Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Ngữ Văn trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Ngữ Văn trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình là tài luyện thi đại học môn Văn hay có đáp án dành cho các bạn học sinh và thầy cô tham khảo cho các kì thi quan trọng sắp tới. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi của mình.

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Lịch Sử trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Địa lý trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT GIA VIỄN A

ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

« .... Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. »

  1. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Thuộc thể loại nào?
  2. Xác định ý chính của đoạn văn?
  3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn?
  4. Qua đoạn văn, anh (chị) nhận thấy những nét phong cách nghệ thuật nào của Nguyễn Tuân?

Phần II: Làm văn (7 điểm)

Phân tích tình huống truyện độc đáo của tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân). Thông qua câu chuyện nhặt vợ, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về nhận định sau: « Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. » (Mùa lạc – Nguyễn Khải)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1: Đoạn văn trích từ tác phẩm Người lái đò Sông Đà (0.25đ); thuộc thể loại tùy bút (0,25đ)

Câu 2: Ý chính của đoạn văn: Đoạn văn miêu tả thác nước sông Đà:

  • Từ xa, thác nước biểu thị sức mạnh qua âm thanh dữ dội. (0.5đ)
  • Đến gần, thác nước hiện ra với hình ảnh sóng bọt trắng xóa cả một chân trời đá (0.5đ)

Câu 3:

  • Thủ pháp nghệ thuật: Nhân hóa, so sánh (0.5)
  • Tác dụng: Gợi ra những liên tưởng độc đáo, sông Đà cũng như một sinh thể có tâm địa, bản tính hung bạo, âm thanh thác nước trên sông Đà gợi nhớ đến những trận động đất kinh hoàng thời tiền sử. (0.5đ)

Câu 4: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay động người đọc nhiều nhất. (0.5đ)

Phần II: Làm văn (7 điểm)

1/ Yêu cầu về kĩ năng:

Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng đúng ngữ pháp.

2/ Yêu cầu về kiến thức

HS có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Cần nêu được các ý sau :

a. Đối với phần nghị luận văn học: tình huống truyện độc đáo của tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân)

  • Nêu tình huống truyện: Nhặt vợ
  • Phân tích tình huống:
    • Tình huống độc đáo:
      • Dựng vợ gả chồng là việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người vậy mà anh cu Tràng trong tác phẩm lại nhặt được vợ chỉ sau hai lần gặp gỡ, mấy câu bông đùa và vài bát bánh đúc.
      • Người nhặt vợ lại là người tưởng như ế vợ.
      • Việc nhặt vợ diễn ra trong bối cảnh nạn đói thê thảm.

=> Mọi người ngạc nhiên (Dân xóm ngụ cư, Tràng, Bà cụ Tứ)

    • Tình huống éo le mà cảm động:
      • Hạnh phúc của Tràng diễn ra trên nền bối cảnh thê lương, ảm đạm của những ngày đói (Khái quát bối cảnh nạn đói)
      • Sự éo le, cảm động còn thể hiện rõ ở tâm trạng của các nhân vật (Phân tích diễn biến tâm trạng của các nhân vật để thấy rõ mỗi nhân vật đều trải qua nỗi lo âu, xót xa, buồn tủi nhưng trên hết, họ đều tìm thấy niềm hạnh phúc, gắn bó với nhau bằng tình thương. Sự sống đối mặt, thách thức với cái chết và khẳng định sức mạnh mầu nhiệm của nó.)
        • Dân xóm ngụ cư
        • Tràng
        • Thị
        • Bà cụ Tứ
  • Ý nghĩa tình huống
    • Cho thấy tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói 1945
    • Khẳng định niềm tin sâu sắc vào phẩm giá, lòng nhân hậu của con người, trân trọng những khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. (Giá trị hiện thực và nhân đạo)

b. Đối với phần nghị luận xã hội:

  • Giải thích: Câu nói đã khẳng định một cái nhìn lạc quan về sự sống, về sức mạnh hồi sinh. Ở đời này, không có những con đường cùng, chỉ có những ranh giới giữa sự sống và cái chết, hạnh phúc và gian khổ hi sinh,… Để bước qua những ranh giới ấy, ngoài sự hỗ trợ của các yếu tố khách quan thì điều cốt yếu nhất chính là nghị lực, niềm tin của bản thân mỗi người.
  • Chứng minh: Câu chuyện nhặt vợ mà Kim Lân kể lại là một minh chứng sinh động cho sức mạnh vượt qua ranh giới khốc liệt của cuộc sống.
    • Các tác phẩm cùng thời với Vợ nhặt: Vợ chồng A Phủ, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình….
    • Thực tế chiến đấu dựng xây đất nước
  • Bình luận mở rộng:
    • Khẳng đinh những tấm gương trong cuộc sống hiện tại biết vượt lên gian khó.
    • Phê phán những người không biết vươn lên, đầu hàng số phận.
  • Bài học nhận thức và hành động:
    • Cần phải có nghị lực, niềm tin, trí tuệ để vượt qua những thách thức của cuộc sống

c. Thang điểm:

  • Điểm 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
  • Điểm 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể.
  • Điểm 5: Đáp ứng về cơ bản các yêu cầu về kiến thức, diễn đạt khá
  • Điểm 4: Đáp ứng hơn nửa yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi.
  • Điểm 3: Bài thiếu ý, còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
  • Điểm 2: Bài quá sơ sài, mắc nhiều lỗi về kĩ năng
  • Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề.
  • Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn

Lưu ý

  • Cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
  • Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm,có thể thưởng cho những bài viết sáng tạo phù hợp với yêu cầu của đề bài.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Văn khối D

    Xem thêm