Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 tỉnh Hải Dương năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 tỉnh Hải Dương năm học 2016 - 2017 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Lý lớp 9 cũng như luyện tập và làm quen với nhiều đề học sinh giỏi hơn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Giang năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 thành phố Hải Dương năm học 2016 - 2017 vòng 2
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 150 Phút Ngày thi: 23/03/2017 (Đề thi gồm 02 trang) |
Câu 1: (2,0 điểm)
Một tàu hỏa chiều dài L = 200m đang chạy với vận tốc vo = 15m/s trên đường ray thẳng song song và song song với đường quốc lộ 1A. Một xe máy và một xe đạp đang chạy thẳng trên đường quốc lộ 1A, ngược chiều nhau. Tốc độ của xe máy và xe đạp không đổi lần lượt là v1 và v2. Tại thời điểm to = 0 (s), xe máy bắt đầu đuổi kịp tàu, còn xe đạp bắt đầu gặp đầu tàu.
a) Xe máy bắt đầu vượt qua tàu khi xe máy đã đi được quãng đường s1 = 800m kể từ thời điểm to = 0 (s). Tính tốc độ v1 của xe máy.
b) Xe máy và xe đạp gặp nhau tại vị trí cách đầu tàu tại thời điểm đó một khoảng l = 160m. Tính tốc độ v2 của xe đạp.
c) Hỏi khi đuôi tàu bắt đầu đi qua xe đạp thì xe đạp cách xe máy tại thời điểm đó bao xa?
Câu 2: (2,0 điểm)
Có ba bình cách nhiệt giống nhau, chứa cùng một loại chất lỏng chiếm 2/3 thể tích của mỗi bình. Bình 1 chứa chất lỏng ở 300, bình 2 chứa chất lỏng ở 600, bình 3 chứa chất lỏng ở 900. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường khi rót chất lỏng từ bình này sang bình khác và chất lỏng không bị mất mát trong quá trình rót.
a) Sau vài lần rót chất lỏng từ bình này sang bình khác, người ta thấy bình 3 được chứa đầy chất lỏng ở nhiệt độ 680, còn bình 2 chỉ chứa 1/2 thể tích chất lỏng ở nhiệt độ 540. Hỏi chất lỏng chứa trong bình 1 có nhiệt độ bằng bao nhiêu?
b) Sau rất nhiều lần rót đi rót lại các chất lỏng trong ba bình trên đến khi nhiệt độ ở ba bình coi là như nhau và bình 3 được chứa đầy chất lỏng. Hỏi nhiệt độ chất lỏng ở mỗi bình bằng bao nhiêu?
Câu 3: (2,5 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế UMN = 18V và không đổi. Các điện trở R1 = 12Ω, R2 = 4Ω, R4 = 18Ω, R5 = 6Ω, R6 = 4Ω, R3 là một biến trở và điện trở của đèn là Rđ = 3Ω. Biết vôn kế có điện trở rất lớn và ampe kế có điện trở không đáng kể, bỏ qua điện trở các dây nối.'
1. Cho R3 = 21Ω. Tìm số chỉ của ampe kế, vôn kế và công suất tiêu thụ trên đèn.
2. Cho R3 thay đổi từ 0 đến 30Ω. Tìm R3 để:
a) Số chỉ của vôn kế là lớn nhất. Tìm giá trị lớn nhất.
b) Công suất tiêu thụ trên R3 là lớn nhất. Tìm giá trị lớn nhất đó.
Câu 4: (1,5 điểm)
Trong một ngày hội có một trò chơi như sau. Trên cánh đồng có hai điểm A và B cách bờ xx’ các khoảng cách AC = 80m, BD = 40m và biết khoảng cách CD = 90m.
a) Ở lượt chơi thứ nhất, có hai người đồng thời xuất phát từ A và B chạy theo các đường thẳng đến cùng một vị trí M. Biết vận tốc của người chạy từ A gấp hai lần vận tốc của người chạy từ B. Hỏi điểm M phải cách C bao nhiêu để hai người đến M cùng một lúc?
b) Ở lượt chơi thứ hai, một người chạy từ A đến M rồi chạy đến B với vận tốc không đổi. Hỏi điểm M phải cách C bao nhiêu để người chơi đến B nhanh nhất?
Câu 5: (2,0 điểm)
Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15cm. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính, cho ảnh thật A1B1 = 3AB.
1. Vẽ hình và tính khoảng cách từ vật tới thấu kính.
2. Giữ vật cố định, dịch chuyển thấu kính đến vị trí thứ 2 sao cho thu được ảnh thật A2B2 = 1/2 AB.
a) Hỏi phải dịch chuyển thấu kính theo chiều nào một đoạn bằng bao nhiêu?
b) Khi dịch chuyển thấu kính từ vị trí thứ 1 đến vị trí thứ 2 thì ảnh đã di chuyển được quãng đường bằng bao nhiêu trong quá trình trên?
……………………..Hết…………………..