Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Tôn Đức Thắng, Ninh Thuận

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 cũng như các bạn thí sinh tự do ôn thi tốt, chuẩn bị sẵn sàng cho các kì thi quan trọng sắp tới, VnDoc.com chia sẻ tới các bạn đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Tôn Đức Thắng, Ninh Thuận có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Ngữ văn trường THPT Tôn Đức Thắng, Ninh Thuận

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý trường THPT Tôn Đức Thắng, Ninh Thuận

SỞ GD&ĐT NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN THI: LỊCH SỬ
(Thời gian làm bài: 180 phút)

Câu 1. (2,0 điểm): Khi đánh giá về sự ra đời của Đảng, sách giáo khoa lịch sử 12 viết: "Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam" (Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.89). Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 2. (3,0 điểm): Tại sao nói thời cơ cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là thời cơ "ngàn năm có một". Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân cướp thời cơ giành chính quyền trong cả nước như thế nào.

Câu 3. (3,0 điểm): Phân tích điều kiện lịch sử để Đảng đưa ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ý nghĩa của chủ trương, kế hoạch đó.

Câu 4. (2,0 điểm): Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ trước và sau chiến tranh lạnh.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu 1. (2,0 điểm)

  • Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam... (0.5đ)
  • Từ đây cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo... (0.5đ)
  • Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới... (0.5đ)
  • Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử tiến hoá của cách mạng Việt Nam... (0.5đ)

Câu 2. (3,0 điểm)

  • Nhận biết đây là thời cơ "ngàn năm có một" cho cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi
    • Thời cơ "ngàn năm có một" chỉ tồn tại trong thời gian từ sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào giải giáp quân Nhật (đầu tháng 9 - 1945). (0.5đ)
    • Chúng ta kịp thời phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh (Anh – Pháp –Tưởng) vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. Cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng thắng lợi và ít đổ máu. (0.5đ)
  • Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám:
    • Chiều ngày 16-8-1945, một đơn vị của đội Việt Nam Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. (0.25đ)
    • Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất trong cả nước. (0.5đ)
    • Tại Hà Nội, ngày 19-8, hàng vạn nhân dân đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch, như Phủ Khâm sai, Toà Thị chính..., khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. (0.5đ)
    • Tiếp đó, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế (23-8-1945), Sài Gòn (25-8-1945). (0.5đ)
    • Thắng lợi ở Hà Nội Huế Sài Gòn đã tác động mạnh đến các địa phương trong cả nước khởi nghĩa giành chính quyền, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên giành chính quyền muộn nhất vào ngày 28-8-1945. (0.25đ)

Câu 3. (3,0 điểm)

  • Điều kiện lịch sử để Đảng đưa ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
    • Sau hiệp định Pari, nhất là cuối 1974 đầu 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng miền Nam: Mĩ phải rút hết quân về ớc...
    • Sau chiến thắng Phước Long (6-1-1975) với sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn; về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ là điều kiện rất thuận lợi cho cách mạng miền Nam...
  • Ý nghĩa của chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
    • Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của bộ chinh trị thể hiện rõ sự linh hoạt, sáng tạo của Đảng. Chủ trương đó thực sự là ngọn đuốc soi đường dẫn đến đại thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975...

Câu 4. (2,0 điểm)

Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ trước và sau chiến tranh lạnh.

  • Trước chiến tranh lạnh Mĩ đã triển khai Chiến lược toàn cầu nhằm mưu đồ thống trị thế giới với ba mục tiêu:
    • Chống hệ thống xã hội chủ nghĩa.
    • Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hoà bình dân chủ trên thế giới.
    • Khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
  • Sau chiến tranh lạnh chính quyền Tổng thống Clintơn đã đề ra Chiến lược Cam kết và Mở rộng với ba mục tiêu:
    • Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
    • Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ
    • Sử dụng khẩu hiệu "Thúc đẩy dân chủ" để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
  • Mục tiêu bao trùm của Mĩ là muốn thiết lập Trật tự thế giới "đơn cực", trong đó Mĩ trở thành siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo thế giới.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm