Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch Sử lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ năm học 2014-2015

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch Sử lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ năm học 2014-2015 có đáp án kèm theo là tài liệu hay nhằm tự ôn tập kiến thức môn sử, bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Sử

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

(Đề chính thức)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
Năm học 2014 - 2015
Môn: Lịch sử
Ngày thi 14/09/2014
Thời gian làm bài 150 phút

I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM

Câu 1: (6 điểm)

Từ những dữ liệu trong bảng dưới đây hãy xác định những sự kiện thuộc phong trào Cần Vương. Nêu đặc điểm của phong trào và giải thích tại sao phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX lại thất bại?

Thời gian

Sự kiện

1858

Thực dân pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam

1884

Hiệp ước Pa – tơ – nốt

7/1885

Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương

1883 - 1892

Khởi nghĩa Bãi Sậy

1886 - 1887

Khởi nghĩa Ba Đình

1885 - 1896

Khởi nghĩa Hương Khê

1884 - 1913

Khởi nghĩa Yên Thế

1917

Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên

Câu 2: (6 điểm)

Vì sao Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước? Những hoạt động của Người trong những năm 1911 – 1918 nhằm mục đích gì?

II. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Câu 3: (5 điểm)

Trình bày mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc.

Câu 4: (3 điểm)

Những nét chính về Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000.

Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Sử

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 12Năm học 2014 – 2015
Môn: Lịch sử
Ngày thi: 14/09/2014
Thời gian làm bài 150 phút

I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM

Câu 1 (6 điểm)

- Những sự kiện thuộc phong trào Cần Vương: (1,0 điểm)

7/1885

Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương

1883 - 1892

Khởi nghĩa Bãi Sậy

1886 - 1887

Khởi nghĩa Ba Đình

1885 - 1896

Khởi nghĩa Hương Khê

- Đặc điểm của phong trào Cần Vương: (2,5 điểm)

  • Phạm vi hoạt động: rộng lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu là Trung Kì, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung du, miền núi.
  • Lãnh đạo: gồm các văn thân sĩ phu yêu nước.
  • Mục tiêu chung: đánh Pháp, giành lại độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến.
  • Lực lượng tham gia: các văn thân sĩ phu yêu nước và nông dân, đồng thời có các tộc người thiểu số.
  • Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.
  • Kết quả: phong trào kéo dài hơn 10 năm, gây cho địch nhiều thiệt hại nhưng cuối cùng đã thất bại.

- Nguyên nhân thất bại: (2,5 điểm)

  • Văn thân, sĩ phu còn chịu nhiều ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến.
  • Khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu của nhân dân còn về cơ bản chưa giải quyết triệt để yêu cầu khách quan của sự tiến bộ xã hội vì thế sức hấp dẫn của khẩu hiệu này đối với nông dân bị hạn chế.
  • Do sự chênh lệch lực lượng cũng như vũ khí giữa quân ta và địch.
  • Các cuộc khởi nghĩa nổ ra còn rời rạc không có sự đoàn kết thống nhất nên dễ bị quân Pháp đàn áp.
  • Bị chi phối bởi quan điểm Nho giáo nên những người lãnh đạo thường phiêu lưu mạo hiểm, ít chú ý đến điều kiện đảm bảo thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa, dễ dao động khi bị dồn vào thế bí hiểm tìm đến cái chết một cách mù quáng.=> Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.

Câu 2 (6 điểm)

- Đôi nét về tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc (0,5 điểm)

Nguyễn Ái Quốc , hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi tên là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19 – 5 – 1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan. Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên ở một miền quê có truyền thống đấu tranh quật khởi….

- Vì sao Nguyễn Ái Quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước: (2,5 điểm)

  • Người thấy cảnh TD Pháp áp bức, bóc lột đồng bào …
  • Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ.
    • Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, điều đó là sai lầm, chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương…
    • Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau"…
    • Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp nhưng cụ còn nặng cốt cách phong kiến…
  • Người quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc – đi sang phương Tây…

- Mục đích... (3,0 điểm)

  • 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Khác với thế hệ cha anh hướng về Trung Quốc, Nhật Bản, Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp…
  • Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi qua nhiều nước, ở nhiều châu lục khác nhau. Người nhận thấy rằng: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
  • Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, tại đây người làm nhiều nghề …học tập, rèn luyện trong trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp.
  • Tham gia hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, các buổi mít tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam
  • 1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của Người…
  • Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga làm chuyển biến tư tưởng và là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

II. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Câu 3 (5 điểm)

  1. Mục đích, nguyên tắc (3,0 điểm)
  • Sự thành lập Liên hợp quốc: (0,5 điểm)
    • Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945 Hội nghị quốc tế với sự tham gia của đại diện 50 nước họp tại Xan Phanranxico (Mĩ) để thông qua hiến chương thành lập Liên hợp quốc. Ngày 24/10/ 1945 Hiến chương chính thức có hiệu lực
  • Mục đích: (0,75 điểm)
    • Nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.
  • Nguyên tắc hoạt động: (1,25 điểm)
    • Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc.
    • Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
    • Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
    • Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
    • Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc (Nga, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc)
  • Hiến chương quy định bộ máy của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban thư kí… (0,25 điểm)

2. Vai trò của Liên hợp quốc: (2,0 điểm)

  • Giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
    • Ví dụ: Đông ti mo ……
  • Thúc đẩy giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng hòa bình.
    • Ví dụ: vấn đề Biển đông …..
  • Phát triển mối quan hệ, hữu nghị, hợp tác giữa các nước thành viên… (thông qua các tổ chức chuyên môn …)
    • Các tổ chức chuyên môn của LHQ có mặt trên khắp hành tinh tạo điều kiện cho các nước thành viên phát triển kinh tế, xã hội…

Đây là phần yêu cầu học sinh trình bày những hiểu biết của mình về vai trò của Liên hợp quốc, đòi hỏi những kiến thức tổng hợp và kiến thức thực tế)

Câu 4 (3 điểm)

  • Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, trong đó được kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an LHQ cũng như tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
  • Về chính trị:
    • Tháng 12/ 1993, Hến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang…
    • Từ năm 1992, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở Tréc-ni-a.
  • Về kinh tế:
    • 1990 – 1995, tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP luôn là số âm: năm 1990 là -3,6%, năm 1995 là -4,1%.
    • Từ năm 1996, nền kinh tế Nga bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Đến năm 1997, tốc độ tăng trưởng đã đạt 0,5%, năm 2000 lên đến 9%.
  • Về đối ngoại:
    • Trong những năm 1992-1993, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương” ngả về các cường quốc phương Tây (thân P Tây)…
    • Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại “định hướng Âu- Á” …khôi phục và phát triển các mối quan hệ với châu Á…
  • Từ năm 2000, Putin lên làm tổng thống, nước Nga có nhiều biến chuyển khả quan và triển vọng phát triển: kinh tế dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức: nạn khủng
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 12

    Xem thêm