN cần phải tăng cường những hoạt động gì nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh?
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
Câu 1 ( 3,0 điểm).
- Niên biểu hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930 (2,0đ)
STT | Thời gian | Nội dung sự kiện |
1 | 07/1920 | Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. |
2 | 12/1920 | Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (ĐH Tua), Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản,tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp |
3 | 1921- 1923 | Người hoạt động tại Pháp: Thành lập Hội Liên Hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari (1921), ra báo "Người cùng khổ",viết bài cho báo Nhân đạo,Đời sống công nhân,đặc biệt biên soạn cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp",... |
4 | 1923- 1924 | Người hoạt động tại Liên Xô:Nguyễn Ái Quốc đi dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10-1923), và Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924),... |
5 | 06/1925 | Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu - Trung Quốc. Người cho xuất bản cáo "Thanh niên" làm cơ quan ngôn luận của Hội (21/06/1925) và cho xuất bản tác phẩm Đường kách mệnh (1927) |
6 | 07/1925 | Người cùng với một số nàh cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia lập ra hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. |
7 | Từ 06/01/1930 | Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam tại Cửu Long - Hương Cảng - Trung Quốc. |
- Kết luận về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1920 - 1930: (1,0đ)
- Người đã xác định con đường cứu nước mới, mở đường để giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Người có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời (về tư tưởng, chính trị và tổ chức) và trực tiếp sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng.
- Người đã đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt nam thông qua chính cương, sách lược vắn tắt - cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng...
Câu 2 (2,0 điểm).
- Thuận lợi:
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang hình thành,...
- Nhân dân ta được làm chủ nên rất phấn khởi, gắn bó với chế độ.
- Cách mạng có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Đây là thuận lợi cơ bản nhất.
- Khó khăn:
- Giặc ngoại xâm và bọn nội phản: Phía Bắc có quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách muốn cướp chính quyền cách mạng. Phía Nam có quân Pháp được đế quốc Anh giúp sức đã trở lại xâm lược. Ngoài ra còn có 6 vạn quân Nhật, bọn Tờrốtkít,... Tất cả cùng một lúc nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù nguy hiểm.
- Sự non yếu của chính quyền mới thành lập và những tàn dư của chế độ cũ để lại trên tất cả các mặt: nạn đói đe dọa, nạn dốt (hơn 90% dân số mù chữ), tài chính của nhà nước trống rỗng,....
Tất cả những mối đe dọa trên đẩy nước ta vào tình thế "ngàn cân theo sợi tóc".
Câu 3 (2,0 điểm).
- Trình bày sự khác nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) với chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ.
Nội dung | Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) | Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968). |
Âm mưu cơ bản | Dùng người Việt đánh người Việt... | Dùng người Mĩ và đồng minh đánh người Việt... |
Vai trò của Mĩ | Cố vấn quân sự, cung cấp vũ khí, đô la... | Cố vấn quân sự, cung cấp vũ khí, đô la, trực tiếp tham chiến... |
Vai trò của lực lượng Sài Gòn | Làm nòng cốt ... | Phối hợp chiến đấu |
Quốc sách bình định | Dồn dân lập ấp chiến lược... | Phản công "tìm diệt" và "bình định"... |
Đối với miền Bắc | Phá hoại bằng tình báo, gián điệp, phong tỏa... | Dùng không quân và hải quân đánh phá... |
Nhận xét: so với Chiến tranh đặc biết, Chiến tranh cục bộ là bước leo thang chiến tranh xâm lược Việt Nam (Mĩ trực tiếp xâm lược, mở rộng chiến tranh từ miền Nam ra miền Bắc)...
- Trong quá trình xâm lược Việt Nam, chiến lược Chiến tranh Việt Nam hóa của đế quốc Mĩ là toàn diện, mở rộng và thâm độc nhất.
Toàn diện vì Mĩ đánh ta cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế. Mở rộng vì không chỉ đánh ta ở miền Nam, rồi mở rộng ra miền Bắc mà ra cả Đông Dương rồi thế giới. Thâm độc vì không chỉ dùng người Việt đánh người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương mà còn cô lập ta với đồng minh của ta là Liên Xô, Trung Quốc.
Câu 4 (3,0 điểm).
a. Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (1,0đ)
- Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á nhận thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển.
- Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy và sự thất bại là không tránh khỏi.
- Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.
- Trong bối cảnh đó, ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.
b. Nội dung chính của Hiệp ước Bali (1,0đ)
- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
c. Những hoạt động ASEAN cần tăng cường để xây dựng thành một cộng đồng vững mạnh (1,0đ)
Thí sinh có thể đề cập đến nhiều hoạt động ASEAN cần tăng cường để xây dựng thành một cộng đồng vững mạnh song cần phải nêu được những hoạt động cơ bản sau:
- Cần tăng cường hợp tác giữa các thành viên để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; đồng thời mở rộng hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế và khu vực trên thế giới.
- Các thành viên cần phải tăng cường sự đoàn kết để đối mặt với những thách thức về chủ quyền, biên giới, biển đảo,... nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực.