Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc là bộ đề thi thử đại học môn Sinh gồm 8 mã đề, có đáp án, đảm bảo sát cấu trúc và nội dung thi THPT Quốc gia môn Sinh của Bộ Giáo dục, giúp các bạn học tập và ôn tập tốt môn Sinh học, luyện thi đại học môn Sinh hiệu quả.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Gia Tự, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian giao đề

Mã đề thi 132

Câu 1: Cho một số phát biểu về hoán vị gen như sau:

(1) Tần số hoán vị có thể bằng 50%.

(2) Để xác định tần số hoán vị gen người ta chỉ có thể dùng phép lai phân tích.

(3) Tỉ lệ giao tử mang gen hoán vị luôn lớn hơn hoặc bằng 25%.

(4) Tần số hoán vị bằng tổng tỉ lệ các giao tử mang gen hoán vị.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là

A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 2: Trong cấu trúc nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực, đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử prôtêin histon được gọi là

A. sợi cơ bản. B. nuclêôxôm. C. crômatit. D. sợi nhiễm sắc.

Câu 3: Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây thuần chủng lưỡng bội quả đỏ với cây lưỡng bội quả vàng được F1. Xử lý F1 bằng cônsixin, sau đó cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau được F2. Giả thiết thể tứ bội chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội, khả năng sống và thụ tinh của các loại giao tử là ngang nhau, hợp tử phát triển bình thường và hiệu quả việc xử lí hoá chất gây đột biến lên F1 đạt 60%. Tỉ lệ kiểu hình quả đỏ ở F2

A. 60%. B. 91%. C. 75%. D. 45%.

Câu 4: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa. B. 0,01Aa : 0,18aa : 0,81AA.

C. 0,81Aa : 0,18aa : 0,01AA. D. 0,81 Aa : 0,01aa : 0,18AA

Câu 5: Trong 1 ống nghiệm chứa các loại nuclêôtit A, U, G, X với tỉ lệ tương ứng là 2: 2: 1: 2. Từ 4 loại nuclêôtit này, người ta tổng hợp một phân tử ARN nhân tạo. Tính theo lí thuyết, xác suất xuất hiện bộ ba AUG trên phân tử ARN nhân tạo là

A. 2/3. B. 4/49. C. 4/343. D. 8/49.

Câu 6: Dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào và ứng dụng chủ yếu của các phương pháp:

Phương pháp

Ứng dụng

1. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.

k. Tạo giống lai khác loài.

2. Cấy truyền phôi ở động vật.

m. Tạo cơ thể lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.

3. Lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật.

n. Tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau.

Trong số các tổ hợp ghép đôi giữa phương pháp tạo giống và ứng dụng sau đây, tổ hợp nào đúng?

A. 1-m, 2-k, 3-n. B. 1-k, 2-m, 3-n. C. 1-m, 2-n, 3-k. D. 1-n, 2-k, 3-m.

Câu 7: Ở vi khuẩn E .coli giả sử có 6 chủng đột biến sau:

Chủng 1: Đột biến gen cấu trúc A làm cho phân tử prôtêin do gen này tổng hợp bị mất chức năng.

Chủng 2: Đột biến gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này tổng hợp bị mất chức năng.

Chủng 3: Đột biến gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng prôtêin.

Chủng 4: Đột biến gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này tổng hợp bị mất chức năng.

Chủng 5: Đột biến gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.

Chủng 6: Đột biến ở vùng khởi động (P) của opêron làm cho vùng này bị mất chức năng.

Khi môi trường có đường lactôzơ thì số chủng vi khuẩn có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã là

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 8: Thành phần hóa học của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm

A. ARN và prôtêin loại histon. B. ADN và prôtêin không phải loại histon.

C. ADN và prôtêin loại histon. D. ARN và prôtêin không phải loại histon.

Câu 9: Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến?

A. Sâu xanh ăn rau có màu xanh như lá rau.

B. Một số loài thú ở xứ lạnh về mùa đông có bộ lông dày màu trắng, về mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xám.

