Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Sinh học trường THPT 4 Thọ Xuân, Thanh Hóa

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Sinh học trường THPT 4 Thọ Xuân, Thanh Hóa có kèm theo đáp án giúp các bạn học sinh thử sức trước kì thi Quốc gia, kì thi đại học 2015. Mời các bạn tải về để tham khảo. Chúc các bạn đạt kết quả tốt nhất trong các kì thi quan trọng sắp tới.

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA MÔN SINH HỌC

TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề gồm 06 trang)
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TỐT NGHIỆP THPT
QUỐC GIA VÀ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: SINH HỌC, khối B
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 975

Họ, tên thí sinh:..........................................................................Số báo danh:................................

Câu 1: Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp

A. nuôi cấy hạt phấn, lai xôma. B. cấy truyền phôi.

C. chọn dòng tế bào xôma có biến dị. D. nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo.

Câu 2. Có 2 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddXEY tiến hành giảm phân hình thành các tinh trùng biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường không xảy ra hoán vị gen và không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể. Tính theo l‎ý thuyết số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu:

A. 16 B. 8 C. 6 D. 4

Câu 3.Cho các thông tin sau đây:

(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.

(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.

(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.

Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:

A. (1) và (4). B. (2) và (4). C. (2) và (3). D. (3) và (4).

Câu 4. Ở loài đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định màu hoa đỏ, các tổ hợp gen khác chỉ có 1 trong 2 loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa trắng.Tính trạng màu hoa là kết quả của hiện tượng

A. tác động át chế B. tác động bổ trợ

C. trội không hoàn toàn D. tác động cộng gộp

Câu 5: Ở người, nếu có 2 gen trội GG thì khả năng chuyển hoá rượu (C2H5OH) thành anđehit rồi sau đó anđehit chuyển hoá thành muối axêtat một cách triệt để. Người có kiểu gen Gg thì khả năng chuyển hoá anđehit thành muối axêtat kém hơn một chút. Cả 2 kiểu gen GG, và Gg đều biểu hiện kiểu hình mặt không đỏ khi uống rượu vì sản phẩm chuyển hoá cuối axetat tương đối vô hại. Còn người có kiểu gen gg thì khả năng chuyển hoá anđehit thành muối axêtat hầu như không có, mà anđehit là một chất độc nhất trong 3 chất nói trên, vì vậy những người này uống rượu thường bị đỏ mặt và ói mửa. Giả sử quần thể người Việt Nam có 36% dân số uống rượu mặt đỏ. Một cặp vợ chồng của quần thể này uống rượu mặt không đỏ sinh được 2 con trai. Tính xác suất để cả 2 đứa uống rượu mặt không đỏ?

A. 0,7385 B. 0,75 C. 0,1846 D. 0,8593.

Câu 6: Ba gen E, D, G nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường tương đồng khác nhau. Trong đó gen E có 3 alen, gen D có 4 alen, gen G có 5 alen. Tính số kiểu gen có gen dị hợp tối đa có thể có trong quần thể ?

A. 900 B. 840 C. 180 D. 60

Câu 7: Bệnh u xơ nang và bệnh bạch tạng ở người đều do 2 gen lặn nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng đều dị hợp gen về cả 2 tính trạng này.Xác suất họ sinh 2 đứa con mà 1 đứa bị 1 trong 2 bệnh này, còn 1 đứa bị cả 2 bệnh này là bao nhiêu?

A. 1/8 B. 3/8 C. 3/64 D. 1/4

Câu 8: Có 4 dòng ruồi giấm (a, b,c,d ) được phân lập ở những vùng đia lý khác nhau. So sánh các băng mẫu nhiễm sắc thể số III và nhận được kết quả sau:

Dòng a: 1 2 6 5 4 3 7 8 9 10 Dòng b: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Dòng c: 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10 Dòng d:1 2 6 5 8 7 3 4 9 10

Biết dòng nọ đột biến thành dòng kia. Nếu dòng c là dòng gốc, thì hướng xảy ra các dòng đột biến trên là:

A. c → d → a → b B. c → a → d → b

C. c → b → a → d D. c → a → b → d

Câu 9: Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm gặp bắt đôi với nucleôtit bình thường nào dưới đây có thể gây nên đột biết gen?

A. Ađêmin B. Timin C. Xitôzin D. 5 - BU

Câu 10: Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu một số tế bào, cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân ly bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử đột biến có thành phần các gen

A. Aabb, aabb, Ab, ab B. AAb, aab, Ab, ab, b

C. AAb, aab, b D. Aab, aab, b, Ab, ab

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Luyện thi đại học khối B

    Xem thêm