Đề thi thử Đại học môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre năm 2014
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
Đề thi thử Đại học môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre năm 2014 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải gồm 60 câu hỏi trắc nghiêm, là tài liệu ôn tập và rèn luyện môn Sinh hữu ích, dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE | ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2014 (LẦN I)Môn: SINH HỌC; Khối B Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
Mã đề thi: 357
Họ, tên thí sinh:...............................................................................................................
Số báo danh.....................................................................................................................
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Ở một loài thực vật, khi cho cây hoa đỏ, thân cao giao phấn với cây hoa trắng, thân thấp mang kiểu gen đồng hợp tử lặn, ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình: 2 hoa đỏ, thân cao : 1 hoa đỏ, thân thấp : 1 hoa trắng, thân thấp . Cho F1 giao phấn với cây khác, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 50% hoa đỏ, thân cao : 43,75% hoa đỏ, thân thấp : 6,25% hoa trắng, thân thấp. Những phép lai nào sau đây của F1 với cây khác có thể phù hợp với kết quả trên. Biết rằng tính trạng chiều cao cây do một gen có hai alen D và d qui định.
A. (1) và (4). B. (2) và (5). C. (3) và (7). D. (6) và (8).
Câu 2: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là
A. (2), (3). B. (1), (3). C. (2), (4). D. (1), (4).
Câu 3: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: UUU - Phe; XXG - Pro; XAU - His; GXX - Ala; AAG - Lys; UAX – Tyr; GAA: Glu. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn E.coli có trình tự các nuclêôtit là 5'GTAXTTAAAGGXTTX 3'. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 5 axit amin thì trình tự của 5 axit amin đó là
A. His – Glu – Phe – Pro - Lys. B. Lys – Pro – Phe – Glu - His.
C. Tyr – Lys – Phe – Ala - Glu. D. Glu – Ala – Phe – Lys - Tyr.
Câu 4: Phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật
A. được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp.
B. không thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.
C. không thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
D. tiết kiệm được diện tích nhân giống.
Câu 5: Một loài thực vật, gen B qui định thân cao, trội hoàn toàn so với alen b qui định thân thấp. Cho cây thân cao mang kiểu gen dị hợp tử tự thụ phấn (P). Chọn ngẫu nhiên 5 cây F1, xác xuất để trong đó có 3 cây mang kiểu gen dị hợp là bao nhiêu?
A. 7,8125%. B. 3,125%. C. 32,92%. D. 31,25%.
Câu 6: Ở một loài thực vật, AA: hoa đỏ; Aa: hoa hồng; aa: hoa trắng. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu (P): 0,2AA : 0,8Aa. Cho tự thụ phấn qua 3 thế hệ, tỉ lệ kiểu hình ở F3 là
A. 11 đỏ : 2 hồng : 6 trắng B. 11 đỏ : 2 hồng : 7 trắng
C. 12 đỏ : 4 hồng : 7 trắng D. 12 đỏ : 2 hồng : 5 trắng
Câu 7: Các nhóm xạ khuẩn thường có khả năng sản xuất chất kháng sinh nhờ có gen tổng hợp kháng sinh, nhưng người ta vẫn chuyển gen đó sang chủng vi khuẩn khác, là do:
A. xạ khuẩn sinh sản chậm. B. xạ khuẩn không có khả năng tự dưỡng.
C. xạ khuẩn có thể gây bệnh nguy hiểm. D. xạ khuẩn khó tìm thấy.
Câu 8: Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu. Khả năng nào dưới đây không phải là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?
A. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
B. Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau.
C. Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau.
D. Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng.
Câu 9: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là
A. tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại.
B. quy định chiều hướng nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. làm phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất trong quần thể.
Câu 10: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, cũng có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều này có ý nghĩa gì?
A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic.
B. Prôtêin cũng có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã.
C. Trong quá trình tiến hoá, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin.
D. Sự xuất hiện axit nuclêic và prôtêin chưa phải là xuất hiện sự sống.
Câu 11: Giả sử có hai quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 cặp gen có 2 alen A và a. Quần thể I có tần số alen A là 0,6; quần thể II có tần số alen a là 0,2. Một số cá thể từ quần thể I đã di chuyển sang quần thể II và chiếm 15% số cá thể đang sinh sản ở quần thể mới. Tính theo lí thuyết, tần số alen a ở quần thể mới sau 4 thế hệ sinh sản ngẫu phối là bao nhiêu?
A. 0,23 B. 0,12. C. 0,09. D. 0,26.
Câu 12: Các bộ ba nào sau đây trên mARN không có bộ ba tương ứng trên vùng anticodon của tARN?
A. AUG, UAG, UGA. B. AUU, AUG, AXU. C. AUA, AUG, AXU. D. UAA, UAG, UGA
Câu 13: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây
(1) AAaaBBbb x AAAABBBb
(2) AaaaBBBB x AaaaBBbb
(3) AaaaBBbb x AAAaBbbb
(4) AAAaBbbb x AAAABBBb
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, phép lai nào cho đời con có 9 loại kiểu gen?
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 14: Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:
Lai thuận: P: ♀ xanh lục x ♂ lục nhạt F1: 100% xanh lục.
Lai nghịch: P: ♀ lục nhạt x ♂ xanh lục F1: 100% lục nhạt.
Nếu cho cây F1 của phép lai nghịch tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 như thế nào?
A. 3 xanh lục : 1 lục nhạt. B. 100% lục nhạt.
C. 1 xanh lục : 1 lục nhạt. D. 5 xanh lục : 3 lục nhạt.
Câu 15: Điều nào sai đối với sự điều hòa hoạt động của opêron lac ở E.coli?
A. Khi môi trường chỉ có lactôzơ (chất cảm ứng) sẽ gắn vào prôtêin ức chế làm thay đổi cấu hình không gian, do đó nó không gắn vào được vùng O. Nhờ đó mARN pôlimeraza mới thực hiện được quá trình phiên mã ở nhóm gen cấu trúc.
B. Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế gắn vào vùng O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc, vì enzim phiên mã mARN pôlimeraza không hoạt động được.
C. Khi môi trường có lactozơ, prôtêin ức chế bị bất hoạt, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc, vì enzim phiên mã mARN pôlimeraza không hoạt động được.
D. Sự phiên mã bị kì hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế.
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
1. C 2. C 3. D 4. D 5. D 6. B 7. A 8. B 9. B 10. C | 11. A 12. D 13. B 14. B 15. C 16. C 17. C 18. A 19. D 20. B | 21. A 22. A 23. A 24. A 25. D 26. A 27. D 28. B 29. C 30. D | 31. D 32. D 33. B 34. B 35. B 36. A 37. A 38. B 39. A 40. B | 41. B 42. A 43. D 44. C 45. A 46. D 47. C 48. C 49. C 50. C | 51. B 52. D 53. B 54. A 55. D 56. B 57. C 58. A 59. D 60. C |