C. Cây rau mác khi chuyển từ môi trường cạn xuống môi trường nước thì có thêm lá hình bản dài.

D. Con tắc kè hoa đổi màu theo nền môi trường.

Câu 10: Ở một loài thực vật, biết một gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Cho Pt/c khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản thu được F1 toàn cây cao, hạt đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, F2 thu được 2000 cây, trong đó có 320 cây thấp, hạt vàng. Biết mọi diễn biến của NST ở tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn trong giảm phân giống nhau. Tần số hoán vị gen của F1

A. 4%. B. 20%. C. 16%. D. 40%.

Câu 11: Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm hai alen quy định. Cho con đực mắt trắng giao phối với con cái mắt đỏ (P), thu được F1 gồm toàn ruồi mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 con mắt đỏ: 1 con mắt trắng, trong đó ruồi giấm mắt trắng toàn là con đực. Theo lí truyết, trong tổng số ruồi giấm cái thu được ở F2, ruồi cái có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ

A. 75%. B. 25%. C. 50%. D. 100%.

Câu 12: Ở một loài động vật, xét 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, phân li độc lập. Cho Pt/c về 2 cặp tính trạng tương phản lai với nhau thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Cho các cá thể F2 giao phối ngẫu nhiên, số kiểu giao phối tối đa là bao nhiêu? Biết không có đột biến xảy ra.

A. 45. B. 4. C. 27. D. 9.

Câu 13: Loại axit nuclêic tham gia cấu tạo nên bào quan ribôxôm là

A. ADN. B. tARN. C. mARN. D. rARN.

Câu 14: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:

(1) Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.

(2) Tạo dòng thuần chủng có các kiểu gen khác nhau.

(3) Lai các dòng thuần chủng với nhau.

(4) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.

Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình:

A. (2) → (3) → (1) →(4). B. (1) → (2) → (3) → (4).

C. (4) → (1) → (2) → (3). D. (2) → (3) → (4) → (1).

Câu 15: Ở sinh vật nhân thực, cho các cấu trúc và quá trình sau:

(1) Phân tử ADN mạch kép. (2) Phân tử tARN. (3) Phân tử prôtêin.

(4) Quá trình dịch mã. (5) Phân tử mARN. (6) Phân tử ADN mạch đơn.

Nguyên tắc bổ sung (G – X, A – U và ngược lại) có trong cấu trúc và quá trình

A. (3) và (4). B. (2) và (4). C. (2) và (5). D. (1) và (6).

Câu 16: Ở đậu Hà Lan, biết một gen qui định một tính trạng, trội – lặn hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Nếu lai các cây đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 7 cặp tính trạng tương phản, theo lý thuyết đời F2

A. 37 kiểu gen và 27 kiểu hình. B. 27 kiểu gen và 37 kiểu hình.

C. 27 kiểu gen và 27 kiểu hình. D. 37 kiểu gen và 37 kiểu hình.

Câu 17: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Menđen gồm:

1. Đưa ra giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết.

2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở đời F1, F2, F3.

3. Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng.

4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.

Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được các quy luật di truyền là

A. 2 → 3 → 4 → 1. B. 2 → 1 → 3 → 4. C. 1 → 2 → 3 → 4. D. 3 → 2 → 4 → 1.

Câu 18: Cho phép lai (P): ♀AaBbDd x ♂AaBbDd. Biết rằng: 8% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường; 16% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường; các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau. Số loại kiểu gen đột biến tối đa có thể thu được ở F1

A. 96. B. 108. C. 204. D. 64.

Câu 19: Cơ chế điều hòa hoạt động của gen được Jaccôp và Mônô phát hiện vào năm 1961 ở đối tượng

A. vi khuẩn đường ruột (E.coli). B. Vi khuẩn Bacteria.

C. Phagơ. D. Vi khuẩn lam.

Câu 20: Cho một số nhận định về khả năng biểu hiện ra kiểu hình của gen lặn như sau:

(1) Gen lặn ở thể đồng hợp lặn.

(2) Gen lặn trên nhiễm sắc thể thường ở thể dị hợp.

(3) Gen lặn trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X ở giới dị giao.

(4) Gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X ở giới đồng giao thuộc thể dị hợp.

(5) Gen lặn ở thể đơn bội.

(6) Gen lặn ở thể dị hợp thuộc thể ba nhiễm.

Trong các nhận định trên, nhận định đúng là

A. 1, 4, 5. B. 1, 2, 5. C. 1, 2, 4. D. 1, 3, 5.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

Đáp án mã đề 132

1

C

11

C

21

D

31

D

41

A

2

B

12

A

22

B

32

D

42

A

3

B

13

D

23

A

33

A

43

D

4

A

14

A

24

D

34

D

44

B

5

C

15

B

25

D

35

D

45

B

6

C

16

A

26

C

36

C

46

C

7

B

17

D

27

C

37

A

47

B

8

C

18

C

28

A

38

A

48

A

9

A

19

A

29

D

39

B

49

B

10

B

20

D

30

B

40

C

50

C

Đánh giá bài viết
1 3.523
Sắp xếp theo

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm